Nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với các khu

4.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu

công nghiệp

- Quy hoạch phát triển các KCN phải là một phần của kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Bắc Ninh, cũng nhƣ của khu vực phía Bắc đất nƣớc. Sự phát triển của KCN phải đƣợc tích hợp với tổng thể kế hoạch của thị trấn, thành phố và các khu vự đô thị. Quy hoạch cần khuyến khích hợp tác trong các KCN phát triển của Bắc Ninh và các tỉnh lân cận để tránh sự chống chéo quy hoạch tạo ra sự cạnh tranh không thực sự cần thiết. Việc quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở cần có tính ổn định và lâu dài.

Nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công tác quy hoạch nhằm triệt để khai thác lợi thế của tỉnh và tránh lãng phí tài nguyên đất, đầu tƣ không hiệu quả, trùng lắp. Cần đánh giá lại khả năng thu hút đầu tƣ, khả năng lấp đầy, mục đích hình thành của từng KCN để có kế hoạch bố trí, điều chỉnh quy mô và diện tích cuả từng khu nhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, bền vững giữa các KCN của Bắc Ninh. Trong công tác quy hoạch cần trú trọng:

Một là, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN. Theo kinh nghiệm của các nƣớc Thái Lan, Trung Quốc trong phát triển các KCN, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cƣ, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KCN trên địa bàn Bắc Ninh cần thể hiện sự liên kết chặt chẽ với các KCN thuộc vụng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để phát huy đƣợc lợi thể của từng KCN và lợi thế chung của các KCN trong vùng này, các tỉnh, các thành phố cần phối hợp tác với nhau trong quy hoạch các KCN chuyên nghành, các KCN phụ trợ, đầu tƣ xây dựng mạng lƣới các tuyến giao thông liên tỉnh nối liền các tỉnh, thành phố và với các KCN để tăng tính đông bộ, giảm lãng phí thất thoát do đầu tƣ dàn trải của mỗi địa phƣơng, đồng thời rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa.

Hai là, đƣa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ KCN theo hƣớng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học ông nghệ. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong các KCN Bắc Ninh cần: i) Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tìa nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao; ii) Chuyển các nghành sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng sang xác nghành công nghiệp sạch; iii) Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất.

Ba là, Đảm bảo tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Mục đích chung của hƣớng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phueoeng có KCN. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác nhƣ hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trƣờng; Hệ thống cơ sở hạ tâng kỹ thuật và xã hội: đƣờng sá, điện, nƣớc, nhà cửa, mạng lƣới thông tin viễn thông, ý tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lƣới thị tứ khu vực thành thị với điều kiên sinh hoạt hiện đại.

Năm là, Việc xây dựng quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc với yêu cầu thực tiễn. + Cần thiết phải nghiên cữu kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi

trƣớc trong vấn đề phát triển KCN. Đồng thời cần phải tranh thủ ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia nƣớc ngoài trong công cuộc xây dựng quy hoạch.

+ Nâng cao năng lực của Hội đồng đền bù, GPMB và mở rộng các KCN, cần tập trung các vấ đề sau: i) Công bố công khai và phổ biến sớm quy hoạch đã đƣợc phế duyệt băng nhiều hình thức đến ngƣời dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho ngƣời dân và giảm bớt những hoạt động trục lợi thông qua mua bán, sang nhƣợng, xây dựng trên vùng đất đƣợc quy hoạch gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi GPMB cho xây dựng KCN; ii) Chuẩn bị kỹ càng kế hoạch thu đất và tái định cƣ cho ngƣời dân mất đất, thông qua chinh quyền địa phƣơng các cấp để phổ biến cho dân với nhiều phƣơng án: Giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần,... Các phƣơng án cũng cần phải đƣợc phổ biến rộng rãi, chính xác và lấy ý kiến đóng góp của ngƣời dân; iii) Thành phố phải có phƣơng án ổn định cuộc sống cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất. Chính quyền địa phƣơng cần đi trƣớc một bƣớc trong việc bảo đảm chất lƣợng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cƣ. Cần tạo điều kiện cho những hộ dân có liên quan tham gia giám sát việc xây dựng nhà tái định cƣ. iiii) nông dân đóng góp đất canh tác cho xây dựng KCN có thể thay vì việc đƣợc đền bù bằng tiền mặt họ sẽ đƣợc nhận cổ phần của công ty phát triển hạ tần KCN hoặc tạo việc làm cho lao động tại địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)