2.2.3 .Phương pháp và công cụ phân tích
4.2. Giải pháp định hƣớng phát triển nguồn lực
VIETTEL là một trong những tập đoàn nhà nƣớc có nguồn lực rất lớn cả về tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Các nguồn lực luôn đƣợc VIETTEL sử dụng một cách hiệu quả và tăng đều hàng năm. Doanh thu năm 2016 của VIETTEL là 228.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu công ty mẹ là 122.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của tập đoàn là 186.000 tỷ đồng. Năm 2016, VIETTEL đạt lợi nhuận 43.200 tỷ đồng (tăng 53.000 lần so với năm 1999), chiếm khoảng 60% lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nƣớc, chiếm 90% lợi nhuận của các doanh nghiệp quân đội. Cũng trong năm 2016, VIETTEL nộp ngân sách nhà nƣớc 40.521 tỷ đồng (tăng 11.900 lần so với năm 1999). Hàng năm VIETTEL dành 10% lợi nhuận trƣớc thuế đầu tƣ vào nghiên cứu phát triển, đây là nguồn lực tài chính quan trọng để VIETTEL tổ chức nghiên cứu đầu tƣ mạo hiểm, thử nghiệm, đổi mới công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt.
Bên cạnh các lợi thế về nguồn lực hiện có VIETTEL cũng cần phải nghiên cứu sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo nguồn lực hiện có đƣợc duy trì và phục vụ tốt cho các chiến lƣợc phát triển lâu dài của VIETTEL. Tƣơng lai VIETTEL sẽ tiếp tục mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài. VIETTEL toàn cầu không phải chỉ 11 nƣớc nhƣ hôm nay mà sẽ là 20 - 30 - 40 nƣớc. Vì vậy VIETTEL cần có giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực về tài chính, về nhân sự đảm bảo cho chiến lƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài.
Trong vòng 5 năm tới, VIETTEL cần huy động đƣợc hàng tỷ USD bao gồm cả vốn tự có và vốn huy động từ bên ngoài phục vụ cho chiến lƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài. VIETTEL cần có chính sách đào tạo ngƣời bản địa có trình độ cao tại các nƣớc VIETTEL đầu tƣ đi làm việc tại nƣớc thứ 3 mà VIETTEL đang đầu tƣ.
Về phƣơng diện nghiên cứu sản xuất, VIETTEL cần một nguồn lực rất lớn để nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông, vũ khí quân sự công nghệ cao và đầu tƣ hạ tầng, dây truyền máy móc thiết bị cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng theo chiến lƣợc đã đề ra. VIETTEL cũng cần có nhiều chính sách ƣu đãi thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ nƣớc ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học Việt Nam đang định cƣ và làm việc tại các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, Châu Âu, Singapore. Các chính sách về lƣơng, thƣởng, nhà ở, chế độ chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội khác nhằm thu hút nhiều hơn nhân tài và chuyên gia trên thế giới làm việc cho VIETTEL.
VIETTEL sẽ phải đối mặt với các đối thủ cung cấp dịch vụ OTT tiềm ẩn nhƣ Zalo, Viber, Facebook, Bigo…Các đối thủ này kinh doanh và cung cấp dịch vụ thoại, SMS miễn phí trên nền hạ tầng sẵn có của VIETTEL. Dịch vụ này làm VIETTEL mất hàng ngàn tỷ doanh thu mỗi tháng và tiếp tục có xu hƣớng gia tăng trong tƣơng lai. Vì vậy việc đầu tƣ, nghiên cứu các giải pháp CNTT, mua lại các sáng kiến, ý tƣởng, hợp tác với các nhóm Startup công nghệ cùng kinh doanh chia sẻ lợi nhuận và phát triển dịch vụ sẽ là giải pháp tốt để duy trì và phát triển doanh thu của các dịch vụ viễn thông. Đây là giải pháp rất tốt để VIETTEL giảm đƣợc các ảnh hƣởng của đối thủ và tận dụng đƣợc các sáng kiến, sáng tạo của các nguồn lực từ bên ngoài.
Phần lớn các Tổng công ty, Công ty của VIETTEL là những công ty phụ thuộc, 100% vốn nhà nƣớc và trên 50% vốn nhà nƣớc do VIETTEL nắm giữ và quản lý. Về tƣơng lai lâu dài đây không phải là cách quản lý và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất. VIETTEL cần cổ phần hóa một số Tổng Công ty, Công ty không phải nằm trong 4 trụ cột chiến lƣợc phát triển của VIETTEL, những Công ty sinh ra
có chức năng nhất định trong một giai đoạn phát triển của VIETTEL mà giờ VIETTEL không còn nhu cầu sử dụng.
Ngoài nguồn lực hữu hình, VIETTEL cũng có nguồn lực vô hình rất lớn là uy tín và thƣơng hiệu của VIETTEL đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng quốc tế và các quốc gia VIETTEL đã đầu tƣ. VIETTEL tiếp tục khẳng định và thực hiện truyền thông thƣờng xuyên liên tục, thực hiện tốt hơn nữa triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội ở các nƣớc VIETTEL đang và sẽ đầu tƣ. Từ đó có đƣợc uy tín với chính phủ các nƣớc, lòng tin với ngƣời dân, với khách hàng làm lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.