Chiến lƣợc phát triển của VIETTEL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 66 - 73)

2.2.3 .Phương pháp và công cụ phân tích

3.2. Chiến lƣợc phát triển của VIETTEL

Lịch sử đã cho thấy, muốn chiến thắng, trước hết phải bắt đầu từ sứ mệnh

chính nghĩa, rõ ràng và việc tìm kiếm đƣợc sứ mệnh đúng đắn có một ý nghĩa hết

sức quan trọng. Để có thể đưa ra được sứ mệnh đúng đắn, trước hết cần tìm hiểu

sứ mệnh của công ty là gì. Sứ mệnh phải giúp cho các nhà quản trị chiến lƣợc

hiểu đƣợc lý do tồn tại của công ty là gì, công ty có thể đem lại điều gì cho cộng

đồng. Việc xác định sứ mệnh đúng đắn có một ý nghĩa quan trọng đối với công

quản trị xây dựng hình thành chiến lƣợc.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào từ khi thành lập cũng có chiến lƣợc rõ ràng, Viettel cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. VIETTEL tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, đƣợc thành lập từ Ngày 1 tháng 6 năm 1989, nhiệm vụ, sứ mệnh của Viettel đƣợc sinh ra là để thực hiện các nhiệm vụ do Binh chủng Thông tin, Bộ Quốc Phòng giao. Cụ thể là khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông.

Sau 11 năm hình thành và phát triển, đến năm 2000 VIETTEL chính thức tham gia thị trƣờng viễn thông với dịch vụ VoIP quốc tế và Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đƣờng dài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Cùng với công cuộc “Đổi mới” chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN của đất nƣớc và sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng viễn thông trong nƣớc, VIETTEL đã đón nhận cơ hội và tìm ra đƣợc sử mệnh của

Vậy câu hỏi đặt ra là: Chiến lược phát triển của Viettel từ khi bắt đầu thành lập đến naày là gì? Chiến lược được hình thành và phát triển như thế nào?

mình, từng bƣớc xây dựng hình thành chiến lƣợc đầu tiên.

Nếu nhƣ đối thủ và khách hàng coi dịch vụ viễn thông là dịch vụ dành cho ngƣời giàu thì VIETTEL nghĩ ngƣợc lại, VIETTEL coi dịch vụ viễn thông là dịch vụ thiết yếu của bất cứ ai có nhu cầu. Nếu nhƣ mọi ngƣời nghĩ các dịch vụ công nghệ càng cao thì giá sẽ đắt đỏ nhƣng VIETTEL nghĩ ngƣợc lại, công nghệ càng cao giá càng rẻ nếu công nghệ đó phục vụ số đông ngƣời dung. Bằng công nghệ của mình VIETTEL có sứ mệnh bình dân hóa các dịch vụ viễn thông công nghệ cao phục vụ đại đa số ngƣời dân Việt Nam.

Sau thành công của dịch vụ VoIP quốc tế và Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đƣờng dài, ngày 15 tháng 10 năm 2004 VIETTEL cung cấp dịch vụ điện thoại di động cổng cáp quang quốc tế. Ở giai đoạn này VIETTEL đã xác định

được sữ mệnh của mình là “Sáng tạo để phục vụ con người” Ở đây hiểu là sáng tạo là làm khác ngƣời khác. Vì con ngƣời phải khác ngƣời khác thì mới có lý do tồn tại, và đã thực hiện thành công nhiều chiến lược phát triển. Cụ thể:

VIETTEL đã sáng tạo và có nhiều cách làm khác biệt so với đối thủ, về chiến lƣợc phát triển hạ tầng mạng lƣới: “Lấy nông thôn bao vây thành thị”, phát triển hạ tầng tốt từ nông thôn trƣớc sau đó mới kinh doanh, lấy khách hàng với số lƣợng lớn khoảng ở nông thôn. Với khẩu hiệu, “hạ tầng đi trƣớc, kinh doanh đi sau”. Sau khi đi vào hoạt động chƣa đƣợc một năm nhƣng mạng của VIETTEL đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành, đã có hơn 1.200 trạm thu phát sóng của VIETTEL. Đến nay mạng lƣới của VIETTEL đã đầu tƣ hạ tầng mạng lƣới viễn thông tại 12 quốc gia và phục vụ tập khách hàng hơn 90 triệu dân trên toàn thế giới từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. VIETTEL là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. VIETTEL sở hữu 99.500 trạm GSM (gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G), cùng hơn 365.000 km cáp quang.

Chiến lƣợc kinh doanh: Sử dụng “chiến lƣợc về chi phí thấp”, “chiến lƣợc

khác biệt hoá về sản phẩm” và “chiến lƣợc tập trung vào một số phân khúc thị trƣờng riêng biệt” và đã gặt hái đƣợc nhiều thành công. Cụ thể:

Hình 3.9. Sản phẩm, dịch vụ Viettel cung cấp

(Nguồn: Ban truyền thông)

Trƣớc năm 2000, VIETTEL vẫn bị xếp vào loại “doanh nghiệp nhà dột nát” trong số các công ty viễn thông tại Việt Nam. Chỉ 2 năm sau, với cuộc cách mạng mang tên VoIP 178, VIETTEL từ “doanh nghiệp nhà dột nát” tiến thẳng vào Câu lạc bộ 1000 tỷ.

Ngay sau VIETTEL ra nhập thị trƣờng kinh doanh viễn thông, không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một cuộc cách mạng về giá cƣớc khi mới ra đời, VIETTEL còn tiếp tục tạo ra những cuộc cách mạng mới về phƣơng thức tính cƣớc cho điện thoại cố định, di động, điện thoại đƣờng dài quốc tế, làm lợi cho hàng triệu khách hàng tại Việt Nam.

Năm 2006, ngoài việc thay đổi cách tính cƣớc, VIETTEL còn tiếp tục giảm giá cƣớc đến 27% so với giá cƣớc cũ đối với các dịch vụ điện thoại đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế. Theo đó, giá cƣớc gọi 178 đi quốc tế chỉ còn 0,048 USD/6 giây, gọi trong nƣớc vùng 1 chỉ còn 72 đồng/6giây; vùng 2 là 118 đồng/6giây và vùng 3 chỉ còn 136 đồng/6giây. Các cuộc gọi ngoài giờ giảm thêm 30% so với trƣớc.

Chiến lƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài: Năm 2006, khi ấy VIETTEL còn là một Công ty

viễn thông rất nhỏ, cả doanh thu và lợi nhuận chỉ chƣa bằng 1/30 so với bây giờ. Nhƣng VIETTEL đã đi đầu tƣ nƣớc ngoài để đƣợc cạnh tranh, đƣợc học hỏi những công ty hàng đầu trên thế giới, để VIETTEL cạnh tranh hơn, để VIETTEL giỏi hơn. Sau 12 năm, gia đình nƣớc ngoài của VIETTEL đã là 12 nƣớc, với dân số 230 triệu ngƣời, lớn gấp 2,5 lần dân số Vietnam. Tại Châu Á có 4 nƣớc là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar. Tại Châu Phi có 4 nƣớc là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania. Tại Châu Mỹ có 2 nƣớc là: Haiti và Peru. Số thuê bao khách hàng của VIETTEL tại nƣớc ngoài đã trên 35 triệu. Doanh thu là 1,4 tỷ đôla mỗi năm.

Tốc độ tăng trƣởng hàng năm là trên 25%. Tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 ngƣời nƣớc ngoài.

Có thể nhận thấy chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của VIETTEL là chiến lƣợc xuyên quốc gia. Việc lựa chọn thị trƣờng quốc gia mục tiêu của VIETTEL là “đánh” vào những thị trƣờng khó, những thị trƣờng các nƣớc đang phát triển, thậm chí là bất ổn về chính trị và khó khăn về tự nhiên. Điều đó khẳng định rằng VIETTEL “đánh” ra nƣớc ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trƣờng đó. Để làm đƣợc điều này, VIETTEL đã áp dụng chiến lƣợc “Đại dƣơng xanh” – nghĩa là tự tạo ra một ngành kinh doanh, một thị trƣờng mới, một “đại dƣơng” các dịch vụ mới ở một vùng đất còn chƣa đƣợc ai khai phá.

Đến nay Chiến lƣợc của VIETTEL đã đƣợc hình thành rất rõ nét và nó là một phần trong chiến lƣợc phát triển của Bộ Quốc Phòng và của Quốc gia.

VIETTEL duy trì vị trí dẫn dẫn đầu trong thị trƣờng viễn thông, đẩy mạnh ứng dung CNTT vào mọi ngõ ngách của cuốc sống, hình thành nghành nghiên cứu sản xuất sản phẩm viễn thông, CNTT và một số loại thiết bị, vũ khí quân sự công nghệ cao.

Tạo thị trƣờng đủ lớn là yếu tố quyết định thành công. Sản xuất thiết bị viễn thông, CNTT bƣớc đầu phục vụ cho thị trƣờng và khách hàng của VIETTEL góp phần phổ cập các thiết bị viễn thông CNTT VIETTEL, tập trung vào việc phát triển các dự tổng thể, dài hạn, mang tính nền tảng cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân.

Tập trung vào các dự án trong đó VIETTEL có lợi thế cạnh tranh phù hợp với chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. VIETTEL có tập khách hàng lớn, chiến lƣợc của VIETTEL và phổ cập hóa các dịch vụ viễn công, công nghệ cao nhắm đến đối tƣợng khách hàng bình dân, khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Kết hợp giữa viễn thông và CNTT tạo sự khác biệt của VIETTEL tạo ra không gian sáng tạo mới đi vào mọi mặt đời sống xã hội.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Chiến lược tiếp theo của Viettel là gì, Viettel sẽ đem lại điều gì cho khách hàng và cho đất nước trong tương lai?

Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, sản phẩm CNTT của VIETTEL phải đƣợc tiếp cần từ đơn giản đế phức tạp, sản phẩm phải đƣợc thiết kế, chế tạo theo hƣớng cá thể hóa, dựa vào các thế mạnh của ngƣời Việt Nam để may đo cho phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau. Lấy các dự án dân sự làm nền tảng để phát triển cho các dự án Quốc phòng. Làm chủ thiết kế sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT bắt đầu với các sản phẩm phổ cập đóng vai trò nòng cốt đẩy mạnh và đƣa Việt nam trở thành quốc gia mạng về viễn thông và CNTT. Xây dựng giải pháp tổng thể phát triển nguồn lực chất lƣợng cao từ khâu tuyển dụng đào tạo, sử dụng, sắp xếp, đánh giá cho đến tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ, thu hút và xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng khẳng định: thành tựu của VIETTEL là niềm tự hào của đất nƣớc, của Quân đội, là minh chứng sinh động cho chủ trƣơng xây dựng, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng chí Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng mong rằng, trong tƣơng lai, đất nƣớc, quân đội cần phấn đấu có nhiều doanh nghiệp nhƣ VIETTEL.

Hình 3.10 : Thủ tƣớng tặng ảnh Bác Hồ cho Tập đoàn

Nguồn: Ban truyền thông Tập đoàn

Thủ tƣớng nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá: Chúng ta tự hào có Tập đoàn VIETTEL là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tƣ, kinh doanh ở nƣớc ngoài thành công với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao là viễn thông và công nghệ thông tin. VIETTEL đã và đang liên tục tăng trƣởng mạnh, đứng trong tốp đầu về

doanh thu, nộp ngân sách nhà nƣớc và hiện là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất Việt Nam. Các dự án đầu tƣ của VIETTEL còn là nhịp cầu nối quan trọng giúp tăng cƣờng và thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nƣớc

Nhiều ngƣời cho rằng chặng đƣờng phát triển của VIETTEL nhƣ một huyền thoại về sự thành công. Nói đến VIETTEL, ngƣời ta chỉ đề cập đến thành công và thế mạnh chứ ít khi nói tới những "tử huyệt" của VIETTEL, điều này đã đƣợc Tổng Giám đốc VIETTEL nhận ra và thƣờng xuyên nhắc nhở đến toàn thể cán bộ CNV của Tập đoàn. Thông thƣờng, chính những điểm yếu “chết ngƣời” lại nằm trong chính điểm mạnh, VIETTEL rất thành công thì điểm yếu nằm ở đó, VIETTEL thay đổi rất nhanh – điểm yếu cũng nằm ở đó. Thành công thì dễ chủ quan, muốn nghỉ ngơi, muốn dùng lại kinh nghiệm cũ, thành công thì đồng cam cộng khổ ít đi dễ mất đoàn kết. Thay đổi nhanh rất dễ dẫn tới sự không ổn định. Sáng tạo cũng có nguy cơ của nó. Bất kỳ sự sáng tạo nào cũng liên quan tới chi phí, sự mạo hiểm trong khi không phải sáng tạo nào cũng dẫn đến thành công. Nhƣng vấn đề quan trọng là anh có nhìn đƣợc ra điều đó để xử lý hài hòa hay không!

Để ổn định và phát triển bền vững trên nền tảng phát triển doanh nghiệp, VIETTEL cần phải làm gì? Điều này đã đƣợc TGĐ Tập đoàn VIETTEL đƣa ra với toàn thể CBCNV VIETTEL nhân kỷ niệm 10 năm đầu tƣ quốc tế của Tập đoàn.

VIETTEL đang phát triển trong một thời đại của những thay đổi lớn lao – những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc hàng ngày, hay xa hơn là thay đổi với cả hành tinh cũng nhƣ vị trí của con ngƣời trong thế giới này. Sự thay đổi ấy hứa hẹn những đột phá tuyệt vời trong y học, trong công nghệ, trong trí tuệ nhân tạo. Sự thay đổi ấy sẽ mở ra những cơ hội mới, hoặc làm trầm trọng hơn những vấn đề đang tồn tại hiện nay. Và dù chúng ta có muốn hay không thì sự thay đổi ấy vẫn sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh.

Với ngành viễn thông, chúng ta thấy những sự thay đổi và chuyển ngôi một cách rõ nét. Viễn thông ngày càng mở rộng, xoá nhoà các khoảng cách về biên giới, về loại hình dịch vụ. Cạnh tranh đã không còn là cạnh tranh trong nƣớc mà còn là cạnh tranh quốc tế, không chỉ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

truyền thống mà còn cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ mới nhƣ Facebook, Viber, Zalo. Không dám thay đổi, đó chính là khƣớc từ cơ hội của chính mình. Chúng ta đã từng thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ. Chung ta đã từng luôn làm một điều gì đó khác biệt.

Nhiệm vụ của chúng ta là kết nối, kết nối vạn ngƣời, kết nối vạn vật, kết nối vạn dịch vụ với nhau. Và không chỉ kết nối, chúng ta lƣu giữ thông tin, xử lý thông tin, tạo ra giá trị và đƣa giá trị đó tới mọi ngƣời. VIETTEL phải trở thành một doanh nghiệp phát triển công nghệ cao. Phải sản xuất đƣợc thiết bị viễn thông, phải trở thành một tập đoàn công nghệ viễn thông thế hệ mới. Đảm bảo rằng hạ tầng viễn thông ở các nƣớc VIETTEL đầu tƣ phải an toàn, đảm bảo an ninh quốc gia cho các nƣớc, đảm bảo an toàn cho ngƣời dân.

Tƣơng lai VIETTEL phải phát triển đƣợc các công cụ bảo vệ đƣợc mạng lƣới, bảo vệ các khách hàng trên không gian mạng. Tiến xa hơn, chúng ta sẽ giúp tất cả các quốc gia mà VIETTEL đầu tƣ có thể bảo vệ không gian mạng của mình. VIETTEL sẽ tiếp tục mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài. VIETTEL toàn cầu không phải chỉ 11 nƣớc nhƣ hôm nay mà sẽ là 20 - 30 - 40 nƣớc, với dân số hàng tỷ ngƣời. VIETTEL phải trở thành một tập đoàn toàn cầu, nằm trong top 20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. VIETTEL phải sản xuất đƣợc vũ khí chiến lƣợc, vũ khí công nghệ cao, đủ sức răn đe và bảo bệ hòa bình lâu dài cho đất nƣớc.

VIETTEL cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định của Bộ Quốc phòng. VIETTEL có nhiều chiến lƣợc thành công và cũng có những chiến lƣợc thất bại. Cụ thể:

Trong một cuộc giao lưu thú vị với Câu lạc bộ học viện Lãnh đạo FPT - FLI Club. TGĐ Tập đoàn Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ một thất bại của VIETTEL.

Thất bại gần đây nhất là khi VIETTEL đƣa điện thoại về nông thôn, vì nông thôn còn ít điện thoại. Chúng tôi làm rất tốt, mỗi ngày đƣa đƣợc khoảng mấy nghìn máy về. Chính phủ cho chúng tôi 2 năm để đƣa đƣợc 5 triệu máy về nông thôn. Vậy

Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: Có phải tất cả các chiến lược của Viettel đều thành công phải không? Vậy Viettel có câu chuyện thất bại nào không?

là chúng tôi giục nhau làm nhanh lên, mỗi ngày làm mƣời mấy nghìn máy mới kịp. Cách tốt nhất là cho không. Đó là chƣơng trình tặng máy điện thoại để bàn của VIETTEL (HomePhone – FLI) Vậy là chúng tôi đƣa máy về nông thôn ồ ạt.

Tuy nhiên, vì cho không máy nên ngƣời nông dân chẳng thấy nó có giá trị lắm. Máy khoảng 500 ngàn mà ngƣời vứt chuồng trâu, ngƣời làm rơi xuống đất, hỏng lại lên xin cái khác. Còn dân VIETTEL thì về thông báo mỗi ngày đƣa đƣợc mƣời nghìn máy về nông thôn, coi nhƣ thành công rực rỡ. Chúng tôi quen nhìn vào con số kết quả, chẳng quan tâm tới hiệu quả, vì mấy năm nay làm kinh doanh dễ quá, chỉ nhìn vào doanh thu chứ không để ý tới chi phí. Tới khi mà ngƣời ta bỏ nhiều quá, cứ lấy 1 máy, bỏ 1 máy, thì chúng tôi mới bắt đầu giật mình.

Bài học là không bao giờ cho không. Cách cho tốt nhất là bắt họ bỏ ra trƣớc, rồi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)