Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi tiểu vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh phú yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 114 - 117)

9. Cấu trúc luận án

3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát

3.3.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi tiểu vùng

3.3.2.1. Tiểu vùng đồi núi thấp xen vũng vịnh ven biển và các đảo ven bờ Sông Cầu - Tuy An (TV1)

- Địa hình: Đây là TV có địa hình đa dạng, nhiều đồi núi thấp xen vũng vịnh ven biển và các đảo ven bờ. Độ cao trung bình từ 200-300m (ở phía Nam) và 700-800m (ở phía Bắc). Các dạng địa hình chính ven bờ của TV1 là hệ thống đầm phá, vũng vịnh, bãi biển, gành đá, mũi đá, đảo ven bờ.

- Khí hậu: TV1 có lƣợng mƣa trung bình năm 1800-2000mm, số ngày mƣa trung bình 98 ngày/năm; Nhiệt độ khơng khí trung bình năm từ 25.1- 26.30C. Thời kỳ mùa hè nhiệt độ trung bình từ 27.2- 29.10C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 39- 400

C; Các yếu tố khác nhƣ gió Tây khơ nóng xuất hiện vào khoảng cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Trung bình hàng năm xuất hiện 50- 60 ngày khơ nóng, gió tây khơ nóng mạnh chiếm 7- 10% (trong tổng số ngày ngày có gió Tây khơ nóng).

- Sinh vật: Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi phân bố ở các đồi cát, đồi thấp ven biển, rừng dừa ven các vịnh biển và rừng phi lao chắn cát. Ở trên các đảo, phần lớn là các loại cây bụi có độ cao khơng lớn xen kẽ với phi lao. Quanh các đảo và trong các đầm, vịnh là rạn san hô.

- Thắng cảnh tự nhiên: Ở ven biển có bãi Bàng, bãi Tràm, bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Từ Nham - Vịnh Hòa, bãi Xép, đầm Cù Mơng, vịnh Xn Đài, Đầm Ơ Loan, Hòn Nần, cù Lao Ông Xá, đảo Nhất Tự Sơn, Cù lao Mái Nhà, quần thể Hòn Yến, gành Đá Đĩa, Gành Đèn. Khu vực phía Tây của TV có các suối khống nóng: Trà Ơ, Triêm Đức, thác Cây Đu.

Có 4 thắng cảnh đƣợc cơng nhận là danh thắng cấp quốc gia (vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, đầm Ơ Loan, quần thể Hịn Yến).

3.3.2.2. Tiểu vùng thung lũng sông Ba (TV 2)

Tiểu vùng bao gồm thung lũng sông Ba, khu vực đồi thấp Tây Hòa, đồng bằng Tuy Hịa và dải ven biển Đơng Hịa.

- Địa hình: Địa hình tƣơng đối thấp, bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 100-

200m, riêng khu vực mũi Điện có độ cao 200m, núi Đá Bia cao 706m. TV 2 có địa hình tƣơng đối đa dạng, các dạng địa hình chính ở đây gồm bãi biển, vũng vịnh, đảo ven bờ, núi, đồng bằng và thung lũng sơng.

- Khí hậu: TV2 có lƣợng mƣa trung bình năm khoảng từ 1900- 2100 mm, số ngày mƣa trung bình 116 ngày/năm; Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26.60C, nhiệt độ

trung bình từ 27,2- 29,20C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 38- 400C; Các yếu tố khác nhƣ gió tây khơ nóng (45- 60 ngày), gió tây khơ nóng mạnh chiếm khoảng 2-5%.

- Thảm thực vật: Gồm thảm thực vật nhân sinh nhƣ lúa, bắp, dƣa, đậu, rau, hoa… phân bố ở các khu vực đồng bằng, hạ lƣu các con sông. Ở các khu vực đồi núi thấp là hệ thực vật rừng thƣa, cây bụi. Ở TV này, hệ thực vật nhân sinh tạo nên một dạng TNDL độc đáo, làm nên nét đặc trƣng và đƣợc mệnh danh là “xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh”. Vào các mùa vụ, những cánh đồng rau xanh, hoa vàng nở rộ, tạo nên một bức tranh đồng quê đẹp mắt. Đây cũng là một nguồn TNDL đặc sắc của TV.

Ở ven biển, thảm thực vật là các loại cây bụi phân bố ở các đồi cát, đồi thấp ven biển và rừng phi lao chắn cát. Khu vực núi Đá Bia có thảm thực vật rừng nhiệt đới thƣờng xanh rậm rạp với hệ sinh vật phong phú. Quanh các đảo là hệ sinh thái rạn san hô, đây là nguồn TNDL hết sức có giá trị và là một trong những điểm nhấn quan trọng để hút khách.

- Thắng cảnh tự nhiên: Tập trung ở khu vực ven biển, có thể kể đến nhƣ: bãi biển Tuy Hịa, bãi Gốc, vũng Rơ, đảo Hịn Nƣa, Bãi Mơn - Mũi Điện, núi Đá Bia, núi Chóp Chài, KBTTN Bắc Đèo Cả, hồ Hảo Sơn, suối Tơm, đập Hàn…Ở phía Tây có suối khống nóng Lạc Sanh, vực phun Hịa Mỹ, đập Đồng Cam, suối khoáng Phú Sen, gành đá Hịa Thắng. Trong TV có 2 thắng cảnh cấp quốc gia là Bãi Môn - Mũi Điện và núi Đá Bia.

3.3.2.3. Tiểu vùng cao nguyên Vân Hòa (TV 3)

- Địa hình: Cao ngun Vân Hịa có độ cao trung bình khoảng 400m, bề mặt địa hình lƣợn sóng, có nhiều đồi nhấp nhơ, sƣờn thoải, ở khu vực trũng thấp là các thung lũng sông, suối, hồ.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa trung bình năm thấp, khoảng 1700- 1800 mm, trung bình có 148 ngày mƣa/năm; Nhiệt độ trung bình năm 24,10C, tháng nóng nhất trung bình từ 26,0- 27,0oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 38- 390C; Số ngày khơ nóng ở khu vực này tƣơng đối thấp khoảng 20- 30 ngày; Điểm đặc biệt của khí hậu nơi đây là vào buổi sáng, nhất là vào mùa đông và xuân, sƣơng mù dày đặc.

- Thảm thực vật: Thực vật luôn xanh tốt, rừng trồng gồm keo lá tràm, bạch đàn đƣợc trồng trên khắp cao nguyên, phủ xanh các đồi thấp. Bên cạnh đó cịn có cây hồ tiêu, cao su, sắn và đồng cỏ tự nhiên. Một số khu vực vẫn còn rừng nguyên sinh (ở khu vực Hội trƣờng Mùa Xuân). Thực vật trên cao nguyên Vân Hòa mang sắc thái riêng, tạo nên một cao nguyên quanh năm xanh mát thuận lợi cho PTDL. Ngoài ra, trên nền đất đỏ bazan, kết hợp với khí hậu á nhiệt đới nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc

biệt có thể trồng đƣợc nhiều loại hoa nhƣ: hƣớng dƣơng, cẩm tú cầu, các loại cúc, cánh bƣớm, mõm sói (mõm chó)…

- Thắng cảnh tự nhiên: Hồ Long Vân, hồ Văn Hòa, suối Nấm, vực Song, vực Hòm.

3.3.2.4. Tiểu vùng núi thấp Đồng Xuân - Sơn Hịa (TV4)

- Địa hình: Đây là tiểu vùng có địa hình cao nhất so với các khu vực khác trong

tỉnh. Địa hình núi thấp là chủ yếu độ cao trung bình 500-600m, có một số đỉnh cao 1200m. Địa hình chạy theo hƣớng TB-ĐN, bị phân cắt mạnh gây khó khăn cho việc đi lại. Đây là các khu vực ít có giá trị về du lịch.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa năm ở khu vực này thấp khoảng 1700- 1800 mm, trung bình 148 ngày mƣa; Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này tƣơng đối thấp 24.10C, tháng nóng nhất trung bình từ 26.0- 27.0oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 38- 390

C; Số ngày khơ nóng ở khu vực này tƣơng đối thấp khoảng 20- 30 ngày.

- Thực vật: Hệ thực vật của TV4 chủ yếu là rừng tự nhiên phân bố ở các khu vực núi thấp , một diện tích nhỏ ở phía Nam của TV nơi có địa hình đồi thấp là thảm thực vật nhân sinh với các loại cây nhƣ sắn, mía.

- Thắng cảnh tự nhiên: Đến thời điểm hiện tại chƣa phát hiện thắng cảnh có giá trị cho PTDL.

3.3.2.5. Tiểu vùng núi thấp Sơng Hinh - Tây Hịa (TV5)

- Địa hình: Địa hình núi thấp là chủ yếu, có một số đỉnh cao 1200m, hƣớng địa hình

chạy theo hƣớng Tây - Đơng. Ngồi núi thấp, cịn có đồi thấp và các hồ nƣớc, thác nƣớc. Đặc điểm địa hình đồi núi cũng tạo ra những hạn chế trong việc đi lại.

- Khí hậu: Lƣợng mƣa năm rất lớn từ 2100- 2300 mm, tiểu vùng này đƣợc xem là vùng khí hậu nhiệt đới mƣa nhiều, số ngày mƣa trung bình 120 ngày/năm; Nhiệt độ trung bình năm khoảng 260

C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối thƣờng từ 38- 40 0C; Số ngày xuất hiện gió tây khơ nóng tƣơng đối ít, khoảng 15- 30 ngày (số ngày khơ nóng mạnh chiếm khoảng 10%).

- Thực vật: Hệ thực vật gồm 2 nhóm chính, bao gồm rừng tự nhiên phân bố ở các khu vực núi thấp ở phía Nam; thảm thực vật nhân sinh phân bố các khu vực đồi núi thấp phía Bắc. Vào thời điểm mùa vụ, thảm thực vật nhân sinh trên các dạng địa hình đồi lƣợn sóng, bao phủ một diện tích rộng lớn tạo nên một tấm thảm xanh mênh mông cũng là một nét độc đáo của TV5.

- Thắng cảnh tự nhiên: Hồ thủy điện sông Ba Hạ, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ Xuân Hƣơng, thác H’Ly, thác Drai Tăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh phú yên phục vụ phát triển du lịch (Trang 114 - 117)