Phương pháp tháo các chi tiết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010 (Trang 87)

4.4 Tháo rời các chi tiết, kiểm tra và lắp máy khởi động

4.4.1 Phương pháp tháo các chi tiết

a.Tháo công tắc từ

- Tháo đai ốc và đầu dây điện khỏi cực trên công tắc từ. - Nới lỏng hai đai ốc giữ công tắc từ trên vỏ

Hình 4.7: Tháo đai ốc giữ công tắc từ.

- Trong khi kéo cụm công tắc từ và nâng phần phía trước của công tắc lên, nhả móc píttông ra khỏi cần dẫn động, sau đó tháo cụm công tắc từ.

Hình 4.8: Tháo công tắc từ b.Tháo cụm càng máy khởi động b.Tháo cụm càng máy khởi động

Hình 4.9: Tháo cụm càng máy khởi động. c.Tháo cụm giá đỡ chổi than máy khởi động c.Tháo cụm giá đỡ chổi than máy khởi động

Hình 4.10: Tháo vít lắp chổi than

- Dùng một tô vít, giữ lò xo chổi than lại và tháo giá đỡ chổi than. - Tháo 4 chổi than và tháo cụm giá đỡ chổi than máy khởi động.

Hình 4.11: Tháo chổi than. d.Tháo cụm rotor máy khởi động d.Tháo cụm rotor máy khởi động

- Nhấc cụm rotor ra khỏi stator e.Tháo li hợp máy khởi động

Hình 4.12: Tháo cần đẩy, cụm giảm tốc và li hợp máy khởi động.

- Tháo cần dẫn động và li hợp máy khởi động với bộ giảm chấn ra khỏi vỏ máy khởi động.

- Dùng một tô vít, đóng bạc hãm hướng về phía li hợp máy khởi động. - Dùng một tô vít, nạy phanh hãm ra.

-Tháo bạc hãm và li hợp máy khởi động ra khỏi trục bộ hành tinh. 4.4.2 Phương pháp kiểm tra các chi tiết

a.Kiểm tra rotor

- Kiểm tra rằng cổ góp không bị chạm mát :

Dùng đồng hồ kiểm tra không có sự thông mạch giữa cổ góp và cuộn dây phần ứng . Nếu có sự thông mạch thay phần ứng .

- Kiểm tra sự hở mạch của cổ góp :

Dùng đồng hồ kiểm tra sự thông mạch giữa các phiến góp kế tiếp của cổ góp. Nếu không có sự thông mạch giữa các phiến góp thay phần ứng .

- Kiểm tra độ đảo của cổ góp: Độ đảo hướng kính cực đại: 0,4 mm. Nếu độ đảo lớn hơn giá trị cực đại, tiện lại cổ góp .

Dường kính tiêu chuẩn : 28 mm . Đường kính cực tiểu : 27 mm .

- Kiểm tra các phiến góp: Kiểm tra các phiến góp đều sạch và không có vật lạ bám vào.

Chiều sâu khe hở giữa các phiên góp tiêu chuẩn là 0,6 mm. Nếu chiều sâu này nhỏ hơn giá trị cực tiểu 0,2 mm thì tiến hành sửa lại bằng lưới của sắt và vát mép các cạnh sắt.

Hình 4.13: Kiểm tra độ đảo cổ góp. b.Kiểm tra cuộn cảm b.Kiểm tra cuộn cảm

Hình 4.14: Kiểm tra cuộn cảm. 1: Dây nối với cực C; 2: Chổi than 1: Dây nối với cực C; 2: Chổi than - Kiểm tra sự hở mạch của cuộn cảm :

Dùng đồng hồ kiểm tra có sự thông mạch giữa các cực chổi than của cuộn cảm. Nếu không thông mạch , thay khung tử .

- Kiểm tra cuộn cảm không bị chạm mát :

Dùng đồng hồ , kiểm tra không có sự thông mạch giữa cuộn cảm và khung từ . điện trở cho phép nhỏ hơn 10 kΩ trở lên

c.Kiểm tra công tắc từ

- Kiểm tra pittông. Ấn píttông vào rồi nhả ra , kiểm tra rằng nó hồi nhanh về vị trí ban đầu .

Hình 4.15: Kiểm tra piston. - Kiểm tra hở mạch cuộn kéo : - Kiểm tra hở mạch cuộn kéo :

Dùng đồng hồ kiểm tra thông mạch giữa cực C và cực 50. Nếu không thông mạch thay công tắc từ .

- Kiểm tra hở mạch cuộn giữ :

Dùng đồng hồ kiểm tra thông mạch giữa cực 50 và thân công tắc từ . Nếu không thông mạch thay công tắc từ.

d.Kiểm tra chổi than

- Dùng thước cặp, đo chiều dài của chổi than.

- Chiều dài tiêu chuẩn: 14 mm. Chiều dài nhỏ nhất:9 mm

-Dùng một Ômkế, kiểm tra điện trở giữa các giá đỡ chổi than dương (+) và âm - Điện trở tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên

-Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay cụm giá đỡ chổi than.

-Nếu chiều dài nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay cụm giá đỡ chổi than

Hình 4.16: Kiểm tra chổi thane.Kiểm tra khớp li hợp e.Kiểm tra khớp li hợp

Hãy giữ li hợp máy khởi động và quay bánh răng chủ động cùng chiều kim đồng hồ, kiểm tra rằng nó có thể quay tự do. Quay bánh răng chủ động ngược chiều kim đồng hồ và kiểm tra rằng bánh răng bị khoá. Nếu cần, hãy thay thế li hợp máy khởi động.

Hình 4.17: Kiểm tra khớp li hợp 4.4.3 Phương pháp lắp các chi tiết máy khởi động 4.4.3 Phương pháp lắp các chi tiết máy khởi động a.Lắp li hợp máy khởi động

- Bôi mỡ vào bạc và then của li hợp từ và bạc mới.

- Lắp li hợp máy khởi động và bạc hãm lên trục hành tinh.

- Bôi mỡ lên phanh hãm mới và lắp nó vào rãnh trục bộ hành tinh. - Dùng êtô, nén phanh hãm.

Hình 4.18: Lắp bạc hãm.

- Hãy giữ li hợp máy khởi động, dùng búa nhựa đóng lên trục bộ hành tinh vào và lắp bạc phía trên vào phanh hãm.

Hình 4.19: Lắp vòng chặn vào bạc hãm. - Bôi mỡ lên phần ngõng của cần dẫn động tiếp xúc với vỏ hộp. - Bôi mỡ lên phần ngõng của cần dẫn động tiếp xúc với vỏ hộp. - Lắp cần dẫn động vào li hợp máy khởi động.

Hình 4.20: Lắp cần đẩy vào li hợp máy khởi động

b.Lắp cụm rotor máy khởi động

c.Lắp cụm giá đỡ chổi than máy khởi động.

Hình 4.21: Lắp chổi than. - Lắp khung đầu cổ góp bằng 2 vít. - Lắp khung đầu cổ góp bằng 2 vít.

CHÚ Ý: Để tránh làm ảnh hưởng giữa giá đỡ chổi than và bộ bảo vệ bụi, hãy đẩy khung đầu dẫn động cách ra một góc

d.Lắp cụm càng máy khởi động.

- Gióng thẳng rãnh của stato với vấu của bộ giảm chấn. - Lắp stato và rôto bằng 2 bu lông xuyên.

Hình 4.22: Lắp cụm càng máy khởi động. e.Lắp cụm công tắc từ máy khởi động e.Lắp cụm công tắc từ máy khởi động

- Treo píttông của công tắc li hợp máy khởi động vào cần dẫn động từ phía trên xuống

Hình 4.23: Lắp cụm công tắc từ. - Lắp cụm công tắc từ của máy khởi động bằng 2 đai ốc. - Lắp cụm công tắc từ của máy khởi động bằng 2 đai ốc. - Nối dây dẫn vào cực bằng đai ốc.

Hình 4.24: Nối dây dẫn với cực C.

4.5 Lắp máy khởi động lên xe

Hình 4.25: Lắp máy khởi động. Ngược lại quy trình tháo: Ngược lại quy trình tháo:

- Lắp hai bulông để giữ cố định máy khởi động trên giá đỡ. - Lắp đại ốc và lắp kết nối cực 30.

- Cắm giắc kết nối cực 50 máy khởi động. - Lắp ắc quy.

4.6 Kết luận chương 4

Mỗi một hệ thống trên ô tô khi hoạt động trong một thời gian dài sẽ sinh ra những hư hỏng và hệ thống khởi động cũng không phải là ngoại lệ. Trong chương cuối của đồ án này, em đã nêu ra những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, biện pháp khắc phục và bảo dưỡng hệ thống khởi động đặc biệt là phần máy khởi động. Với phần máy khởi động – phần chính của hệ thống, em đã trình bày cơ bản phương pháp tháo lắp, kiểm tra, các thông số tiêu chuẩn.

KẾT LUẬN

Ngày nay ô tô với động cơ điện đang là xu hướng mới của Thế giới để thay thế động cơ đốt trong giúp bảo vệ môi trường hơn. Chính vì thế mà một số hệ thống như hệ thống khởi động sẽ dẫn biến mất khỏi ô tô cùng với động cơ đốt trong, tuy nhiên những nguyên lí, cấu tạo của hệ thống khởi động, đặc biệt là máy khởi động vẫn còn gắn liền với những chiếc xe không phát thải khói bụi này. Là một người sống trong thời kì giao thoa của hai loại động cơ, em sẽ luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu về cả hai loại động cơ này để làm tốt công việc sắp tới cũng như bắt kịp với xu hướng thời đại.

Từ thực tế trên em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống khởi động trên ô tô” nhằm tổng hợp lại những kiến thức đã học cũng như nghiên cứu sâu hơn về hệ thống khởi động cụ thể là trên xe Toyota Vios 2010. Nội dung được trình bày trong đề tài bao gồm: Tổng quan về hệ thống khởi động trên ô tô; sơ đồ nguyên lí, nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động trên ô tô; cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động trên xe Toyota Vios 2010; những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống khởi động trên ô tô. Qua thời gian làm đồ án, em cũng sử dụng thành thạo hơn về word, powerpoint, cad phục vụ cho công việc sau này. Trong đề tài này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song vẫn không tránh khỏi một số sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ ô tô Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, đặc biệt em xin chân thành cảm thành cảm ơn thầy Ths. Ngô Quang Tạo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Anh, Nguyễn Huy Chiến, Phạm Việt Thành(2015), GIÁO TRÌNH

KĨ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ, nhà xuất bản khoa học

và kĩ thuật, Công ty cổ phần in khoa học công nghệ Hà Nội.

[2] Nguyễn Thành Bắc, Chu Đức Hùng, Thân Quốc Việt, Phạm Việt Thành, Nguyễn Tiến Hán(2017), GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Ô

TÔ CƠ BẢN, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.

[3] Đỗ Văn Dũng(2004), Hệ thống điện-điện tử trên ô tô hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.

[4] Hoàng Phúc Trình, Phạm Văn Huy, Lê Viết Thắng, Bùi Quang Phúc, Ngô Văn Khương(2016), Giáo trình hệ thống điện động cơ, Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.

[5] Nguyễn Chí Hùng(9/2008), GIÁO TRÌNH - Hệ thống điện động cơ, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh lưu hành nội bộ.

[6] Nguyễn Văn Chất(2006), Giáo trình Trang bị điện ô tô, Nhà xuất bản Giáo dục, Xí nghiệp in Hà Tây.

[7] Ths. Trần Hoàng Luân(9/2019), Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô , CĐ Giao thông Vận tải_1402789 Lưu hành nội bộ.

[8] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quế(2013), Giáo Trình ô tô, máy kéo và xe chuyên dụng, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.

[9] TP-Auto Thiên Phong(2009), Chuyên đề động cơ 1NZ-FE trên xe Toyota

Vios 2007.

[10] Utt-Car(3/2/2020),“ Tổng hợp các loại hệ thống khởi động trên ô tô”, oto- hui.com.

[11] KTV Chan doan Dien - HT Khoi dong (15t), Tài liệu hãng Toyota.

[12] TÀI LIỆU ĐÀO TẠO - Kỹ thuật viên Toyota (Full)(2013), Công ty ô tô Toyota Việt Nam.

[13] Cẩm nang sửa chữa Toyota Vios(2010), GSIC – Trung tâm thông tin dịch vụ toàn cầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2010 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)