Thực thi bảo hộ công dân tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID19: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

2.2. Thực thi hoạt động bảo hộ công dân tại một số quốc gia trên thế giới

2.2.2. Thực thi bảo hộ công dân tại Nhật Bản

Vấn đề bảo hộ, hỗ trợ người Nhật Bản tại nước ngoài được coi là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của Bộ Ngoại giao Nhật Bản trên cơ sở pháp luật Nhật

Bản và phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp nước sở tại.84Ngoài việc

đảm bảo an ninh cho công dân tại nước ngoài, Nhật Bản cũng hết sức chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ thường xuyên cho cuộc sống của người dân nước mình tại nước sở tại, như nâng cao chất lượng công tác lãnh sự để đảm bảo cho người dân được hưởng các dịch vụ lãnh sự; thực hiện chế độ bầu cử; hỗ trợ sinh hoạt; phối hợp với cơ quan chức năng địa phương làm đơn giản hoá, thuận lợi hoá các thủ tục cấp giấy phép cư trú, giấy phép lao động, giấy phép lái xe,...85

Kể từ cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Trung Quốc đã bùng phát trên toàn thế giới. Để đáp lại, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phổ biến các thông tin như Lời khuyên và về Du lịch và Cảnh báo về Bệnh Truyền nhiễm và Thông tin An toàn Tại chỗ (Travel Advice and Warning on Infectious Diseases and Spot Safety Information) cho các công dân Nhật Bản đang cư trú hoặc du lịch ở nước ngoài và nâng cao nhận thức của họ một cách kịp thời và thích hợp, thông qua trang web và e-mail. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tổ chức các chuyến bay để đưa công dân Nhật Bản đang cư trú tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) hồi hương. Vào cuối tháng 11, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cùng với sự hỗ trợ của các Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại đó cũng đã thành công trong việc đưa tổng cộng hơn

12.000 công dân Nhật Bản từ 101 quốc gia về nước.86

Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nỗ lực nâng cao kiến thức và khả năng ứng phó của người dân Nhật Bản về các biện pháp an toàn ở nước ngoài và quản lý khủng hoảng thông qua các cuộc hội thảo và chương trình đào tạo. Vào năm 2020, để giải quyết nhu cầu về các biện pháp an toàn dưới sự lan rộng của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tổ chức các cuộc hội thảo về biện pháp an toàn trong và ngoài Nhật Bản, đồng thời cử các giảng viên từ Cục Lãnh sự đến

84 Cổng thông tin về Bảo hộ công dân do Văn phòng nội các xây dựng (Cabinet Secretariat Civil Protection Portal Site) tại http://www.kokuminhogo.go.jp/hajimeni.html

85 Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2016), Sách xanh ngoại giao năm 2016.

giảng về các biện pháp an toàn tại các cuộc hội thảo được tổ chức trên khắp Nhật Bản bởi các tổ chức, hiệp hội trong nước (mười lần ở nước ngoài và bảy lần ở Nhật Bản). Ngoài ra, ngay cả ở nước ngoài, nhà nước và các tổ chức tư nhân hợp tác nhằm thúc đẩy các biện pháp an toàn và các cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước tổ chức các cuộc họp thường xuyên của Ủy ban Tham vấn và Liên lạc An ninh (Security Consultation and Liaison Committees). Trong bối cảnh đại dịch COVID- 19, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài vẫn tiếp tục chia sẻ thông tin, tham vấn và tăng cường hợp tác để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp với công dân Nhật Bản ở các quốc gia khác, bao gồm cả việc tổ chức các sự kiện trực tuyến.

Đối với các biện pháp an toàn cho công dân đi du lịch ngắn ngày, Bộ Ngoại

giao Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy đăng ký đối với Tabi-Regi87, bao

gồm bằng cách phân phát thẻ thông tin và Kaigai Anzen Tora no Maki (cẩm nang cho khách du lịch nước ngoài). Tính đến tháng 11 năm 2020, số lượng khách du lịch đã đăng ký trên Tabi-Regi kể từ khi ra mắt vào tháng 7 năm 2014 vượt quá 6,67 triệu, phản ánh các sáng kiến nhằm nâng cao sự tiện lợi của hệ thống và các hoạt động nhằm thúc đẩy lượt đăng ký.

Tiểu kết Chƣơng 2

Bảo hộ công dân là một chế định được hình thành khá sớm trong Luật Quốc tế. Về nguyên tắc, quốc gia sẽ chỉ tiến hành bảo hộ công dân đối với những người mang quốc tịch của quốc gia mình, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, quốc gia có thể tiến hành bảo hộ đối với những người không phải công dân của quốc gia mình nhưng phải dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan. Hoạt động bảo hộ công dân rất được các quốc gia quan tâm và chú trọng thực hiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các quốc gia lựa chọn áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo hộ công dân nhưng vẫn phải tôn trọng các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về chế định này.

87 Ministry of Foreign Affairs of Japan, Overseas Travel Registration ―Tabi-Regi‖, truy cập tại: https://www.ezairyu.mofa.go.jp/tabireg/index.html

CHƢƠNG 3: PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID19: THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 60 - 62)