1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực công chức
1.2.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức ngành thuế của một số
địa phương và bài học kinh nghiệm cho Chi cục thuế Đan Phượng
1.2.6.1. Kinh nghiệm của Cục thuế TP Đà Nẵng
Đà Nẵng là một TP thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 TP trực thuộc Trung ƣơng ở Việt Nam.
Lãnh đạo Cục Thuế TP Đà Nẵng quan điểm “CBCC ngành Thuế TP là đội ngũ trực tiếp triển khai các chính sách, pháp luật thuế của nhà nƣớc. Chủ trƣơng, chính sách, pháp luật thuế có đi vào cuộc sống có đúng với bảnchất của nó hay không đều do yếu tố chất lƣợng, phẩm chất của đội ngũ cán bộ thuế quyết định”. Coi trọng vai trò của đội ngũ CBCC Thuế, trong 10 năm qua, Cục Thuế Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để nâng cao năng lực đội ngũ này.
Cục Thuế TP Đà Nẵng đã thực hiện chủ trƣơng đào tạo tại chỗ, kết hợp với thu hút nhân tài để tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ. Hàng năm Cục Thuế Đà Nẵng đều cử số lƣợng cán bộ lớntừ 35 đến 40 ngƣời đi đào tạo, bồi
dƣỡng theo các chƣơng trình của Tổng Cục Thuế, chiếm 15% đến 20% so với tổng số cán bộ. Đối tƣợng cử đi đào tạo, bồi dƣỡng ngày càng mở rộng cho cả những cán bộ Văn phòng Cục thuế TP Đà Nẵng, số lƣợng cán bộ nữ đƣợc cử đi đào tạo chiếm 40% so với tổng số cán bộ cử đi đào tạo, bồi dƣỡng.
Cùng với việc tăng dần số lƣợng, chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cũng đƣợc nâng lên, nội dung chƣơng trình đào tạo đƣợc triển khai toàn diện, trong đó chủ trọng bồi dƣỡng kỹ năng thực thị công vụ và theo vị trí việc làm. Nội dung, chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ và tập trung theo hƣớng chuyên nghiệp, chuyên sâu; điều này đƣợc thể hiện ở chỗ là mỗi bộ phần đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chƣơng trình cụ thể nhƣ: kỹ năng thanh tra, kỹ năng kiểm tra, kỹ năng ƣỡng chế nợ thuế, kỹ năng tin học ứng dụng Thuế...
Giảng viên đƣợc mời tham gia giảng dạy là những ngƣời có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho ngƣời học những thông tin, kiến thức thiết thực. Ngoài ra, còn mời lãnh đạo các phòng, các Chi cục hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ theo từng vị trí việc làm.Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống; minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu video, hƣớng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”.
Từ năm 1999 TP Đà Nẵng có chính sách thu hút, bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi về công tác tại các quận nhằm từng bƣớc chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ CBCC. Đến nay đã có trên 10 ngƣời đƣợc bố trí công tác tại Cục Thuế Đà Nẵng theo diện này. Đội ngũ này tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng về kỹ năng quản lý, điều hành, nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị. Đội ngũ cánbộ trên đã thể hiện nhiệt huyết với công
việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có tinh thần chịu khó và gắn bó với công việc, gần gũi với nhân dân, nắm chắc tình hình hoạt động ở đơn vị.
Chính sự trƣởng thành của đội ngũ CBCC đã góp phần giúp Cục Thuế Đà Nẵng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ thu ngân sách của TP trong nhiều năm qua.
1.2.6.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế TP Cần Thơ
Thời gian qua, Cục Thuế TP Cần Thơ đã trở thành điểm sáng trong nâng cao năng lực đội ngũ CBCC của ngành Thuế. Để đạt đƣợc mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, phục vụ tốt NNT, Cục Thuế TP Cần Thơ đã tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ CBCC. Theo quan điểm của Lãnh đạo Cục Thuế TP Cần Thơ thì để xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” thì việc coi trọng công tác cán bộ, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ đúng năng lực, chuyên môn, ngành nghề đào tạo là yếu tố quyết định sự thành công trong thực hiện cải cách hành chính ở các đơn vị của Cục.
Năm 2014, Cục Thuế TP Cần Thơ tiếp tục thực hiện việc rà soát, tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ đảm bảo đúng ngƣời, đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy đƣợc trí tuệ, năng lực, sở trƣờng của mình, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, Cục Thuế TP Cần Thơ cũng đẩy mạnh việc bố trí, luân chuyển vị trí công tác, chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lề lối thực hiện công vụ cho CBCC. Nhờ đƣợc sắp xếp, bố trí việc làm đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ CBCC đã có nhiều sáng kiến áp dụng hiệu quả tại đơn vị... Từ năm 2004 đến cuối năm 2012, Cục Thuế Cần Thơ đã cử đi đào tạo chuyên môn cho 140 lƣợt cán bộ; đào tạo lý luận chính trị: 155 cán bộ. Ở cấp Cục, hiện cán bộ có trình độ chuyên môn đại học 71,28%, sau đại học 4,17%; về trình độ lý luận chính trị: trung cấp đạt 37,89%; cao cấp, cử nhân 53,75%...
động tuyên truyền về cải cách hành chính thuế: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền lƣu động; tổ chức Diễn đàn Cục Thuế TP Cần Thơ đối thoại với NNT về thủ tục hành chính thuế tại các Chi cục. Chi đoàn Cục Thuế TP thực hiện việc xây dựng Bảng niêm yết công khai các thủ tục hành chính Thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục với hình thức đẹp, dễ tra cứu, nội dung niêm yết đƣợc cập nhất kịp thời theo các quyết định công bố ban hành thủ tục hành chính của Tổng cục Thuế.
Ngoài ra, tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Cục và 13 Chi cục đều thực hiện việc lấy ý kiến về mức độ hài lòng của NNT khi đến liên hệ giải quyết công việc. Kết quả, tỷ lệ hài lòng chung của ngƣời dân đối với sự phục vụ của cán bộ và các cơ quan của Cục và 13 Chi cục đạt trên 90%. Song song đó, Phòng tuyên tuyền và hỗ trợ NNT đã điều tra dƣ luận xã hội, với 400 phiếu xin ý kiến dƣới dạng câu hỏi về “Nâng cao chất lƣợng cải cách hành chính thuế”, trên địa bàn TP. Kết quả điều tra dƣ luận xã hội ở 13 CCT cho thấy đa số NNT đều rất quan tâm đến việc này; các cấp từ Cục đến Chi cục tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách hành chính thuế; đội ngũ CBCC có bƣớc chuyển biến về nhận thức, tính năng động, tác phong, đạo đức, tinh thần trách nhiệm nhằm nâng cao ý thức phục vụ NNT… Bên cạnh đó, với việc thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại CCT cũng đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhƣ Kho bạc, Văn phòng đăng ký đất đai…, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục thuế cho NNT. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục thuế, đội ngũ cán bộ nghiêm túc tổ chức làm việc vào sáng thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục thuế cho NNT; việc thực hiện các chính sách cho CBCC làm việc tại Bộ phận một cửa nhƣ phụ cấp hàng tháng, đồng phục... đều thực hiện đúng theo quy định”.
1.2.6.3. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Chi cục thuế Đan Phượng, Hà Nội.
Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực đội ngũ CBCC của các địa phƣơng trong nƣớc, ta có thể rút ra một số bài học đối với Chi cục thuế Đan Phƣợng trong công tác nâng cao năng lực CBCC nhƣ sau:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trƣớc hết, tập thể cấp ủy, đội ngũ lãnh đạo Chi cục thuế Đan Phƣợng phải có nhận thức sâu sắc và đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực đội ngũ CBCC. Từ đó cụ thể hóa thành các kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, phù hợp với từng đội, từng cán bộ.
Hai là, chú trọng công tác đào tạo nguồn và tuyển dụng cán bộ. Thực hiện tốt chủ trƣơng “ƣơm mầm” cho tƣơng lai, Lãnh đạo Chi cục thuế Đan Phƣợng phải có những bƣớc đột phá trong công tác đào tạo nguồn cán bộ, xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cụ thể.
Ba là, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ. Phải biết “tùy ngƣời tài mà dùng ngƣời”, bố trí đúng ngƣời, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trƣờng của mình.
Bốn là, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ có thành tích tốt. Kết hợp hài hòa giữa lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần. Đảm bảo đời sống của đội ngũ CBCC ngày càng đƣợc cải thiện. Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác chính trị, tƣ tƣởng, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho cán bộ.
Năm là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thƣởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ; Kiểm tra, đánh giá cán bộ hàng năm một cách nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những ngƣời không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, đây là dịp giúp cán bộ tự nhìn lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế các khuyết điểm.