Các yếu tố ảnh hƣởng đến nền tảng phát triển của Viettel

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 94 - 111)

2.2.3 .Phương pháp và công cụ phân tích

3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nền tảng phát triển của Viettel

3.6.1. Yếu tố vĩ mô

Văn hóa – xã hội

Việt Nam đã là quốc gia có mức thu nhập trung bình, đòi sống của ngƣời dân ngày càng cao nên nhu cầu hƣởng thụ các sản phẩm dịch vụ cũng lên cao. Bên canh

đó Việt Nam là quốc gia năng động, mở cửa và tích cực hội nhập nên có nhiều yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi nhanh đặc biệt là việc tiếp thu những luồng văn hóa mới, tiếp thu nhiều công nghệ mới. Tất cả những điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của VIETTEL.

Hình 3.14. biểu đồ GĐP bình quân Việt Nam

(Nguồn: Vneconomy.vn)

Ảnh hƣởng tích cực: Thu nhập ngƣời dân ngày càng cao nên ngƣời dân sẵn

sàng sử dụng nhiều dịch vụ viến thông hơn và ngày càng có nhiều ngƣời sử dụng điện thoại hơn. Cụ thể: Theo bà Tammy Phan - Giám đốc đối tác chiến lƣợc và kênh bán hàng Việt Nam của Google (Google APAC), Việt Nam là quốc gia đứng đầu về điện thoại di động. Đến năm 2020 cứ 10 ngƣời Việt sẽ có 8 ngƣời dùng điện thoại di động.

VIETTEL xây dựng đƣợc nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh, VIETTEL thành công nhờ sức mạnh tập thể theo mô hình quân đội, trên thực tế “chất” quân đội luôn nằm trong dòng máu của VIETTEL, tạo nên sức mạnh thật sự với tính kỷ luật, thống nhất và phát huy đƣợc sức mạnh tập thể.

VIETTEL là doanh nghiệp quân đội nên có đƣợc thừa hƣởng nhiều hình ảnh tốt đẹp của Anh bộ đội cụ Hồ. Anh bộ đội Cụ Hồ - Cái tên bình dị thân thƣơng mà rất đỗi tự hào. Anh bộ đội cụ Hồ, từ nhân dân mà ra và lớn lên dƣới ánh sáng của Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại đã đi vào lịch sử thế giới nhƣ một chiến công chói lọi của dân tộc.

ngày càng cao nên nhu cầu hƣởng thụ các sản phẩm dịch vụ cũng lên cao. Bên canh đó Việt Nam là quốc gia năng động, mở cửa và tích cực hội nhập nên có nhiều yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi nhanh đặc biệt là việc tiếp thu những luồng văn hóa mới, tiếp thu nhiều công nghệ mới. Tất cả những điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của VIETTEL.

VIETTEL đang thành công và đƣợc cả xã hội ghi nhận là một lợi thế để VIETTEL tiếp tục phát triển. Cụ thể: Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “VIETTEL đã trở thành một thƣơng hiệu nổi tiếng theo nghĩa là một nhà đầu tƣ đích thực, có năng lực giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành viễn thông ở tất cả các quốc gia”. Thủ tƣớng cũng đánh giá, “VIETTEL đã tạo ra một mẫu hình tăng trƣởng mới cho Việt Nam. Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Thành tựu của VIETTEL là niềm tự hào của đất nƣớc, của Quân đội ta”. Đồng chí Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trƣơng Minh Tuấn khẳng định: “VIETTEL đã tiên phong trong xử lý các vấn đề khó của ngành thông tin truyền thông mà các doanh nghiệp khác chƣa làm đƣợc hay không dám làm”. (Trích dẫn từ video clip của Ban truyền thông Tập đoàn VIETTEL)

Hình 3.15: Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 10 năm Tập đoàn này đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Nguồn: Ban truyền thông Tập đoàn

Ảnh hƣởng tiêu cực: Ngƣời dân ngày càng có nhiều đòi hỏi về chất lƣợng

dịch vụ viễn thỗng cao hơn nhƣng muốn trả ít chi phí hơn. Ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, văn hóa sử dụng mạng xã hội đang ngày càng tăng tạo

cho khách hàng có nhiều quyền lực hơn (Quyền lực thứ 4) gây sức ép cho các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ phải sáng tạo hơn, thông minh hơn mới đáp ứng đƣợc yêu cầu cùa khách hàng và yêu cầu của xã hội.

Công nghệ phát triển khiến cho nhà mạng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh doanh, ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu của các nhà mạng. Cụ thể nhƣng các mạng xã hội nhƣ: Viber, Zalo, Facebook, Bigo… kinh doanh trực tiếp trên hạ tầng nhà mạng nhƣng không phải mất phí đầu tƣ. Theo tính toán của VIETTEL, nếu 40 triệu thuê bao của mạng này đều dùng 3G và sử dụng Viber để gọi điện, nhắn tin thì doanh thu của VIETTEL sẽ giảm 40-50%. Ứng dụng Viber, Zalo, Facebook, Bigo ở Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu ngƣời sử dụng. Thống kê của MobiFone cho thấy, số lƣợng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam khoảng 5.600.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. Nhƣ vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 20.000 tỷ đồng trong trong đó VIETTEL chiếm 60%.

Thể chế chính trị và pháp lý

Thực tiễn lịch sử cho thấy thể chế nào, doanh nghiệp ấy. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo các quy định của luật pháp và đòi hỏi của thể chế kinh tế. Thể chế kinh tế đúng đắn có sức mạnh khơi dậy và phát huy tinh thần kinh doanh của ngƣời dân, khuyến khích và hƣớng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhà, ích nƣớc. Ngƣợc lại, một quy định sai lầm có thể làm thui chột ý tƣởng kinh doanh có hiệu quả của doanh nhân, hạn chế doanh nghiệp phát triển, thậm chí đƣa các doanh nghiệp tới chỗ phá sản. Trên thế giới tồn tại hai triết lý về xây dựng thể chế và môi trƣờng pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp: (i) coi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế và xã hội độc lập, có quyền và nghĩa vụ trƣớc pháp luật, tƣơng tự nhƣ một công dân, cơ quan chức năng nhà nƣớc chỉ can thiệp trực tiếp khi xuất hiện hiện tƣợng vƣợt rào bằng chế tài theo luật định; (ii) coi doanh nghiệp là một đối tƣợng quản lý, đƣợc đặt dƣới sự giám sát thƣờng xuyên của các cơ quan nhà nƣớc. Với triết lý thứ nhất, thể chế và môi trƣờng pháp lý đƣợc xây dựng nhằm nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp trên cơ sở đƣợc làm những gì mà luật pháp không cấm, từ

đó khuyến khích tự do kinh doanh, tự do sáng tạo. Trong khi đó, với triết lý thứ hai, thể chế và môi trƣờng pháp lý đƣợc xây dựng trên cơ sở doanh nghiệp chỉ đƣợc làm những gì mà luật pháp cho phép.

3.6.2. Yếu tố ngành

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trƣờng dịch vụ viễn thông sẽ rơi vào bão hòa, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý thông tin thuê bao trả trƣớc, ngăn chặn SIM “rác” (thu hồi hơn 15 triệu sim rác cuối năm 2016) và dịch vụ giá trị gia tăng “bẫy” ngƣời tiêu dùng quyết liệt trong thời gian vừa qua thì việc phát triển thuê bao di động và phấn đấu tăng trƣởng cả doanh thu và lợi nhuận của các DN viễn thông Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo đó, các DN viễn thông cần phải thấy rõ rằng mô hình kinh doanh viễn thông cố định và di động hiện nay của Việt Nam là không phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hiện đang có sự tách bạch giữa DN cung cấp dịch vụ viễn thông và DN kinh doanh thiết bị đầu cuối. Tại thị trƣờng viễn thông thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp...) các nhà mạng khi cung cấp dịch vụ viễn thông cũng đồng thời là nhà cung cấp thiết bị đầu cuối (máy điện thoại) cho khách hàng.

- Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Từ ngày 15/6/2015 VIETTEL là doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh thị trƣờng đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất tại Việt Nam. Theo Thông tƣ số 15 vừa đƣợc Bộ TT&TT ban hành, VIETTEL sẽ là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trƣờng (SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet . Nhƣ vậy, hai nhà mạng lớn khác là MobiFone và VinaPhone đều đã đƣợc đƣa ra khỏi nhóm doanh nghiệp viễn thông SMP.

Thực tế theo dõi hơn 10 năm triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di động của VIETTEL (tháng 11/2004) thì đến 90% các gói cƣớc và mức giá cƣớc cũng nhƣ thời gian điều chỉnh giá cƣớc dịch vụ thông tin di động của VIETTEL đều gần nhƣ tƣơng đồng với Vinaphone và MobiFone. Riêng các doanh nghiệp thông tin di động

còn lại nhƣ SFONE; HNTELECOM; GTELMOBILE do có năng lực yếu hơn nên thƣờng có những mức cƣớc khác hay những gói cƣớc đặc thù.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2013 và đặc biệt là từ năm 2014, khi VNPT, VinaPhone và MobiFone đồng loạt tái cơ cấu (riêng MobiFone còn tách hẳn khỏi VNPT) thì thị phần doanh thu của hai mạng này có sự thay đổi đáng kể. Hơn nữa, VinaPhone và MobiFone giờ đây đã trở thành hai nhà mạng độc lập, không còn trực thuộc chung một chủ thể là VNPT nên việc xem xét họ dƣới tƣ cách “nhóm hai doanh nghiệp” không còn phù hợp. Theo số liệu vừa đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, VIETTEL hiện kiểm soát 52.2% thị phần, còn VinaPhone và MobiFone đang cùng nắm giữ thị phần khoảng 18%.

VIETTEL là doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh thị trƣờng đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất tại Việt Nam cũng là một điểm bất lợi đối với VIETTEL. Nguyên nhân: Nhà nƣớc đang thực hiện chính sách quản lý thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp thống lĩnh thị trƣờng, nhƣ khi muốn thay đổi chính sách cƣớc, giá cƣớc phải báo cáo lên Bộ Thông tin và Truyền thông và phải đƣợc phê duyệt. Trong khi đó, các mạng non-SMP đƣợc phép bỏ qua thủ tục này đây là hình thức quản lý không công bằng đối với doanh nghiệp lớn nhƣ VIETTEL.

- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Nhiều ngƣời nghĩ rằng, hội nhập là chờ đợi các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến với mình, VIETTEL lại nghĩ, cần chủ động đi ra thế giới. Cách nghĩ độc đáo để VIETTEL cạnh tranh đƣợc với các đối thủ chính là, trong khi ngƣời ta nghĩ viễn thông là xa xỉ, thì VIETTEL lại cho rằng, viễn thông là thứ hàng hoá thiết yếu, nhƣ cơm ăn, nƣớc uống hàng ngày, do đó bằng mọi cách phải phổ cập dịch vụ, mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. VIETTEL đang thực hiện chiến lƣợc trở thành công ty toàn cầu, đầu tƣ ở khoảng 25 nƣớc khác nhau, có một thị trƣờng nƣớc ngoài từ 600 đến 800 triệu dân vào năm 2020. Trong quá trình đầu tƣ quốc tế VIETTEL đã đƣơng đầu với nhiều đối thủ sừng sỏ nhất trên thế giới nhƣ tại Tanzania VIETTEL đã đối đầu với các đối thủ nhƣ: Vodacom, Airtel Tigo Tanzania, Airtel và Zantel, Các đối thủ đã phản ứng dữ dội, giảm giá cƣớc, tung dịch vụ 4G… hòng “bóp chết”

Halotel non trẻ. Nhƣng, bằng chiến lƣợc riêng của mình, Halotel đạt tốc độ tăng trƣởng con số tuyệt đối về thuê bao nhanh nhất từ trƣớc tới nay. năm 2014, khi khai trƣơng Bitel tại Peru, VIETTEL cũng bị các đại gia viễn thông hàng đầu thế giới là Telefonica và America Movil cạnh tranh dữ dội.

Sau 10 năm tham gia hoạt động đầu tƣ quốc tế, VIETTEL nay đã xuất hiện tại 11 quốc gia với quy mô dân số 320 triệu dân, gấp 3 lần dân số Việt Nam. Trong đó 9/10 thị trƣờng nƣớc ngoài đã đi vào kinh doanh ổn định, riêng dự án Myanmar đang trong giai đoạn chuẩn bị. Đến nay, tại 5/9 nƣớc VIETTEL đã giữ vị trí số 1, tất cả các nƣớc đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi và đều nằm trong top 2 công ty lớn nhất. Cá biệt có những nƣớc nhƣ Peru, Burundi thì sau 2 năm kinh doanh đã có lãi.

- Khách hàng

Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về dịch vụ điện thoại trên Internet, video và âm thanh đang tạo ra áp lực ngày càng lớn lên năng lực không dây trên toàn cầu. Điều này sẽ hiển hiện trong năm 2016 khi ngƣời tiêu dùng bổ sung tất cả chức năng của thiết bị mới – bao gồm các thiết bị đeo đƣợc vào kho thiết bị điện tử cá nhân của mình trong khi công nghệ “Internet vạn vật” (IoT) thâm nhập sâu hơn vào các lĩnh vực nhƣ gia đình và quy hoạch đô thị. Trong bối cảnh ngƣời tiêu dùng đang ngày càng quen với việc đƣợc kết nối mọi lúc mọi nơi, các hãng viễn thông sẽ phải đầu tƣ mạnh mẽ để khiến họ hài lòng. Công nghệ IoT đƣợc nhúng vào một số ứng dụng “ngôi nhà thông minh”, giúp các hộ gia đình tiết kiệm chi phí và nhà sản xuất đáp ứng đƣợc yêu cầu tiết kiệm năng lƣợng nghiêm ngặt hơn. Tích hợp công nghệ IoT vào giao thông đô thị và “ô tô kết nối” sẽ giúp việc quản lý thời gian thực của các hệ thống này hiệu quả hơn.

Do đó, VIETTEL đang nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sử dụng và giảm giá thành truy cập Internet thông qua điện thoại thông minh hoặc kết nối băng rộng truyền thống. Do việc triển khai 3G và 4G tiến triển nhanh chóng và truy cập băng rộng di động đang mở rộng ở các thị trƣờng đang phát triển, tỷ lệ thâm nhập Internet trong năm 2016 VIETTEL dự báo sẽ lần đầu tiên vƣợt mốc 50 ngƣời dùng trên 100 dân.

VIETTEL phải đối mặt nhằm giữ thị phần của mình ngoài những vấn đề nói trên sẽ là phải liên tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp (hạ tầng mạng); Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng; Xây dựng các gói cƣớc hợp lý phù hợp với

từng đối tƣợng khách hàng. VIETTEL cần xem xét một kế hoạch kinh doanh chi phí-lợi ích tổng thể. Những chi phí liên quan đến việc thay đổi, nâng cấp hệ thống mạng lƣới kỹ thuật, cải tiến phần mềm và quản lý các thuê bao rời, chuyển mạng cần phải đƣợc tính toán kỹ càng. Khi xây dựng chính sách kinh doanh, VIETTEL nên xoá bỏ cƣớc thuê bao hàng tháng hiện nay với thuê bao di động trả sau, thuê bao điện thoại cố định hoặc chuyển sang thành số phút gọi/tin nhắn nội/ngoại mạng miễn phí hoặc gói cƣớc dữ liệu mạng miễn phí hàng tháng; Xây dựng các gói cƣớc thoại và tin nhắn miễn phí dành cho cả thuê bao trả trƣớc và trả sau nhằm cạnh tranh với dịch vụ OTT (dịch vụ nội dung trên nền mạng viễn thông); Xây dựng gói cƣớc Bundles (tích hợp Internet- Truyền hình cáp – Viễn thông cố định/di động) cho các nhóm đối tƣợng khách hàng khác nhau với giá cƣớc hợp lý nhằm tận dụng các lợi thế về hạ tầng mạng viễn thông hiện nay để cạnh tranh với các DN cung cấp dịch vụ truyền hình (cáp, số, vệ tinh)...

VIETTEL cần đẩy nhanh, mạnh việc phát triển các dịch vụ viễn thông, CNTT có tính sáng tạo, đặc trƣng riêng của VIETTEL để có thể đón đầu xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo ra nền tảng để đƣa dịch vụ viễn thông và ngành Viễn thông, CNTT của Việt Nam vƣơn tầm ra thế giới”.

3.6.3. Yếu tố doanh nhân

Doanh nhân (Giám đốc điều hành, CEO) đƣợc xem là “linh hồn” của doanh nghiệp. Tìm đƣợc CEO giỏi là coi nhƣ doanh nghiệp đã giải quyết đƣợc bài toán phát triển. Các thƣơng hiệu nổi tiếng, các Tập đoàn lớn trong nƣớc và tập đoàn đa quốc gia tồn tại và phát triển lớn mạnh trong một thời gian dài đều gắn liền với tên tuổi của chính những doanh nhân, CEO của doanh nghiệp đó. Ví dụ: Tập đoàn Vincom của Ông Phạm Nhật Vƣợng, Hoàng Anh Gia Lai của Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn FPT của Trƣơng Gia Bình, VIETTEL của Nguyễn Mạnh Hùng, Apple của Steve Job, Microsolf của Bill Gate….

Đối với một Doanh nhân, ngoài những phẩm chất cần có nhƣ tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, hiểu biết, nhanh nhạy trong kinh doanh, có Đạo đức, có cái Tâm trong sáng, biết tổ chức, hợp tác, tôn trọng mọi

nghiệp, với bạn hàng sẽ góp phần tạo nên văn hóa doanh nhân, tất cả những điều này đƣợc hội tụ đầy đủ ở CEO của VIETTEL: Cụ thể

Hinh 3.16: Thiếu tƣớng Nguyễn Mạnh Hùng Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel

Nguồn: Ban truyền thông Tập đoàn

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL, ngƣời nổi tiếng với những quyết định táo bạo đƣợc giới truyền thông ví nhƣ “linh hồn” hay “kiến trúc sƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nền tảng phát triển doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 94 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)