Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH sản xuất và thương mại nhựa hải long giai đoạn 2020 2025 (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PTBV

3.2. Đề xuất một số giải pháp

3.2.4. Giải pháp về tài chính

Để thực hiện tốt cả 4 nhóm mục tiêu chiến lƣợc nhƣ đã đề xuất ở bảng 2.3 thì Công ty cần chuẩn bị và xây dựng một chiến lƣợc tài chính cùng các kế hoạch tài chính hàng năm, đảm bảo phát triển đƣợc năng lực và nguồn lực tài chính. Công ty là một doanh nghiệp với nguồn vốn điều lệ là 10.000.000.000đ (mười tỷ đồng),

trong giai đoạn hiện nay với số vốn đó việc xây dựng, phát triển Công ty theo hƣớng bền vững là một thử thách. Để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện của Công ty cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

- Thứ nhất, cần xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; chủ động tài chính đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và chi trả các khoản lƣơng, phụ cấp và các khoản phúc lợi khác cho cán bộ, công nhân viên yên tâm làm việc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa khi mà sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực tài chính của bản thân thì việc xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp là yêu cầu cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Sản xuất và Thƣơng mại Nhựa Hải Long đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Giải quyết tốt kế hoạch tài chính phục vụ các mặt công tác của Công ty là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Công ty cũng nhƣ củng cố niềm tin của cán bộ, công nhân viên và các đối tác khi cùng hợp tác.

- Thứ hai, cần cơ cấu lại nguồn vốn, cân đối đủ nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh; quản lý chặt chẽ tài sản, vật tƣ, tiền vốn; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để giảm chi phí, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Thực hiện cơ cấu nguồn vốn đối với Công ty là nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo tài chính doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn, coi trọng các nguồn vốn thƣờng xuyên, đồng thời chủ động huy động vốn khi cần thiết, cân đối hài hòa giữa sản xuất và kinh doanh, giữa thu và chi... sẽ giúp cho Công ty đảm bảo nguồn tài chính phục vụ việc phát triển lâu dài Công ty.

- Thứ ba, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, tập trung công tác thanh, quyết toán và thu hồi nợ. Quản lý tài chính đặc biệt là các nguồn thu của Công ty là cơ sở để tính toán doanh số, lợi nhuận và hoạch định chính sách tái cơ cấu nguồn vốn, mở rộng đầu tƣ cho sản xuất. Đối với công ty nói chung, Công ty TNHH Sản xuất và Thƣơng mại Nhựa Hải Long nói riêng việc quản lý các khoản thu, đặc biệt là việc thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo công tác tài chính phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất và đầu tƣ vốn hiệu quả.

- Thứ tƣ, thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để nắm bắt tình hình tài chính của Công ty phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. Trong công tác tài chính thì việc giám sát, kiểm tra nguồn tài chính sẽ giúp Công ty chủ động phát

hiện và khắc phục những tồn tại trong hệ thống quản lý, điều hành Công ty. Trong đó, tập trung thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát nguồn vốn và bảo toàn vốn, quản lý dòng tiền, công tác quản lý công nợ, đầu tƣ tài chính, hiệu quả hoạt động Công ty; thực hiện giám sát tình hình đầu tƣ, mua bán, công tác quản lý hàng hóa; định kỳ thực hiện kiểm toán, chủ động phát hiện những sai sót cũng nhƣ cân đối nguồn vốn của Công ty từ đó hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển phù hợp với tình hình. Chủ động sơ kết, tổng kết việc kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót qua đó kịp thời khắc phục và phát huy những mặt mạnh, những kết quả đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH sản xuất và thương mại nhựa hải long giai đoạn 2020 2025 (Trang 74 - 76)