Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng lƣợt khách 361 530 550 600 755 900 1175 1404 1609 1830 Khách nội địa 340,5 490 497 540 703 855 1134,5 1368,5 1568 1380 Khách quốc tế 20,5 40 53 60 52 45 40,5 35,5 41 45
(Nguồn: Sở VHTT&DL Phú Yên, 2019) Bảng 4. 4: Doanh thu du lịch của Phú Yên giai đoạn 2010 - 2019 (ĐVT: Tỉ đồng)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Doanh thu 249,5 450 500 540 675 850 997,5 1.245 1.556 1.940
(Nguồn: Sở VHTT&DL Phú Yên, 2019)
Kết quả phân tích bảng 4.3 và 4.4 cho thấy: Khách du lịch đến Phú Yên tăng nhanh hằng năm; giai đoạn 2010-2019, lƣợt khách du lịch đến Phú Yên tăng bình quân 20 - 25%/năm; doanh thu du lịch tăng 30%. Năm 2019, có khoảng 1,83 triệu lƣợt khách, đạt 110,9% kế hoạch năm, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng doanh thu du lịch là 1.940 tỉ đồng, đạt 102,1% kế hoạch năm.
- Về mặt xã hội:
Phân tích phiếu khảo sát (phụ lục 7) và điều tra thực tế, cho thấy từ khi du lịch Phú Yên phát triển, du khách đến Phú Yên nhiều hơn, đã tạo nên niềm vui và hứng khởi
cho cộng đồng dân cƣ. Từ đó, ý thức của ngƣời dân Phú Yên đối với việc PTDL đã có bƣớc nâng cao, tạo nên môi trƣờng du lịch thân thiện. Ngƣời dân đã tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch để nâng cao thu nhập: tham gia đầu tƣ các dịch vụ du lịch nhƣ nhà hàng, khách sạn, homestay, dịch vụ ăn uống, các dịch vụ đƣa đón khách tham quan (taxi, ca nơ, thuyền máy), buôn bán các sản vật địa phƣơng.
- Về mặt môi trƣờng:
Từ khi tỉnh đầu tƣ mạnh cho du lịch, môi trƣờng đô thị ở Phú Yên trở nên khang trang. Các trung tâm hội nghị, nhà hàng, khách sạn cao cấp, khu giải trí về đêm, các resort ven biển, hệ thống cơng viên... có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống đƣờng giao thông đến các địa điểm du lịch đƣợc nâng cấp, tạo nên mạng lƣới giao thông nội tỉnh rất thuận tiện.
Tại các điểm du lịch, môi trƣờng tự nhiên luôn sạch sẽ, rác thải đƣợc thu gom gọn gàng. Chiến dịch làm sạch môi trƣờng để nâng cao ý thức của ngƣời dân và du khách ln đƣợc các tổ chức đồn thể quan tâm, tun truyền cũng nhƣ thực hiện bằng những việc làm cụ thể (bảng 4.5).
Bảng 4. 5: Kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân địa phƣơng về tác động của du lịch đến đời sống ngƣời dân và môi trƣờng
Nội dung trả lời Số phiếu Tỷ lệ %
Tích cực
Thu nhập ngƣời dân tăng 102/120 85,0
Tạo nên niềm vui, hứng khởi cho cộng đồng dân cƣ
120/120 100,0 Môi trƣờng, cảnh quan đƣợc đẹp hơn 120/120 100,0 Tạo nên cơ hội để giao tiếp và giao lƣu văn hóa 95/120 79,1
Tiêu cực
Đông khách du lịch nhƣng thu nhập ngƣời dân không tăng
0 0
Tăng tệ nạn xã hội 5/120 4,2
Cảnh quan tự nhiên bị tàn phá, môi trƣờng ơ nhiễm
5/120 4,2
Khó quản lý về mặt con ngƣời 35/120 29,2
Nhƣ vậy, trên cơ sở khai thác TNTN cho du lịch đã giúp ngành du lịch Phú Yên bƣớc đầu phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh, cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và cũng mang lại những tín hiệu rất tích cực về mặt mơi trƣờng. Điều đó cho thấy, việc đầu tƣ cho du lịch Phú Yên là hoàn toàn đúng đắn.
4.2. Định hƣớng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên cho du lịch
Từ việc phân tích các cơ sở trên, các định hƣớng để khai thác TNTN ở Phú Yên cho PTDL nhƣ sau:
4.2.1. Định hướng ưu tiên khai thác
Phú Yên là địa phƣơng có nhiều tiềm năng tự nhiên để PTDL, song nguồn lực vật chất cho PTDL còn hạn chế. Định hƣớng ƣu tiên khai thác rất có ý nghĩa đối với PTDL của tỉnh, sẽ giúp cho việc đầu tƣ PTDL ở Phú Yên có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu kinh tế quả cao.
4.2.1.1. Đối với khai thác các điểm tài nguyên thiên nhiên
- Theo kết quả đánh giá, sẽ ƣu tiên khai thác 10 điểm TNTN trong đó có 03 điểm TNTN đạt mức RTL (gành Đá Đĩa, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, quần thể Hòn Yến) và 07 điểm TNTN đạt mức khá TL (vịnh Xuân Đài; bãi biển TP. Tuy Hịa, Bãi Mơn - Mũi Điện, núi Đá Bia, cao nguyên Vân Hòa, hồ Xuân Hƣơng, thác H’Ly). Trong 10 điểm này có 04 điểm thuộc TV1 (gành Đá Đĩa, bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa, quần thể Hòn Yến, vịnh Xuân Đài); 03 điểm thuộc TV2 (bãi biển TP. Tuy Hịa, Bãi Mơn - Mũi Điện, núi Đá Bia); 01 điểm thuộc TV3 (cao nguyên Vân Hòa); 02 điểm thuộc TV5 (hồ Xuân Hƣơng, thác H’Ly).
- Còn lại 05 điểm TNTN đạt mức khá TL (hồ thủy điện Sông Hinh, đập Đồng Cam, cù lao Mái Nhà, bãi Xép, đầm Ô Loan) và 02 điểm TNTN đạt các mức thấp hơn (suối khoáng Triêm Đức, hồ thủy điện sông Ba Hạ) để đầu tƣ khai thác sau. Lý do chỉ chọn 10/17 điểm TNTN để ƣu tiên khai thác là cần có sự chọn lọc khai thác để đảm bảo phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng, phát huy lợi thế của điểm đến, tạo đƣợc SPDL mang tính cạnh tranh và phù hợp với tình hình thực tế về phát triển KT-XH của địa phƣơng.
Định hƣớng cụ thể khai thác các điểm TNTN nhƣ sau:
1) Gành Đá Đĩa
Đây là điểm có tài nguyên du lịch độc đáo và đặc sắc, là di tích cấp quốc gia đặc biệt, cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển hàng đầu để tạo sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Phú Yên. Cụ thể nhƣ sau:
- Xác định nơi đây là địa điểm thuận lợi để đa dạng hóa các LHDL và có sự đầu tƣ thích đáng. Ngồi LHDL tham quan nhƣ hiện nay, khu vực gành Đá Đĩa cịn rất thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao biển, sinh thái biển và nghiên cứu khoa học.
Phía Bắc gành Đá Đĩa là Gành Đèn với vách biển xâm thực dài 1,5km, đây là khu vực có thể kết hợp với gành Đá Đĩa để phát triển du lịch tham quan và nghiên cứu khoa học, là điểm check-in rất độc đáo; phía Tây là dải đồi bazan, bề mặt rộng, phân bậc với thảm thực vật nhân sinh rất thích hợp cho việc xây dựng các dịch vụ du lịch
(homestay, farmstay, điểm nghỉ dƣỡng, bãi cắm trại...); phía Nam là bãi Bàng cát trắng mịn thích hợp xây dựng khu nghỉ dƣỡng cao cấp với các dịch vụ tắm biển, lặn biển, hàng lƣu niệm và ẩm thực biển; vịnh biển gành Đá Đĩa nƣớc trong xanh thuận lợi để phát triển du thuyền trên vịnh hay du lịch thể thao biển... Nhƣ vậy, khi đầu tƣ đồng bộ các dịch vụ du lịch nhƣ trên, sẽ tạo đƣợc không gian du lịch, giữ chân du khách.
- Gắn điểm tham quan Gành Đá đĩa với khơng gian văn hóa đá quanh vùng: các thôn Phú Hội, Phú Hạnh... thuộc xã An Ninh Đông; gắn với các bảo tàng tƣ nhân nhƣ Quảng Đức xƣa, Hồn xƣa... cho khai thác các giá trị của đá, văn hóa đá Phú Yên.
- Phát triển cụm du lịch mà tâm điểm là gành Đá Đĩa: kết nối gành Đá Đĩa với các điểm du lịch lân cận, du khách có thể ở tại khu vực gành Đá Đĩa để đi đến các nơi khác và về lại trong ngày. Cụ thể, từ gành Đá Đĩa có thể kết nối với các điểm du lịch khác nhƣ nhà thờ Mằng Lăng (cách 10km), thành An Thổ (16km), chùa Đá Trắng (18km), Nhất Tự Sơn (35km)...
- Đối với du lịch kết hợp với việc học tập và nghiên cứu khoa học, cần giới thiệu khơng gian để du khách có điều kiện thuận lợi tiến hành các nội dung nghiên cứu. Ví dụ nhƣ nghiên cứu về sự mài mịn của sóng biển tạo nên bãi đá cuội trịn (đƣợc ví nhƣ “bãi trứng khủng long”), sự phong hóa, cắt xẻ đá granít nhƣ răng cƣa ở khu vực Gành Đèn, nghiên cứu về sự phân chia ranh giới giữa đá granit và đá bazan ở tại bãi Hịn Khơ (dƣới chân gành Đá Đĩa), nghiên cứu về sự bồi tích vật liệu tại khu vực bãi Bàng, nghiên cứu về đặc điểm địa hình đồi bazan ở khu vực phía Tây của gành,…
- Cần khai thác các sản phẩm du lịch bổ sung gắn liền với đá của ngƣời dân địa phƣơng, nhƣ: đàn đá, kèn đá, giếng đá, tƣờng đá, đƣờng đá, tƣợng đá...
- Cần có sự đầu tƣ nghiên cứu xác định giá trị di sản địa chất của gành Đá Đĩa và các khu vực có cấu tạo địa chất giống gành Đá Đĩa ở xã An Lĩnh (vực Song, vực Hòm, mũi Nƣớc Giao, mũi Làng) của huyện Tuy An và mỏ đá An Phú của TP. Tuy Hòa để xây dựng hồ sơ trình UNESCO cơng nhận là cơng viên địa chất toàn cầu, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị của di sản và thu hút khách du lịch.
2) Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa
Đây là điểm đƣợc đánh giá rất thuận lợi cho PTDL, cần đầu tƣ hình thành một khu nghỉ dƣỡng biển cao cấp. Lợi thế của bãi biển này là bãi biển rộng, thoải, cát mịn, khơng khí mát mẻ, mơi trƣờng trong lành, khơng gian n tĩnh, có nguồn hải sản phong phú, tƣơi ngon. Hiện tại, nơi đây đã có một số dịch vụ du lịch nhƣng cịn hết sức đơn giản.
Tuy nhiên, trong khai thác bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa cần lƣu ý dòng rút ven bờ (Rip current) mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Do đó cần có các hình thức để cảnh báo du khách khi tắm biển. Khu vực nguy hiểm là phía Nam bãi tắm Vịnh Hịa và bãi Từ Nham.
3) Quần thể Hòn Yến
Quần thể Hịn Yến có lợi thế về vị trí dễ tiếp cận, hệ sinh thái san hơ rất đẹp và điển hình, khả năng kết nối du lịch cao, điểm độc đáo là có đƣờng bộ nối đảo Hịn Yến khi thủy triều rút (ngày 06-09 và 21-24 âm lịch, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch). Nơi đây rất thích hợp cho du lịch tham quan, trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo và du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô. Những điểm mạnh này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh của Hịn Yến. Tuy nhiên, vấn đề mơi trƣờng hiện tại ở nơi đây chƣa sạch và không gian du lịch chƣa thoáng đãng.
Cần phát triển hình thức du lịch cộng đồng, để ngƣời dân địa phƣơng đƣợc tham gia vào hoạt động du lịch cùng với du khách. Bởi vì, ngƣời dân sống nơi đây chính là ngƣời hiểu rõ nhất về đặc điểm tự nhiên của nơi này, họ sẽ tạo cho du khách những trải nghiệm tốt nhất trong việc lặn ngắm san hô, trải nghiệm đƣờng bộ nối đảo để bắt hải sản hay các trải nghiệm về thƣởng thức hải sản biển.
4) Vịnh Xuân Đài
Vịnh Xuân Đài là một vịnh đẹp, sức chứa lớn, khả năng liên kết du lịch cao và đã đƣợc quy hoạch thành khu du lịch quốc gia. Trong vịnh có nhiều thắng cảnh nhƣ: đảo nhỏ, vũng, bãi biển và nhiều hải sản đặc trƣng (tôm hùm, cá ngựa). Nên đây là địa điểm rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch cao cấp với đa dạng các LHDL.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững du lịch ở đây, cần hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng (từ kết quả đánh giá cho thấy, độ bền vững về mặt môi trƣờng ở vịnh Xuân Đài chỉ đạt mức 3/5, mức trung bình); đặc biệt ở khu vực bãi tắm Sông Cầu, môi trƣờng nƣớc đã bị ô nhiễm nặng. Để đảm bảo về mặt môi trƣờng, cần qui hoạch lại vùng ni tơm trong vịnh và cần có đánh giá tác động mơi trƣờng trong qui hoạch nuôi tôm để không ảnh hƣởng đến phát triển du lịch.
Trong PTDL, cần thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm 2030 của UBND tỉnh Phú Yên [80]. Cụ thể:
Đến năm 2025, Vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng nhƣ Đà Nẵng, Qui
Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu du lịch quốc gia.
* Phát triển sản phẩm du lịch
- Các sản phẩm du lịch chủ đạo: Du lịch nghỉ dƣỡng trên vịnh nhƣ du thuyền, nhà nổi (bungalow nổi); các khu nghỉ dƣỡng đặc thù gắn với đá; các khu nghỉ dƣỡng cao cấp, biệt lập trên bờ...; du lịch tham quan, trải nghiệm trên vịnh gắn với các khu ni trồng thủy sản; ngắm cảnh hồng hôn trên vịnh...; du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên vịnh, trên bờ; vui chơi giải trí theo mơ hình cơng viên chun đề nhƣ: công viên hải dƣơng, cơng viên kỳ quan đá..., vui chơi giải trí, tổng hợp cơng nghệ cao...; du lịch sinh thái lặn biển ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển...
- Các sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch cộng đồng; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch thƣơng mại, công vụ, mua sắm đặc sản…
* Tổ chức không gian phát triển du lịch
Theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg, về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài [81], trong đó tập trung phát triển khơng gian du lịch trên
mặt vịnh và 9 phân khu du lịch, gồm: Phân khu du lịch Bắc Từ Nham; phân khu du lịch cao cấp Nam Từ Nham; khu rừng DLST bán đảo Xuân Thịnh; phân khu nghỉ dƣỡng Bãi Ôm; phân khu du lịch Bắc Sông Cầu (phƣờng Xuân Yên, phƣờng Xuân Phú); phân khu du lịch Nam Sông cầu (phƣờng Xuân Thành); phân khu núi Dòng Bồ (phƣờng Xuân Đài); phân khu du lịch tổng hợp Gành Đỏ - Bình Sa; phân khu du lịch gành Đá Đĩa.
5) Bãi biển thành phố Tuy Hòa
Bãi biển TP Tuy Hòa rất có lợi thế về vị trí, nằm ngay trung tâm TP. Tuy Hòa, đầu mối tập trung du khách khi đến Phú Yên, nên cần đầu tƣ để trở thành một trong những điểm du lịch chính của Phú Yên. Nơi đây đã đƣợc quy hoạch thành trung tâm dịch vụ du lịch của tỉnh. Ngồi ra, bãi biển TP Tuy Hịa cịn lợi thế về sức chứa du lịch, về khả năng kết nối và về điều kiện môi trƣờng tốt. Đây là điều kiện lý tƣởng cho việc phát triển LHDL nghỉ dƣỡng biển qui mô lớn gắn với hoạt động tắm biển và phát triển các LHDL thể thao biển (lặn biển, ca nô cao tốc, chèo thuyền kayak, dù lƣợn trên biển, đua thuyền buồm…). Trên bãi biển cần xây dựng điểm xuất phát dù lƣợn, bến thuyền, dịch vụ lặn biển, dù che nắng, cà phê trên bãi biển...
Hiện nay, khu vực bãi biển Tuy Hịa đã có một số resort và khu nghỉ dƣỡng cao cấp với đa dạng các dịch vụ. Song khơng gian phát triển của bãi biển cịn rộng, nên việc mở rộng đầu tƣ thêm các khu nghỉ dƣỡng cao cấp và các dịch vụ du lịch ở phía Bắc và
phía Nam của bãi biển là cần thiết để tạo nên khơng gian du lịch tầm cỡ, điển hình của Phú Yên. Tuy nhiên, cần quy hoạch chỉ cho phép xây dựng dịch vụ du lịch phía Tây đƣờng Độc Lập để không gian biển không bị che khuất.
Một điểm cần chú ý trong khai thác bãi biển Tuy Hòa là lƣu ý dòng rip current ven bờ mạnh, gây nguy hiểm cho tắm biển. Đoạn có dịng rip current là từ nhà hàng Bán Đảo Ngọc đến khu vực bãi biển Trung tâm An điều dƣỡng tàu ngầm Hải quân ở xã An Phú. Do đó cần có các hình thức để cảnh báo du khách khi tắm biển.
6) Liên kết điểm du lịch Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh và núi Đá Bia
Theo kết quả đánh giá, hai điểm du lịch Đá Bia và Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh có rất nhiều tiêu chí đạt mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch: độ hấp dẫn, sức chứa, độ bền vững,…Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của hai điểm thắng cảnh cấp quốc gia này là khả năng tiếp cận. Với thực trạng hiện nay, hai địa điểm này chỉ thích hợp cho những khách du lịch có sức khỏe tốt, vì để tiếp cận đƣợc điểm du lịch du khách cần leo núi với