2.2.3 .Phương pháp và công cụ phân tích
3.3. Nguồn lực phát triển của VIETTEL
3.3.2. Nguồn lực vô hình
Bao gồm những yếu tố nhƣ phi vật chất nhƣ nền tảng tƣ tƣởng, ƣớc mơ hoài bão, khát vọng, triết ký kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, thƣơng hiệu, bí quyết công nghệ, CSDL thông tin sản phẩm, khách hàng, uy tín lãnh đạo, các sáng kiến, kiến thức nhân viên, lòng trung thành của khách hàng.
Vậy câu hỏi tiếp theo: Nguồn lực vô hình của Viettel là những nguồn lực nào? Nguồn lực vô hình của Viettel có từ khi nào?
Đây là câu hỏi mà tác giả đã đặt ra với Ban TGĐ Tập đoàn và nhận đƣợc chung một kết quả. Nguồn lực vô hình là nguồn lực lớn nhất của VIETTEL, nguồn lực vô hình đó là: tầm nhìn, ƣớc mơ, hoài bão lớn, khát vọng lớn, nền tảng tƣ tƣởng vĩ đại của lãnh đạo Ban TGĐ Tập đoàn. Những khát vọng lớn lao của lãnh đạo Tập đoàn chƣa bao giờ cạn và ngày càng lớn hơn. Mặc dù khi ra nhập thị trƣờng viễn thông năm 2000 VIETTEL đã có tham vọng phá bỏ thế độc quyền của VNPT, đƣa dịch vụ viên thông từ xa xỉ thành thịch vụ bình dân nhƣ cơm ăn áo mặc hàng ngày. Mong muốn mỗi ngƣời dân có thể sử hữu một điện thoại di động. Không dừng lại ở thành công trong nƣớc VIETTEL đã đầu tƣ nƣớc ngoài để cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhất thế giới. Từ nền tảng tƣ tƣởng, khát vọng này đã giúp VIETTEL có đƣợc chiến lƣợc và tạo ra những tài sản vô hình khác. Cụ thể:
Về triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh của VIETTEL khác biệt so với
nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới. Thay vì chỉ đầu tƣ ngắn hạn và tập trung ở thành phố với giá cƣớc cao, thu lợi nhuận mới đầu tƣ tiếp nhƣ các hãng viễn thông quốc tế khác, VIETTEL đầu tƣ dài hạn, đầu tƣ trƣớc rồi mới kinh doanh, đầu tƣ rộng khắp lãnh thổ, cả ở vùng sâu, vùng xa, giá thấp hơn, phổ cập dịch vụ cho mọi ngƣời dân.
VIETTEL luôn đề cao mục đích vì cộng đồng. Trong đó, 3 lĩnh vực là giáo dục; y tế; xóa đói, giảm nghèo đƣợc đặc biệt quan tâm, với các chƣơng trình nhƣ: Internet trƣờng học; "Bò giống giúp ngƣời nghèo biên giới"; "Trái tim cho em"; "Vì em hiếu học"; "Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng"...
Với VIETTEL “Mỗi khách hàng là một con ngƣời – một cá thể riêng biệt, cần đƣợc tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Văn hóa doanh nghiệp: VIETTEL thành công nhờ sức mạnh tập thể theo mô
hình quân đội, trên thực tế “chất” Quân đội luôn nằm trong dòng máu của VIETTEL, tạo nên sức mạnh thật sự với tính kỷ luật, thống nhất và phát huy đƣợc sức mạnh tập thể.
Ở Việt Nam thì có văn hóa làng xã, tính tự do cao, “trên bảo dƣới… không nghe”. Quân đội thì lại có cái hay là “trên bảo dƣới nghe”. Khi TGĐ nói một câu, thì cả 25 ngàn con ngƣời rùng rùng chuyển động. Đó là một thứ lợi thế mà không
một doanh nghiệp nào có, xuất phát từ một thứ rất dở hơi mà gọi là sự cứng nhắc, ta nhìn thì bảo là dấu trừ, nhƣng VIETTEL thì lại nhìn nó là dấu cộng.
Còn văn hóa VIETTEL đƣợc diễn đạt bằng 8 giá trị cốt lõi.
- Thứ nhất là “Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý” Thay vì cãi nhau thì đi làm đi xem thực tế nó nhƣ thế nào, nó giải đƣợc câu chuyện rõ ràng. VIETTEL có lý thuyết dẫn dắt hình thành chính là từ thực tiễn. Trong đó VIETTEL có dùng từ “dò đá qua sông” để diễn đạt điều đó. Quan trọng là xác định đƣợc đích đến, còn đi đƣờng nào cũng đƣợc, dọc đƣờng vừa đi vừa chỉnh.
- Thứ hai là “Trƣởng thành qua thách thức và thất bại” VIETTEL luôn tạo ra thách thức và chấp nhận thất bại là điều kiện để trƣởng thành. Ở VIETTEL học tập Microsoft, đánh giá cao sự thất bại, sợ sự thành công. Ngƣời có thất bại thì mới đau, mới thấm thía để mà vƣơn lên học hỏi, làm lại. Ngƣời thành công thì chỉ mắc bệnh nói nhiều
- Thứ ba “Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh” Cuộc sống là luôn thay đổi. Thông thƣờng, những thay đổi từ môi trƣờng lớn hơn những thay đổi trong tổ chức, nhƣ thay đổi về công nghệ, thay đổi về môi trƣờng pháp luật. Đó là những thay đổi là không thể cản đƣợc, chỉ có thể thuận theo nó. VIETTEL gọi nó là sự thích ứng nhanh nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Thay vì cải tạo những thay đổi, thì mình thích ứng với nó. Thay đổi 1 lần thì ngại, tới lần thứ 2, thứ 3 thì đã quen và không còn sợ nó nữa.
- Thƣ tƣ là “Sáng tạo là sức sống” Ở đây hiểu là sáng tạo là làm khác ngƣời khác. Vì con ngƣời phải khác ngƣời khác thì mới có lý do tồn tại. Một điểm nữa, là VIETTEL muốn xây dựng một tổ chức có tính hệ thống. Tuy nhiên, không lệ thuộc vào tính hệ thống mà trở thành một bộ máy rập khuôn cứng nhắc. Hệ thống này là hệ thống đặc thù của VIETTEL và chỉ của VIETTEL.
- Thứ năm “Tƣ duy hệ thống”.
- Thứ sáu là “sự kết hợp Đông – Tây” Tây thì tƣ duy logic, tƣ duy trực quan. VIETTEL áp dụng cái đó nhƣ sau: VIETTEL có rất nhiều cấp quản lý là những ngƣời có tƣ duy trực quan, họ đƣa ra các vấn đề theo cảm nhận trực quan của họ, rồi đƣa các vấn đề này sang cho nhóm phân tích để hệ thống hóa lại. Nhóm phân tích
này chính là các ông học MBA, những ngƣời có lý thuyết. Vậy là VIETTEL sử dụng cả hai.
- Thứ bẩy là “Truyền thống và cách làm ngƣời lính”. Quân đội có cái hay là sự kỷ luật, và đồng đội, luôn ở bên nhau khi cận kề cái chết. Truyền thống quân đội là làm việc khó. Nên ở VIETTEL, giao việc khó cho nhân viên mọi ngƣời cũng cảm nhận hết sức tự nhiên.
- Thứ tám là “VIETTEL là ngôi nhà chung”.
Thƣơng hiệu, bí quyết công nghệ: Công ty định giá thƣơng hiệu Brand Finance vừa công bố bảng danh sách 20 thƣơng hiệu viễn thông có giá trị nhất khu vực Đông Nam Á (ASEAN) năm 2017. Thƣơng hiệu doanh nghiệp đƣợc định giá gần 2,7 tỷ USD, đứng đầu Việt Nam và xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á trong nhóm các công ty viễn thông. Trong khi Vinaphone xếp thứ 10 ASEAN với hơn một tỷ USD, thứ 89 thế giới; Mobifone là 391 triệu USD, xếp thứ 17 khu vực, ở vị trí 139 thế giới.
Bên cạnh đó VIETTEL có nhiều giải thƣởng quốc tế về các giải pháp công nghệ, cụ thể:
+ Năm 2008: VIETTEL nằm trong 100 thƣơng hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Theo Intangible Business và Informa Telecoms).
+ Năm 2009: VIETTEL đƣợc Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Frost and Sullivan trao tặng giải Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm tại thị trƣờng mới nổi. VIETTEL đạt giải “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các thị trƣờng đang phát triển” –World Communications Awards (WCA-Giải thƣởng truyền thông quốc tế).
+ Năm 2010: Metfone đạt giải Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm tại thị trƣờng mới nổi (Frost&Sullivan). Năm 2011 Metfone đạt giải “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nƣớc đang phát triển” – Giải thƣởng WCA.
+ Năm 2012: Unitel đạt Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nƣớc đang phát triển – WCA. Movitel đạt danh hiệu “Nhà mạng có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông tại khu vực nông thôn Châu Phi” do Hiệp hội truyền thông
Châu Phi trao tặng. Unitel đƣợc bình chọn là 1 trong 5 nhà khai thác viễn thông xuất sắc nhất của khu vực Châu Á do tổ chức viễn thông uy tín thế giới Terrapinn (Úc) bình chọn. + Năm 2013: Movitel đạt danh hiệu “Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực di động” do Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng Frost and Sullivan trao tặng. Năm 2014. Ngày 30/05/2014: VIETTEL đƣợc trao giải bạc Giải thƣởng Stevie Châu Á – Thái Bình Dƣơng với dịch vụ Tổng đài tiếng dân tộc cho hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” tại Seoul (Hàn Quốc). Ngày 08/07/2014: Movitel chiến thắng ở hạng mục Giải thƣởng do Hội đồng Giám khảo bình chọn (Giải thƣởng cao nhất) thuộc khuôn khổ Giải Sáng tạo cho Di động (Mobile Innovations Adwards). Ngày 10/10/2014: Giải thƣởng Kinh doanh quốc tế (International Business Awards –Stevie Awards). Movitel đạt giải vàng hạng mục Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất khu vực Trung Đông và Châu Phi và đƣợc mệnh danh là “Điều kỳ diệu của châu Phi”. Telemor đạt giải bạc hạng mục “Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công nhất” và đƣợc IBA gọi là “Doanh nghiệp khởi đầu hạnh phúc”. Ngày 02/12/2014: Movitel đạt giải hạng mục nhà khai thác tốt nhất ở thị trƣờng đang phát triển của giải thƣởng truyền thông quốc tế WCA.
+ Năm 2015: Tháng 10/2015, Giải thƣởng Kinh doanh quốc tế (International Business Awards –Stevie Awards). Telemor đạt giải vàng hạng mục “Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất năm 2015 khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand”. Natcom đạt giải bạc ở hạng mục “Chƣơng trình doanh nghiệp xã hội của năm”. Tháng 12/2015, Telemor đạt giải Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất tại thị trƣờng đang phát triển – World Communications Awards (WCA-Giải thƣởng truyền thông quốc tế).
+ Năm 2016: Tháng 5/2016, Giải thƣởng CNTT Thế giới – IT World Awards: Ứng dụng chuyển tiền BankPlus nhận Giải Vàng tại hạng mục “Sản phẩm triển khai tốt nhất tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng”. Giải pháp tính cƣớc và chăm sóc khách hàng 2.0 (BCCS 2.0) và Hệ thống chặn tin nhắn rác Anti-spam (Antispam SMS) nhận Giải Đồng tại hạng mục “Sản phẩm và dịch vụ viễn thông tốt nhất”.