Một số khuyến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID19: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 77 - 89)

3.2. Thực thi hoạt động bảo hộ công dân tại Việt Nam trong bối cảnh phòng,

3.2.2. Một số khuyến nghị và giải pháp

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân. Việt Nam nên hệ thống hóa những quy định về bảo hộ công dân trong một văn bản pháp luật riêng, trong đó quy định cụ thể về các điều kiện bảo hộ công dân, thẩm quyền của các cơ quan bảo hộ công dân và các biện pháp bảo hộ công dân. Những quy định của pháp luật về bảo hộ công dân còn khá nhỏ lẻ, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên khi các cơ quan tiến hành hoạt động bảo hộ còn gặp khó khăn. Do đó, pháp luật nên quy định rõ ràng về thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước và các cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài, tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền trong cùng một vụ việc bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cũng quy định về các biện pháp bảo hộ công dân nhưng chưa rõ ràng, thường chỉ quy định chung chung: các cơ quan có nghĩa vụ bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên lại không quy định tiến hành bảo hộ như thế nào, bằng những biện pháp gì. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan khi trực tiếp tiến hành bảo hộ. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên đề ra một số biện pháp bảo hộ công dân cụ thể để khi tiến hành bảo hộ trên thực tế các cơ quan trực tiếp tiến hành bảo hộ sẽ không gặp khúc mắc. Trong trường hợp chưa thể ban hành một văn bản pháp luật riêng về bảo hộ công dân thì cần phải rà soát, kiểm tra các quy định về bảo hộ công dân trong các văn bản pháp luật có liên quan, nhằm tránh tình trạng chồng chéo về quy định hoặc có những quy định chưa phù hợp, sau đó tiến hành sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định

pháp luật về bảo hộ công dân.Ngoài ra, nên chú trọng hơn đến việc in ấn, phát hành các cẩm nang thông tin, sổ tay những vấn đề cần lưu ý, ghi nhớ trong công tác bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân dân Việt Nam ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước về dân sự, lao động, thương mại… để đảm bảo quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài; kí kết các bản ghi nhớ với các quốc gia để đảm bảo địa vị pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Những hiệp định hợp tác này thường quy định quốc gia kí kết này phải đảm bảo quyền và lợi ích của công dân quốc gia kí kết kia khi những công dân của quốc gia kí kết kia đang sinh sống trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời cũng là cơ sở để Việt Nam tiến hành bảo hộ công dân khi công dân Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn cần bảo vệ, giúp đỡ.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới công dân Việt Nam ở nước ngoài để khuyến khích họ đăng kí công dân tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay rất nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài không đăng kí công dân tại cơ quan đại diện dẫn tới khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành bảo hộ công dân. Do đó, khi công dân Việt Nam cần được bảo hộ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không biết để tiến hành bảo hộ hoặc cần thời gian để xác minh xem người đó có phải công dân Việt Nam hay không. Điều này dẫn đến tình trạng chúng ta khó có thể bảo hộ công dân một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ ba, thành lập các Phòng bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Nếu thành lập Phòng bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ đảm bảo tiến hành bảo hộ ―chủ động, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả‖. Đồng thời, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để đảm bảo quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước sở tại. Khi cần tiến hành bảo hộ thì cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại để đạt hiệu quả bảo hộ cao nhất.

Thứ tƣ, xây dựng nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Quỹ bảo hộ công dân. Thành lập Quỹ bảo hộ công dân đã góp phần tăng thêm hiệu quả hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam. Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Quỹ đã trợ giúp được hàng ngàn trường hợp công dân Việt Nam gặp khó khăn ở nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ ngân sách Nhà nước, từ các nguồn tài trợ, viện trợ và đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và các nguồn khác. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho Quỹ có hạn, các nguồn ủng hộ khác vẫn chưa ổn định, trong khi đó những trường hợp mà Quỹ tiến hành giúp đỡ còn rất nhiều, do đó cần có nguồn vốn ổn định cho hoạt động của Quỹ. Nhờ vậy, Quỹ sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn với nguồn nhân lực và nguồn vốn ổn định.

Thứ năm, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nhận thức của các cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động bảo hộ công dân. Cần có các khóa tập huấn để trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ thực hiện hoạt động bảo hộ công dân, tránh tình trạng lúng túng khi trực tiếp tiến hành các hoạt động này. Trong những vụ việc bảo hộ như vụ việc giải cứu các thuyền viên Việt Nam bị cướp biển Somali bắt giữ, hoặc các vụ bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam trước các Tòa án nước ngoài thì các cán bộ còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm và chưa có tiền lệ. Do đó, cần trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý cũng như kinh nghiệm để những cán bộ này tiến hành bảo hộ chính xác, hiệu quả và nhanh chóng, đảm bảo được quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Các vụ việc bảo hộ công dân ngày càng ra tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, đòi hỏi phải nâng cao tính chuyên nghiệp và kiện toàn tổ chức bộ máy công tác bảo hộ công dân, đồng thời đặt ra yêu cầu cán bộ làm công tác bảo hộ phải có kiến thức sâu rộng hơn về pháp luật quốc tế để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ bảo hộ công dân.

Thứ sáu, công khai minh bạch quy trình cứu trợ nhân đạo, bảo đảm quy trình hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân, thực hiện thanh tra, giám sát, kiên quyết đấu tranh với các hành vi tiêu cực và giữ vững truyền thống tốt đẹp của ngành ngoại giao Việt Nam. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay nhân đạo đưa công dân Việt Nam có nhu cầu hoặc có hoàn cảnh

khó khăn từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Tuy nhiên, khi các chuyến bay được mở, nhiều công dân phải mua vé rất đắt với thủ tục phức tạp. Quá trình này đã gây ra bức xúc dư luận về việc chi phí cao bất thường, cùng nghi vấn tiêu cực, trục lợi cá nhân. Bộ Ngoại giao đang chỉ đạo các đơn vị trong nước cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khẩn trương rà soát, cập nhật quy trình xử lý công việc bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; thực hiện nghiêm túc, thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhất là liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, lãnh sự, bảo hộ công dân; kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa và kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; loại bỏ mọi hành vi sai phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.109

Tiểu kết Chƣơng 3

Bảo hộ công dân cùng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa là bốn trụ cột của ngành ngoại giao nước ta. Bảo hộ công dân là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Các cơ quan này có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giúp đỡ, bảo vệ công dân Việt Nam tại nước ngoài. Vì vậy, khi công dân Việt Nam ở nước ngoài cần gặp khó khăn cần giúp đỡ hoặc khi quyền và lợi ích bị xâm hại thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam luôn cố gắng thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân với phương châm ―Bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả‖ nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hoạt động này đôi khi vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, ít nhiều đã ảnh hưởng đến

109

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Vụ việc một số cá nhân của Cục Lãnh sự bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Nhận hối lộ", https://dangcongsan.vn/phap-luat/vu-viec-mot-so-ca-nhan-cua-cuc-lanh-su-bi-khoi-to-

tâm lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân cũng như cần tăng cường thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đồng thời Việt Nam cũng đề ra các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để công dân Việt Nam ở nước ngoài có mối liên hệ gắn bó với gia đình, quê hương.

Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ngày càng cao, vì vậy Việt Nam cần có những chính sách đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam. Khi người nước ngoài tại Việt Nam bị xâm hại hoặc cần sự giúp đỡ Việt Nam cũng kịp thời thực hiện các hoạt động để hỗ trợ, giúp đỡ họ. Đồng thời, Việt Nam cũng phối hợp chặt chẽ với quốc gia mà họ mang quốc tịch để quốc gia đó tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân. Những hoạt động này vừa thể hiện sự quan tâm của Việt Nam tới bộ phận người nước ngoài tại Việt Nam, vừa nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề đảm bảo quyền con người.

KẾT LUẬN

Khái niệm bảo hộ công dân xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật quốc tế. Trải qua nhiều giai đoạn, đến nay, bảo hộ công được hiểu là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở nước ngoài khi quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại; hoặc là những hoạt động nhằm giúp đỡ công dân khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn mặc dù không có hành vi xâm hại đến công dân này. Hiện nay chưa có một văn bản pháp lý quốc tế cụ thể nào chứa đựng những quy phạm điều chỉnh trực tiếp về bảo hộ công dân mà những quy định liên quan đến bảo hộ công dân vẫn nằm rải rác trong các điều ước quốc tế hoặc tồn tại dưới dạng các tập quán quốc tế. Khi tiến hành hoạt động bảo hộ công dân, quốc gia cần tuân thủ nghiêm những quy định của pháp luật quốc tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ đầy đủ pháp luật quốc gia sở tại.

Trong bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt hoạt động bảo hộ công dân, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khác nhau khiến hoạt động bảo hộ vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân cũng như cần tăng cường thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đồng thời Việt Nam cũng đề ra các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để công dân Việt Nam ở nước ngoài có mối liên hệ gắn bó với gia đình, quê hương.

Việt Nam luôn khẳng định công dân Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt, không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, vì vậy, khi công dân Việt Nam ở nước ngoài cần gặp khó khăn cần giúp đỡ hoặc khi quyền và lợi ích bị xâm hại thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam luôn cố gắng thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân với phương châm ―Bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả‖ nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu bằng tiếng Việt:

1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, truy cập tại https://dangcongsan.vn/nguoi- viet-nam-o-nuoc-ngoai/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-bao-ho-cong-dan-viet- nam-o-nuoc-ngoai-603194.html, ngày 30/03/2022.

2. Báo Điện tử Chính phủ (2022), Bộ Y tế sẽ cấp hộ chiếu cho người dân từ 15-

4-2022, truy cập tại: https://baochinhphu.vn/bo-y-te-se-cap-ho-chieu-vaccine- cho-nguoi-dan-tu-15-4-102220404105542611.htm

3. Báo Quân đội nhân dân điện tử, Hộ chiếu vaccine sẽ được sử dụng như thế

nào tại Việt Nam, truy cập tại: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/ho- chieu-vac-xin-se-duoc-su-dung-nhu-the-nao-tai-viet-nam-675870, ngày 12/04/2022

4. Bảo Điện tử Chính phủ, Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu

vaccine với 19 quốc gia, https://baochinhphu.vn/viet-nam-dat-duoc-thoa- thuan-ve-cong-nhan-ho-chieu-vaccine-voi-19-quoc-gia-

102220407185003107.htm, truy cập ngày 12/04/2022.

5. Bộ Ngoại giao - Cục Lãnh sự (2013), Sổ tay Công tác lãnh sự ở nước ngoài,

Hà Nội.

6. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sách xanh ngoại giao Việt Nam 2020, Nhà xuất bản

Thế giới, tr 61.

7. Trần Thị Cúc - Nguyễn Thị Phượng (2009), Hỏi & đáp Nhà nước và pháp luật,

Nxb chính trị - hành chính Hà Nội, tr. 18

8. Nguyễn Tiến Đức (2020), Bàn về quan niệm bảo hộ công dân, Tạp chí luật học số 2/2020, tr.11

9. Nguyễn Chí Hiếu (2012), Quan niệm về ―công dân‖ trong lịch sử tư tưởng và

một số vấn đề đặt ra hiện nay, https://vusta.vn/quan-niem-ve-cong-dan-trong-

lich-su-tu-tuong-va-mot-so-van-de-dat-ra-hien-nay-p69393.html, truy cập

10. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

11. Phan Thanh Hà (2017), Những bước tiến về bảo hộ công dân trên thế giới và

Việt Nam, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp

12. Nguyễn Thị Hương Lan (2020), Bảo hộ công dân trong tình huống khủng

hoảng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, Báo Pháp luật thế giới, tr70.

13. Nguyễn Văn Luận (2018), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb. Công an nhân dân,

Hà Nội, chương V.

14. Trần Hữu Duy Minh, Quốc tịch của cá nhân trong luật quốc tế, truy cập tại:

https://iuscogens-vie.org/2019/12/29/quoc-tich-trong-luat-quoc-te/ (truy cập

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID19: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)