Định hƣớng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH sản xuất và thương mại nhựa hải long giai đoạn 2020 2025 (Trang 65 - 70)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PTBV

3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty

Trong xu thế phát triển chung của thế giới, hòa nhập để cùng phát triển, hòa nhập nhƣng không hòa tan, mỗi doanh nghiệp cần khẳng định đƣợc vị thế song phải giữ đƣợc nét riêng cần có. Một công ty muốn tồn tại, phát triển cần đảm bảo tính bền vững, do đó điều đơn giản là không có một Công ty nào tồn tại vĩnh cửu nếu không xác định đƣợc mục đích và mục tiêu hoạt động của mình. Hoạt động của Công ty chỉ có hiệu quả khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho phép đạt đƣợc những mục đích. Kế hoạch đó đòi hỏi phải đƣợc điều chỉnh kịp thời theo những biến động của môi trƣờng, bên cạnh đó là những khả năng cho phép của Công ty nhƣ: nguồn vốn, lao động, công nghệ... Từ những kế hoạch đó đòi hỏi Công ty phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ thể nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân; đồng thời có sự phối kết hợp hoạt động chặt chẽ, hài hòa giữa các bộ phận nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu, mục đích đề ra.

3.1.1. Mục tiêu phát triển

- Xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; nâng cao năng lực quản trị nhằm tăng khả năng cạnh tranh để từ đó phát triển bền vững.

- Củng cố vị thế và mở rộng địa bàn hoạt động trên cả nƣớc, tăng cƣờng liên doanh, liên kết với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tên tuổi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đấu thầu, tạo điều kiện phát triển chuyên môn hóa một cách có hiệu quả, khai thác đƣợc thế mạnh, khắc phục mặt yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các gói thầu.

- Chú trọng công tác đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý,

kinh doanh và chuyên gia giỏi, bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ chuyên môn cao, lành nghề.

3.1.2. Định hướng phát triển lâu dài

- Định hƣớng phát triển lâu dài của Công ty dựa trên nguồn lực con ngƣời là khâu then chốt, quản trị là khâu trọng yếu và là nhiệm vụ cấp bách, thƣờng xuyên. Tiếp tục thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy quản lý, điều hành, tạo cơ hội để Công ty nâng cao năng lực hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác quản trị, điều hành, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong Công ty.

- Thực hiện định hƣớng đối với các phòng, ban trên cơ sở ổn định cơ cấu tổ chức, sắp xếp đầu tƣ phát triển nguồn vốn, nguồn nhân lực, tranh thủ đi tắt đón đầu tiếp cận những tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực công nghệ để tăng hiệu quả hoạt động của Công ty, đồng thời hạn chế sự chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau không cần thiết.

Đồng thời, Công ty có thể ứng dụng chỉ số CSI để đánh giá mức độ phát triển bền vững.

Năm 2014, theo báo cáo của VCCI, mức điểm trung bình về khả năng quản trị của doanh nghiệp Việt Nam là 35,1; thấp hơn nhiều so với Thái Lan 84,5; Singapore 70,7; Malaysia 75,2; Indonesia 57,3. Trong năm 2015, cũng không có doanh nghiệp nào đại diện Việt Nam lọt vào Top 50 doanh nghiệp niêm yết có chất lƣợng quản trị công ty tốt nhất khu vực ASEAN. Đây chỉ là con số thông kê của những doanh nghiệp niêm yết, là những doanh nghiệp tiên tiến; nếu tính cả những doanh nghiệp chƣa niêm yết thì bức tranh quản trị doanh nghiệp có thể còn tệ hơn.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng thì nguyên nhân của thực trạng này đầu tiên nằm ở vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản trị công ty hiện nay chƣa cao, thậm chí nhiều doanh nghiệp khi đi vào hoạt động nhƣng chƣa xây dựng điều lệ hay bộ quy tắc quản trị công ty. Đây là nguyên nhân chính cho sự phát triển theo tỷ lệ nghịch giữa quy mô doanh nghiệp với khả năng quản trị doanh nghiệp. Do đó, nếu quy mô công ty càng lớn mà khả năng quản trị công ty kém, thì đƣơng nhiên hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ không bền vững; đồng nghĩa

với việc công ty đó không đƣợc đánh giá cao trên bản đồ đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Trên thực tế cho thấy, công tác quản trị công ty có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do vậy, quản trị công ty tốt sẽ góp phần huy động nguồn vốn dễ dàng và giúp giải quyết việc tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.

Cũng đồng quan điểm trong việc lý giải nguyên nhân của thực trạng này, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc nhận định rằng: công tác quản trị tốt công ty sẽ thu hút đầu tƣ, cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có thời gian phát triển tƣơng đối dài, nhƣng khái niệm quản trị công ty đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn rất mới, thƣờng lẫn lộn giữa quản trị công ty với quản trị tác nghiệp.

Những phân tích trên thể hiện tầm quan trọng của công tác quản trị công ty trong sự phát triển, lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp lựa chọn con đƣờng phát triển bền vững.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình phát triển theo hƣớng phát triển bền vững, lâu dài, Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI). Ƣu điểm của Bộ chỉ số CSI là dễ sử dụng, có thể áp dụng đƣợc cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi loại hình, phạm vi và quy mô khác nhau. Việc doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá dựa vào Bộ chỉ số CSI với 151 tiêu chí về kinh tế - xã hội - môi trƣờng chính là cơ hội để doanh nghiệp rà soát lại tổng thể chiến lƣợc và hoạt động kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp nhận biết đƣợc các rủi ro, đồng thời phát hiện những cơ hội, tiềm năng phát triển để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời, phù hợp với định hƣớng phát triển bền vững. Từ góc độ đó, Bộ chỉ số CSI đóng vai trò nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu năng lực nội tại của doanh nghiệp, giúp đo lƣờng những nỗ lực phát triển bền vững và quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động, cải thiện khả năng nhận biết của doanh nghiệp về cơ hội kinh doanh mới, hỗ trợ chuẩn bị xu hƣớng phát triển, phân cấp trách nhiệm và cải thiện hệ thống quản lý nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự minh bạch của doanh nghiệp, làm tăng lòng tin và hiểu đƣợc giá trị thật của doanh

nghiệp; giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý xây dựng áp dụng các thể chế phù hợp để định hƣớng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

Khi áp dụng Bộ chỉ số CSI, doanh nghiệp đƣợc nhiều lợi ích: công tác quản trị của doanh nghiệp đƣợc nâng lên chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp coi vấn đề trách nhiệm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, quan hệ lao động, phòng chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp minh bạch. Thông qua việc sử dụng những công cụ hữu hiệu nhƣ Bộ chỉ số CSI, cùng với nền tảng quản trị doanh nghiệp vững chắc, doanh nghiệp chắc chắn có thêm một tấm thẻ thông hành hội nhập với khu vực và thế giới.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn đề xuất chiến lược phát triển bền vững của Công ty giai đoạn 2020 - 2025

Xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế với công nghệ số, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đang là xu thế thời đại là việc làm hết sức cần thiết, quan trọng và hơn tất cả, nó mang tính kế hoạch, định hƣớng khoa học, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức chƣa thật đầy đủ của một số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho việc đó chỉ cần thiết đối với những doanh nghiệp lớn, còn đối với họ chƣa thật cần thiết. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hiệu quả dịch vụ, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp chƣa thật cao.

Để thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu chiến lƣợc là dẫn đầu thị trƣờng Hà Nội bằng sự cạnh tranh với dịch vụ chất lƣợng cao, trƣớc mắt Công ty cần tập trung vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình thông qua việc đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; biết tận dụng các lợi thế, điểm mạnh và tối thiểu hóa điểm yếu để né tránh nguy cơ. Sự phát triển bền vững của Công ty, không gì khác đó chính là đảm bảo yếu tố S3 bằng những ứng dụng KHCN tiên tiến, quá trình đào tạo kỹ năng mới, cộng với một chiến lƣợc phát triển bền vững hợp lý. Đảm bảo yếu tố S3 là một phần tất yếu để đảm bảo chiến lƣợc phát triển bền vững trong phƣơng trình quản trị ANPTT.

Công ty TNHH Sản xuất và Thƣơng mại Nhựa Hải Long là một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất, nên việc nghiên cứu và đổi

mới công nghệ, quy trình sản xuất liên tục là một đòi hỏi cấp thiết, đồng thời cần thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức cũng nhƣ kỹ năng mới cho đội ngũ công nhân, cán bộ, chuyên viên và lãnh đạo Công ty qua việc áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, những tiến bộ khoa học từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ làm gia tăng năng suất lao động, giảm hao phí lao động thủ công và chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Với năng lực thiết bị công nghệ của Công ty hiện nay, gồm: Máy tạo sợi E75B, Máy dệt JCL, Máy tráng D-SF, Máy ống (dựng bao), Máy may in, Máy ép phôi SW 200P, Máy ép phôi LCD 150P, Máy thổi SJD 88… Công ty đã sản xuất và cho ra đời khá nhiều mặt hàng, thuộc các chủng loại khác nhau, có loại sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh, có một số sản phẩm chỉ gia công ở dạng chi tiết sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp khác, nhìn chung quy trình công nghệ Công ty mang nhiều nét đặc thù và các bƣớc công việc khác nhau.

Căn cứ theo hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp của tác giả Hoàng Đình Phi (2015) thì Công ty với mục tiêu dẫn đầu thị trƣờng Hà Nội bằng sự cạnh tranh với dịch vụ chất lƣợng cao, Công ty cần đầu tƣ và phát triển nhiều hơn các năng lực cơ bản nhƣ: công tác quản trị doanh nghiệp, an ninh doanh nghiệp, công nghệ, vốn, nhân lực, marketing, đào tạo, văn hóa… từ đó tạo ra sản phẩm và giá trị cho khách

hàng với năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt và giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền, nhu cầu và thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Từ chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm làm ra khẳng định thƣơng hiệu của sản phẩm, vị trí trong lòng ngƣời tiêu dùng; chỗ đứng, thị phần của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt; hệ quả tất yếu là lợi nhuận của doanh nghiệp phải gắn liền với trách nhiệm xã hội và công tác bảo vệ môi trƣờng.

Chiến lược phát triển bền vững của Công ty giai đoạn 2020 - 2025

1. Chiến lược SO:

SO1: Chiến lƣợc dẫn đầu thị trƣờng Hà Nội

SO2: Chiến lƣợc cạnh tranh bằng dịch vụ chất lƣợng cao

2. Chiến lược WO

WO1: Chiến lƣợc phát triển bền vững của DN WO2: Chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực

3. Chiến lược ST

Sử dụng các điểm mạnh để né tránh nguy cơ

4. Chiến lược WT

Tối thiểu hóa các điểm yếu và né tránh nguy cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH sản xuất và thương mại nhựa hải long giai đoạn 2020 2025 (Trang 65 - 70)