Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và phát triển công nghiệp

của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp Hải Dƣơng, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội và Hƣng Yên. Bắc Ninh có trục tuyến giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thƣơng mại của phía Bắc: quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn; quốc lộ 18 từ Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long – Móng Cái; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh với quốc lộ 5 đi Hải Dƣơng - Hải Phòng, đi Hƣng Yên, Thái Bình…

Trong tỉnh có nhiều sông lớn nhƣ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối liền với Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và khai thác tiềm năng hiện có của tỉnh.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất chƣa sử dụng còn 11,1%. Cả tỉnh còn 12.750 ha đất trũng ngập ở các huyện: Gia Bình, Quế Võ, Lƣơng Tài, Yên Phong, đất mặt nƣớc chƣa sử dụng là 3.114,5 ha, diện tích một vụ còn 7.462,5 ha. Tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn, có thể khai thác sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

Tài nguyên rừng

Bắc Ninh, chủ yếu là rừng trồng với 607 ha phân bổ tập trung ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du, có thể phát triển thành rừng cảnh quan sinh thái

Tài nguyên khoáng sản

Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là nguồn nguyên liệu phục vụ trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ: đất sét làm gạch ngói, trữ lƣợng 4 triệu tấn ở hai huyện Quế Võ, Từ Sơn và thị xã Bắc Ninh, đất cát kết khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh với trữ lƣợng 3 triệu m³, than bùn ở Yên Phong khoảng 6 – 20 vạn tấn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Nguồn nhân lực

Năm 2014, dân số Bắc Ninh là 1.196.322 ngƣời, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nƣớc và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 588.191 ngƣời và nữ 608.141 ngƣời; khu vực thành thị 340.951 ngƣời, chiếm 28,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 855.371 ngƣời, chiếm 71,5 gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nƣớc và là địa phƣơng có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 64 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 ngƣời, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dƣới 15 có 258.780 ngƣời, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm ngƣời trên 60 tuổi có 100.456 ngƣời, tức chiếm 9,8% (UBND tỉnh Bắc Ninh)

2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng a) Giao thông vận tải

Đường Bộ:tỉnh có 5 quốc lộ chạy qua, liên tỉnh, trong tỉnh

Về đường sắt: Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) đang đƣợc xây dựng.

Về đường thủy: Bắc Ninh có hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ nhƣ sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (đang đƣợc nâng cấp để thoát nƣớc cho thành phố), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Cảng nội địa: Bắc Ninh có 5 cảng: Cảng Đáp Cầu,Cảng Á Lữ, Cảng Đức Long, Cảng Bến Hồ, Cảng Kênh Vàng.

Về đường hàng không: Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài. Từ trung tâm Tp.Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km đƣợc nối bằng QL 18

b) Bưu chính viễn thông

Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh chỉ xó duy nhất một đơn vị hoạt động bƣu chính viễn thông là Bƣu điện tỉnh, đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Mạng lƣới bƣu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital. Mạng thông tin di động và Intenet tuy mới xuất hiện nhƣng đã phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nƣớc về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009. Toàn tỉnh ƣớc có 35.000 máy vi tính, 52 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh đƣợc thiết lập kết nối các sở, ban, nghành, thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính cảu các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc.

c) Về văn hóa giáo dục

Bắc Ninh có 3 trƣờng Đại Học, 6 trƣờng cao đẳng, 8 trƣờng THCN và dạy nghề Bắc Ninh có 1.259 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 495 di tích đƣợc nhà nƣớc công nhận xếp hạng (trong đó có 194 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 301 di tích xếp hạng cấp tỉnh)

Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực nhƣ đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thƣờng xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ)

d) Y tế, chăm sóc sức khỏe

Bắc Ninh có 217 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế, trong đó có 19 bệnh viện, 10 phòng khám khu vực và 186 trạm y tế. Cùng với hệ thống y tế của nhà nƣớc, cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tƣ nhân đang dần phát

triển. Bắc Ninh hiện có các bệnh viện sau(chƣa kể các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám tƣ nhân):

(sở thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)