2.3 Đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy khởi động
2.3.4 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh và roto kiểu thanh dẫn (PS)
Máy khởi động loại bánh răng hành tinh và roto kiểu thanh dẫn chỉ khác so với máy khởi động loại bánh răng hành tinh ở phần motor còn lại thì hai loại này giống nhau
a.Cuộn cảm
Hình 2.38: Cuộn cảm MKĐ loại bánh răng hành tinh - roto thanh dẫn. 1: Nam châm chính; 2: Nam châm đặt giữa các cực; 3: Từ thông do nam 1: Nam châm chính; 2: Nam châm đặt giữa các cực; 3: Từ thông do nam châm chính tạo ra; 4: Từ thông do cả nam châm chính và nam châm đặt giữa
Thay vì sử dụng các cuộn cảm như trong máy khởi động thông thường, máy khởi động loại PS sử dụng hai loại nam châm vĩnh cửu: Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực.
Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực được xắp xếp xen kẽ nhau trong vỏ máy khởi động. Từ cách sắp đặt này làm cho từ thông được tạo ra giữa các nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực bổ sung cho nhau tạo nên từ thông tổng lớn hơn. Ngoài việc tăng lượng từ thông, cấu trúc này còn rút ngắn được chiều dài tổng cộng của vỏ máy khởi động.
b.Phần ứng
Hình 2.39: Phần ứng MKĐ loại PS. 1,5: Phần ứng; 2,4: Chổi than; 3,6: Cổ góp 1,5: Phần ứng; 2,4: Chổi than; 3,6: Cổ góp
Thay vì sử dụng dây dẫn dạng tròn như trong máy khởi động loại thông thường máy khởi động loại PS sử dụng dây dẫn hình vuông. Ở cấu trúc này các dây dẫn hình vuông có thể đạt được các điều kiện giống như khi cuốn các dây dẫn hình tròn nhưng không làm tăng khối thường. Kết quả là mô men xoắn cao lên đồng thời cuộn ứng cũng trở nên gọn hơn. Vì bề mặt của dây dẫn hình vuông làm cổ góp nên chiều dài tổng cộng của loại PS được rút ngắn.