- Lắp hai bulông để giữ cố định máy khởi động trên giá đỡ. - Lắp đại ốc và lắp kết nối cực 30.
- Cắm giắc kết nối cực 50 máy khởi động. - Lắp ắc quy.
4.6 Kết luận chương 4
Mỗi một hệ thống trên ô tô khi hoạt động trong một thời gian dài sẽ sinh ra những hư hỏng và hệ thống khởi động cũng không phải là ngoại lệ. Trong chương cuối của đồ án này, em đã nêu ra những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, biện pháp khắc phục và bảo dưỡng hệ thống khởi động đặc biệt là phần máy khởi động. Với phần máy khởi động – phần chính của hệ thống, em đã trình bày cơ bản phương pháp tháo lắp, kiểm tra, các thông số tiêu chuẩn.
KẾT LUẬN
Ngày nay ô tô với động cơ điện đang là xu hướng mới của Thế giới để thay thế động cơ đốt trong giúp bảo vệ môi trường hơn. Chính vì thế mà một số hệ thống như hệ thống khởi động sẽ dẫn biến mất khỏi ô tô cùng với động cơ đốt trong, tuy nhiên những nguyên lí, cấu tạo của hệ thống khởi động, đặc biệt là máy khởi động vẫn còn gắn liền với những chiếc xe không phát thải khói bụi này. Là một người sống trong thời kì giao thoa của hai loại động cơ, em sẽ luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu về cả hai loại động cơ này để làm tốt công việc sắp tới cũng như bắt kịp với xu hướng thời đại.
Từ thực tế trên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống khởi động trên ô tô” nhằm tổng hợp lại những kiến thức đã học cũng như nghiên cứu sâu hơn về hệ thống khởi động cụ thể là trên xe Toyota Vios 2010. Nội dung được trình bày trong đề tài bao gồm: Tổng quan về hệ thống khởi động trên ô tô; sơ đồ nguyên lí, nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động trên ô tô; cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động trên xe Toyota Vios 2010; những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống khởi động trên ô tô. Qua thời gian làm đồ án, em cũng sử dụng thành thạo hơn về word, powerpoint, cad phục vụ cho công việc sau này. Trong đề tài này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song vẫn không tránh khỏi một số sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ ô tô Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cảm thành cảm ơn thầy Ths. Ngô Quang Tạo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Anh, Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành(2015), GIÁO TRÌNH
KĨ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ, nhà xuất bản khoa học
và kĩ thuật, Công ty cổ phần in khoa học công nghệ Hà Nội.
[2] Nguyễn Thành Bắc, Chu Đức Hùng, Thân Quốc Việt, Phạm Việt Thành, Nguyễn Tiến Hán(2017), GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Ô
TÔ CƠ BẢN, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
[3] Đỗ Văn Dũng(2004), Hệ thống điện-điện tử trên ô tô hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.
[4] Hoàng Phúc Trình, Phạm Văn Huy, Lê Viết Thắng, Bùi Quang Phúc, Ngô Văn Khương(2016), Giáo trình hệ thống điện động cơ, Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
[5] Nguyễn Chí Hùng(9/2008), GIÁO TRÌNH - Hệ thống điện động cơ, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh lưu hành nội bộ.
[6] Nguyễn Văn Chất(2006), Giáo trình Trang bị điện ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục, Xí nghiệp in Hà Tây.
[7] Ths. Trần Hoàng Luân(9/2019), Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô, CĐ Giao thông Vận tải_1402789 Lưu hành nội bộ.
[8] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quế(2013), Giáo Trình ô tô, máy kéo và xe chuyên dụng, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.
[9] TP-Auto Thiên Phong(2009), Chuyên đề động cơ 1NZ-FE trên xe Toyota
Vios 2007.
[10] Utt-Car(3/2/2020),“ Tổng hợp các loại hệ thống khởi động trên ô tô”, oto- hui.com.
[11] KTV Chan doan Dien - HT Khoi dong (15t), Tài liệu hãng Toyota.
[12] TÀI LIỆU ĐÀO TẠO - Kỹ thuật viên Toyota (Full)(2013), Công ty ô tô Toyota Việt Nam.
[13] Cẩm nang sửa chữa Toyota Vios(2010), GSIC – Trung tâm thông tin dịch vụ toàn cầu.