Đường đi của dòng điện khi vặn và không giữ START

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010 (Trang 76 - 83)

- Trong trường hợp khi vặn nhưng không giữ hoặc giữ chìa trong một thời gian quá ngắn ở vị trí START, tín hiệu điện đến chân STSW trong thời gian ngắn, tốc độ vòng tua từ cảm biến Ne gửi về ECM là không đủ để khởi động động cơ, ECM sẽ tự động xuất điện dương từ chân STAR xuống giắc nối D39(7) để cấp điện cho hệ thống tiếp tục làm việc. Đồng thời diode D47 ngăn không cho dòng chạy ngược lên chân STSW.

Chú thích: AD4(9) : Giắc AD4 chân số 9

3.5 Kết luận chương 3

Với những cơ sở lí thuyết của chương 2 cùng với sự nghiên cứu trên xe thực tế, em đã làm rõ được cấu tạo và nguyên lí họat động của hệ thống khởi động trên một chiếc xe đó là Toyota Vios 2010. Em đã trình bày tổng quan của hệ thống, đặc điểm công dụng,vị trí của từng bộ phận cũng như hình ảnh của nó trên xe. Bên cạnh đó là sự phân tích chi tiết kết cấu của máy khởi động loại bánh răng hành tinh được sử dụng trên xe và sơ đồ mạch điện trên xe để các thợ, kĩ thuật viên có cái nhìn chung nhất về hệ thống khi sửa chữa.

CHƯƠNG 4 NHỮNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, BIỆN PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN Ô TÔ. 4.1 Những hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục hệ thống khởi động

Bảng 4.1: Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ thống khởi động ô tô.

Hiện tượng Nguyên nhân Kiểm tra, sửa chữa

Đèn pha sáng tốt nhưng bấm nút khởi động thì động cơ không quay

Không có điện vào máy khởi động do hở mạch tại công tắc, trong máy, rơ le hoặc cầu chì.

Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra mạch điện khởi động theo cách phân đoạn

Đèn sáng lờ mờ, động cơ không quay

Ắc quy yếu hoặc do chập mạch trong máy khởi động

Kiểm tra nạp ắc quy và sửa chữa máy khởi động

Đèn pha sáng hơi mờ, động cơ không quay

Bánh răng khởi động bị trượt hoặc mạch khởi động có điện trở lớn

Thay chi tiết hỏng, làm sạch cổ góp và chổi than

Đèn không sáng, động cơ không quay

Các đầu nối điện ắc quy lỏng hoặc ắc quy hỏng

Lau sạch, siết chặt các đầu nối và kiểm tra ắc quy

Động cơ quay chậm và không nổ

- Ắc quy yếu

- Máy khởi động hỏng

Nạp điện hoặc thay ắc quy

-Kiểm tra, sửa chữa Động cơ quay bình

thường nhưng không nổ

Nguyên nhân do động

Rơ le bị kêu

- Cuộn dây giữ bị hở mạch

- Cháy cong tắc rơ le - Ắc quy yếu

- Kiểm tra, thay mới - Thay mới

- Nạp điện cho đủ

Bánh răng khởi động tách ra khỏi bánh đà chậm sau khi khởi động

- Kẹt lõi sắt của rơ le - Ly hợp một chiều hỏng hoặc bị kẹt trên trục roto - Nạng gạt yếu - Kiểm tra, làm sạch - Kiểm tra, làm sạch trục hoặc thay ly hợp mới - Thay mới Ồn không bình thường trong khi hởi động

- Khe hở ăn khớp của bánh răng khởi động và vánh răng bánh đà quá lớn - Ly hợp một chiều hỏng - Roto mất cân bằng hoặc trục roto cong

- Kiểm tra, thay các chi tiết mòn

- Thay mới - Thay mới

• Kiểm tra điện áp acquy trong khởi động

Với diện áp acquy bình thường khi không có tải thi việc kiểm tra điện áp acquy trong khi khởi động sẽ cho biết trình trạng điện trở của mạch khởi động. Ấn nút khởi động động cơ , nếu máy khởi động quay bình thường và vôn kế chỉ 9 V hoặc hơn là tình trạng tốt. Động cơ quay chậm , điện áp cao hơn 9 V là mạch điện khởi động có điện trở lớn , cần kiểm tra làm sạch cổ góp điện và bảo dưỡng chối than.

• Kiểm tra máy khởi động ở trạng thải không tải

tra điện áp dòng điện qua máy và tốc độ của máy khi chạy không tải trên bằng thử . Đấu nối tiếp ampe kế vào mạch điện khởi động và nối vôn kể song song giữa đầu điện vào và đầu điện ra của máy , đóng công tắt rơle cho máy chạy, đo tốc độ máy và đọc số đo điện áp và dòng điện trên các đồng hồ. Kết quả được đánh giá như sau :

1. Nếu các giá trị đo nằm trong giá trị giới hạn quy định thì kết luận tình trạng kỹ thuật của máy khởi động bình thưởng.

2. Nếu tốc độ thấp và dòng điện lớn , có thể do ma sát lớn hoặc chập mạch trong roto. Ma sát lớn có thể do vòng bị bẩn, chặt, mỏn hoặc do roto chạm vào các đầu cực trên stato;

3. Nếu máy khởi động không quay và dòng điện lớn là do vòng bị kẹt hoặc dầu nối điện dương hoặc chổi than dương bị chạm mát.

4. Nếu máy khởi động không quay và dòng điện bằng 0 là mạch điện hở, có thể hở mạch ở chổi than, cuộn dây stato hoặc đứt mạch roto.

5. Tốc độ và dòng điện thấp chứng tỏ điện trở của mạch lớn do các mối nối không chặt, cổ góp điện bẩn hoặc sự tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp không tốt.

6. Tốc độ cao và dòng điện cao chứng tỏ có sự chập mạch một phần của các cuộn dây stato.

4.2 Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục máy khởi động

Máy khởi động sau một thời gian dài hoạt động mà không được bảo dưỡng định kì sẽ có một số hư hỏng:

Hư hỏng ở phần mạch điện bao gồm: cháy nổ các tiếp điểm khởi động, chổi than mòn, cổ góp cháy bẩn, kẹt, các cuộn dây chập đứt,..

Hư hỏng phần cơ khí: kẹt khớp 1 chiều hoặc trượt quay, mòn bạc hay ổ bi, mòn bánh răng…

Biện pháp khắc phục: với những hư hỏng nặng thì thay mới còn với những hư hỏng nhẹ có thể khắc phục để tiết kiệm.

Bảng 4.2: Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục máy khởi động.

Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

Máy khởi động không quay

 Có sự hở mạch ở cuộn hút hoặc trong các cuộn dây của rotor.

 Tiếp điểm tĩnh và động trong công tắc từ không được tiếp xúc với nhau.

 Các dây nối ở các cực bị đứt.

 Chổi than không tiếp xúc được với cổ góp.

 Các dây dẫn điện bị chạm mass, lớp cách điện giữa phần ứng với dây quấn trong rotor bị bong ra làm chập mạch.

Thay mới

Hàn đắp tiếp điểm để chúng tiếp xúc với nhau hoặc thay mới cặp tiếp điểm.

Nối lại các dây ở các cực.

Thay chổi than mới

Bọc cách điện cho các đoạn dây điện, dây quấn và phần ứng thông nhau thì thay mới rotor. Máy khởi động quay yếu, tạo momen không đủ.

 Các dây nối điện ở các cực bị lỏng.

 Tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than kém do các mạt ở chổi than khi chạy lâu ngày sinh ra làm giảm sự tiếp xúc điện.

Xiết chặt lại dây dẫn ở các đầu cực.

Dùng giấy nhám đánh sạch muội than ở cổ góp sau đó dùng xăng rửa sạch lại.

Máy khởi động khi hoạt động có tiếng kêu và sự  Do ổ bi của rotor bị kẹt, khô hoặc bị rỉ sét làm khi quay tạo ra tiếng kêu

 Trục rotor hoặc trục dẫn bị cong làm cho có sự đảo khi

Tra mỡ vào ổ bi, nếu ổ bi kẹt quá hoặc không đạt tiêu chuẩn thì thay mới.

Nắn chỉnh lại trục rotor hoặc trục dẫn, nếu vẫn bị đảo

đảo hoạt động thì thay mới. Bánh răng

khởi động không lao ra

 Cuộn hút của công tắc từ có vấn đề.

 Cần đẩy bị gãy hoặc điểm tì không uy tín.

Thay mới công tắc từ

Kiểm tra cần đẩy và điểm tì. Nếu cần đẩy bị gãy thì thay mới. Bánh răng khởi động được đẩy ra nhưng không giữ

 Cuộn giữ của công tắc từ bị đứt

Kiểm tra, thay mới công tắc từ.

Bánh răng khởi động hồi về chậm

 Lò xo hồi vị bị yếu Thay lò xo hồi vị

Bánh răng khởi động lao ra quá hành trình  Vòng hãm và bạc chặn bị kém hoặc hỏng Thay mới Bánh đà quay yếu

 Máy khởi động hoạt động bình thường nhưng bánh đà quay yếu do bánh răng khởi động bị mòn, khớp li hợp một chiều bị hỏng.

Thay mới bánh răng khởi động hoặc khớp li hợp.

4.3 Tháo, kiểm tra máy khởi động

4.3.1 Kiểm tra máy khởi động trên xe. a.Kiểm tra điện áp ắc quy a.Kiểm tra điện áp ắc quy

Khi máy khởi động làm việc , điện áp ở cực ắc quy giảm xuống do cường độ dòng điện trong mạch lớn. Ngay cả khi điện áp ắc quy bình thường thì sự ăn mòn hay sự biến màu của cực ắc quy cũng có thể gây khởi động kém do điện trở tiếp xúc tăng làm giảm điện áp thực tế từ ắc quy cấp cho máy khởi động khi khóa điện ở vị trí START. Do đó cần phải đo kiểm tra điện áp ắc quy khi máy khởi động làm việc. Thực hiện theo các bước sau :

- Bật khóa điện về vị trí START .

- Đo điện áp ắc quy. So sánh với điện áp tiêu chuẩn là 9,6 V. nếu điện áp thấp hơn 9,6 V.

- Thay ắc quy nếu điện áp thấp hơn 9,6 V. b.Kiểm tra role khởi động

Kiểm tra sự thông mạch của rơle : Dùng đồng hồ kiểm tra có sự thông mạch giữa chân ( 1 ) và chân ( 2 ) , không có sự thông mạch giữa chân ( 3 ) và chân (5 ) . Kiểm tra sự hoạt động của rơle : Cấp điện áp ắc quy vào chân ( 1 ) và chân ( 2 ). Kiểm tra rằng có sự thông mạch giữa chân ( 3 ) và chân ( 5 ) . Nếu thông mạch không như tiêu chuẩn, tiến hành thay rơle .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010 (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)