Nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu

khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Những tồn tại trong quá trình phát triển các KCN của tỉnh Bắc Ninh đến từ nhiều nguyên nhân. Dƣới đây là những nguyên nhân đƣợc nhìn từ hai góc độ chủ quan và khách quan:

3.4.1 Nguyên nhân pháp qui

3.4.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho việc triển khai xây dựng và hoạt động của các KCN, KKT còn chồng chéo, thiếu tính nhất quán và kế thừa, hoặc chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.

a. Trong lĩnh vực đầu tƣ, thƣơng mại:

Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bổ sung mục tiêu kinh doanh: Theo Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, Ban quản lý các KKT, KCN đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào KCN, KKT sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thƣơng. Trong khi Nghị định 23/2006/NĐ-CP quy định, đối với các nhà đầu tƣ đã có dự án hoạt động tại KCN, KKT thì cùng với ý kiến chấp thuận của Bộ Công thƣơng. Ban quản lý chỉ thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ (bổ sung ngành nghề, mục tiêu hoạt động) sau khi UBND tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh thƣơng mại. Do đó, trong trƣờng hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ này, nhà đầu tƣ phải thêm một khâu đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.

Phạm vi hƣởng ƣu đãi đối với các doanh nghiệp trong KCN ngày càng thu hẹp: Nghị định 108/2006/NĐ- CP quy định Các khu công nghiệp đƣợc thành lập theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ thuộc danh mục Địa bàn ƣu đãi đầu tƣ. Nghị định 124/2008/NĐ-CP đã loại bỏ Các KCN đƣợc thành lập theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ ra khỏi Danh mục địa bàn ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chƣa đầy đủ: Theo Nghị định 29 thì Ban quản lý đƣợc cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa sản xuất trong các KKT, KCN. Nhƣng đến nay, các Ban quản lý mới đƣợc Bộ Công thƣơng ủy quyền cấp C/O form D.

Việc thực hiện chuyển nhƣợng cổ phần, góp vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong KCN, KKT chƣa đƣợc quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, Giấy chứng nhận điều chỉnh của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ quy định v/v cung cấp tài liệu, văn bản chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình chuyển nhƣợng.

b)`Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng:

Đối với doanh nghiệp, ngoài nhu cầu thiết yếu về hạ tầng kỹ thuật nhƣ hệ thống cung cấp điện, nƣớc,… thì việc hoàn thiện các công trình xã hội nhƣ trƣờng học, bệnh viện, nhà ở công nhân ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là đối với ngƣời lao động. Riêng về vấn đề nhà ở công nhân trong KCN, từ năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD (7/6/2006) quy định về điều kiện tối thiểu về nhà ở cho ngƣời lao động thuê để ở, yêu cầu chính quyền địa phƣơng kiểm tra và có lộ trình giám sát việc thực hiện cải tạo lại nhà ở cho thuê; đồng thời có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh việc đầu tƣ nhà ở cho ngƣời lao động thuê. Tuy nhiên, tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, Quyết định 66/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ quy định ƣu đãi trong việc xây dựng nhà ở công nhân đối với các chủ đầu tƣ là các doanh nghiệp trong KCN (cho dù hiện tại vẫn chƣa đủ sức thu hút sự đầu tƣ, quan tâm tối đa của các doanh nghiệp này), mà không mở rộng đối tƣợng hƣởng ƣu đãi đến doanh nghiệp ngoài phạm vi KCN, do vậy, chƣa khuyến khích đƣợc việc xây dựng, cung cấp nhà ở công nhân lao động nhằm an cƣ, lạc nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. Nhà nƣớc cũng chƣa có các cơ chế chính sách khuyến khích ngƣời dân trong việc tự đầu tƣ hoặc vay vốn ƣu đãi để đầu tƣ, xây dựng, cải tạo nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng để cho công nhân thuê. Thêm vào đó, việc quy định chung chung và sự

thay đổi cơ chế, chính sách ƣu đãi trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân KCN theo hƣớng loại bỏ dần ƣu đãi đã khiến việc đầu tƣ, xây dựng nhà ở công nhân ngày càng khó thực hiện và ít nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng của các doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp thứ cấp (Quyết định 96/2009/QĐ-TTg,…). - Ngoài ra, việc nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP là cần thiết do nảy sinh một số vƣớng mắc khi Chính phủ ban hành những Nghị định khác trong cùng lĩnh vực, theo đó, bãi bỏ một số vai trò, quyền hạn của Ban quản lý các KCN, KKT quy định trong Nghị định 29. Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, Ban quản lý là cơ quan cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong KCN, KKT cho tổ chức liên quan. Tuy nhiên, Nghị định 64/2012/NĐ-CP (4/9/2012) về cấp Giấy phép xây dựng không quy định thẩm quyền của Ban quản lý các KKT, KCN trong việc cấp GPXD. Nghị định 88/2009/NĐ-CP (ban hành 19/9/2009, có hiệu lực từ 10/12/2009) bãi bỏ nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. c)Trong lĩnh vực môi trƣờng:

- Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý môi trƣờng trong các KKT, KCN và vai trò của Ban quản lý các KKT, KCN không thống nhất giữa Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Nghị định 21/2008/NĐ-CP, Nghị định 29/2011/NĐ-CP (trong việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, phê duyệt và xác nhận đề án bảo vệ môi trƣờng,…).Đối với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm, áp dụng cho nhiều đối tƣợng, trong đó có doanh nghiệp KKT, KCN: Nƣớc ta hiện có hai hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng, một hệ thống do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (nhằm định hƣớng, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng), một hệ thống do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành (dƣới dạng các văn bản quy phạm pháp luật buộc doanh nghiệp phải tuân thủ). Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn trên chỉ phù hợp với hoạt động trong các KCN,

chƣa thực sự đầy đủ cho việc áp dụng trong quản lý môi trƣờng trong các khu đô thị - dịch vụ gắn với KCN và trong các KKT (do phạm vi lĩnh vực hoạt động trong các khu đô thị, khu kinh tế đa dạng và phức tạp hơn, khiến mức độ ảnh hƣởng, tác động tới môi trƣờng rộng lớn hơn).

d)Trong lĩnh vực thanh tra:

- Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định, các Ban quản lý đƣợc xếp hạng I đƣợc phép thành lập Thanh tra để tăng cƣờng trách nhiệm quản lý trong các lĩnh vực xây dựng, môi trƣờng, lao động,… trong các KCN, KKT. Nhƣng t Luật Thanh tra hiện hành (có hiệu lực từ 01/7/2011). không quy định chức năng Thanh tra Ban quản lý dẫn đến hoạt động thanh tra Ban quản lý các KCN, KKT gặp nhiều khó khăn, không thể xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp KCN, KKT vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động.

e) Trong lĩnh vực lao động:

- Đăng ký và cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại các KCN, KKT luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Đã xảy ra hiện tƣợng làm giả hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, trong đó có việc làm giả văn bản về hợp pháp hóa lãnh sự (giả mẫu dấu và chữ ký của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao). Hiện chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hƣớng dẫn v/v kiểm tra tính hợp pháp của văn bản trên, quy định hay hƣớng dẫn v/v xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý với ngành Công an trong việc giải quyết thủ tục hành chính xin cấp giấy phép lao động, trong đó có việc giám định mẫu dấu và chữ ký để tránh trƣờng hợp bộ hồ sơ đầy đủ đầu mục hồ sơ, nội dung theo quy định, có dấu và chữ ký hợp lệ nhƣng vẫn bị coi là hồ sơ giả mạo.(Quy định phối hợp này là khó thực hiện do Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an chứ không phải Công an tỉnh có thẩm quyền giám định mẫu dấu và chữ ký tại văn bản Hợp pháp hóa lãnh sự).

- Nên loại bỏ nội dung “Nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động” buộc doanh nghiệp KCN, KKT phải đăng ký theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP do những nội dung này đã đƣợc doanh nghiệp đề cập đến khi xây dựng “nội quy lao động” và đăng ký với Ban quản lý.

3.4.1.2 Bất cập trong thực hiện các quy trình, thủ tục, ranh giới quản lý đối với các KCN, KKT thuộc nhiều địa bàn khác nhau. Hiệu quả quản lý bị hạn chế do sự đùn đẩy trách nhiệm hay sự chồng chéo về quản lý giữa Ban quản lý, các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện nếu không có đầy đủ quy chế phối hợp và phân công trách nhiệm, phân định quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan này.

a) Về vị trí của Ban quản lý

- Ban quản lý các KCN, KKT là cơ quan thuộc sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh và sự hƣớng dẫn về chuyên môn của các Bộ KHĐT. Tuy nhiên, Ban quản lý các KCN, KKT không thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc (4 cấp) do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì sẽ bao trùm lên chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Nếu không thực hiện ủy quyền đồng bộ và toàn diện thì hoạt động của các Ban quản lý lại kém hiệu quả so với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Thêm vào đó, việc ủy quyền ở mỗi địa phƣơng khác nhau dẫn tới thiếu thống nhất trong quản lý theo hệ thống (ví nhƣ việc ủy quyền cho Ban quản lý hay cho Sở Tài nguyên Môi trƣờng trong thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án). b) Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính

- Thứ nhất là trong lĩnh vực thanh tra nhƣ đã trình bày ở phần trên, Thanh tra Ban quản lý phát hiện vi phạm của doanh nghiệp sau thanh tra, kiểm tra nhƣng không thể thực hiện xử phạt do không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động. Thứ hai là chế tài xử lý, xử phạt các vi phạm của doanh nghiệp trong các KCN, KKT trong một số lĩnh vực (môi trƣờng,…) đƣợc đặt ra chƣa đủ sức răn đe, dẫn đến doanh nghiệp coi thƣờng việc xử phạt, cố tình vi phạm.

c) Chƣa có quy định đặc thù cho từng KCN, KKT

- Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc hình thành và hoạt động của các KCN, KKT thƣờng đƣa ra các quy định áp dụng chung cho các KCN, KKT trên

phạm vi cả nƣớc. Chƣa có quy định cụ thể phù hợp với đặc thù của từng KCN, KKT ở mỗi địa phƣơng.

3.4.2 Các nguyên nhân khác .

a. Kinh nghiệm lập và thực hiện quy hoạch còn yếu dẫn tới khi các KCN đƣợc triển khai thì không phù hợp với thực tế. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành và chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý hoạt động của các KCN chƣa chủ động và chặt chẽ đặc biệt là các vấn đề về môi trƣờng. Điều này phần nào cho thấy tính thiếu hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nƣớc; Hoạt động và chính sách xúc tiến đầu tƣ, thu hút đầu tƣ chƣa đƣợc thực hiện một cách toàn diện nên chƣa thực sự mang lại hiệu quả.

b. Năng lực kinh doanh của các công ty hạ tầng còn yếu, môi trƣờng đầu tƣ chậm cải thiện, giá đất mặt bằng cao, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng đƣờng xá, cung cấp điện nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải,…tăng cao, tốn kém thời gian.

c. Ảnh hƣởng của quyết định tăng giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp làm tăng giá thành hạ tầng dẫn tới giảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ,...

d. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát sau cấp phép đầu tƣ còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục. Mang tính hình thức, không chuyên sâu không chất lƣợng.

e. Cơ chế phối hợp tham mƣu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phƣơng tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng vẫn chƣa thực sự đồng bộ và hiệu quả

f. Công tác quy hoạch ngành công nghiệp còn bất cập, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần, một số ngành, lĩnh vực trọng điểm chƣa có quy hoạch phát triển nhƣ: ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao...

g. Công tác xúc tiến đầu tƣ phần nào còn bất cập và thụ động. Việc quản lý và điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Công tác xúc tiến đầu tƣ tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tƣ đang hoạt động) chƣa phát huy đƣợc hiệu quả

h. Đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế đòi hỏi.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng 2 luận văn đã đánh giá đƣợc thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với các KCN tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời chỉ ra những thành công ƣu điểm và nguyên nhân cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế tồn tại trong quá trình quản lý Nhà nƣớc.

Từ những nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó làm cơ sở để chƣơng 3 đƣa ra các chiến lƣợc giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với các KCN tỉnh Bắc Ninh./

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 4.1 Cơ hội và thách thức với đầu tƣ và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Điểm mạnh:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi; có hệ thống di sản văn hóa phong phú.

- Ngƣời dân có tố chất thông minh trong cả con đƣờng học vấn và kinh doanh.

- Bộ máy QLNN năng động, sáng tạo.

Với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên (vị trí trung tâm Vùng thủ đô, khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ), đặc biệt là ngƣời dân tỉnh Bắc Ninh có tố chất trong học tập, lao động sản xuất và kinh doanh tốt hơn nhiều so với các tỉnh trong Vùng Thủ đô, tỉnh Bắc Ninh luôn là tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế của khu vực. Trong những năm qua, cùng với sự năng động của bộ máy quản lý nhà nƣớc, sự phát triển của Bắc Ninh ngày càng mạnh mẽ. Thực tế đã cho thấy rõ điều này khi thu nhập bình quân đầu ngƣời của Bắc Ninh hiện nay lớn nhất trong 10 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Thủ đô; Bắc Ninh cũng là một trong các tỉnh đi đầu trong thu hút đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài; tỷ trọng công nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Những điểm mạnh này, cùng với những cơ hội khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)