Chất lượng Giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hất lượng dịch vụ đào tạo tại viện quản trị kinh doanh FSB trường đại học FPT (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DICH VỤ ĐÀO TẠO

3.2. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ đào tạo tại Viện Quản trị kinh doanh FSB –

3.2.1. Chất lượng Giảng viên

Bảng 3.1 : Kết quả đánh giá chất lƣợng giảng viên thông qua điều tra bảng hỏi

STT Tiêu chí đánh giá Thang

điểm 1 2 3 4 5

Bình quân I./. Chất lƣợng giảng viên

1

Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng và cập nhật về môn học mình đảm trách Số lƣợng 0 0 20 72 50 4,21 % 0 0 14,1 50,7 35,2 2

Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên tốt, dễ hiểu và luôn cập nhật các phƣơng pháp dạy mới cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn trong bài giảng

Số

lƣợng 0 0 12 110 20 4,05

% 0 0 8,4 73,9 17,6

3

Giảng viên luôn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp các thắc măc của học viên trong quá trình học

Số

lƣợng 0 0 0 24 118 4.83

% 0 0 0 16,9 83,1

4

Giảng viên lên lớp đúng giờ và thực hiện đúng các quy định về thời gian giảng dạy

Số lƣợng 0 0 0 90 52 4.36 % 0 0 0 64,7 35,3 5 Mức độ phù hợp và tính hữu ích của các bài tập tình huống,các case study thực tế và các game học tập (nếu có)

Số

lƣợng 0 5 22 88 27 3.96

% 0 3,5 15,4 61,9 19,1 6

Tính hữu ích của tài liệu học tập trên lớp và tài liệu tham khảo

Số

lƣợng 0 15 35 78 14 3.64

Điểm trung bình 4,175

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thứ nhất, về tiêu chí Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng và cập nhật về môn học mình đảm trách có 35.2 % học viên cho điểm tuyệt đối ( điểm 5) cho thấy mức độ hài lòng cao của học viên về kiến thức chuyên môn của giảng viên. Tuy không có học viên nào đánh giá mức điểm 1 và 2 tuy nhiên vẫn còn 14,1 & số học viên đánh giá mức điểm 3, điều đó cho thấy học viên chỉ hài lòng ở mức trung bình về kiến thức chuyên môn của thầy. Do đây là một trong những tiêu trí quan trọng khi đánh giá chất lƣợng giảng viên- yếu tối ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giảng dạy, do đó thời gian tới bộ phận phụ trách giảng viên chú trọng hơn nữa việc mời giảng viên giảng dạy phù hợp với yêu cầu của học viên .

Thứ hai, Về tiêu chí Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên tốt, dễ hiểu và luôn cập nhật các phƣơng pháp dạy mới cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn trong bài giảng đa số học viên đều đánh giá ở mức điểm 4 – hài lòng chiếm 73,9%, số học viên đánh giá mức điểm 5 chỉ đạt 17,6%, tuy nhiên vẫn có 8,4% học viên đánh giá mức điểm 3 do vậy điểm trung bình của tiêu chí này chỉ đạt mức 4,05. Đây cũng là mức điểm khá cao, tuy nhiên với một đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo, kỳ vọng của khách hàng về chất lƣợng giảng dạy là rất cao thì FSB cũng cần lƣu ý nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng.

Thứ ba, hai tiêu chí đƣợc đánh giá tiếp theo là về tinh thần, thái độ và tác phong lên lớp của giảng viên nhƣ : sự sẵn sàng, nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của giảng viên trong quá trình học, thời gian lên lớp của giảng viên… đây cũng là hai tiêu chí đƣợc học viên đánh giá cao nhất trong số sáu tiêu chí đánh giá về giảng viên với số điểm tƣơng ứng là 4.83đ và 4.36đ. Hoàn toàn không có học viên cho điểm 1,2,3 chứng tỏ học viên hài lòng và rất hài lòng về tinh thần, thái độ và tác phong lên lớp của giảng viên.

Thứ tƣ, Hai tiêu chí cuối cùng trong hệ thống các tiêu chí đánh giá về giảng viên liên quan đến quá trình chuẩn bị bài giảng của giảng viên đó là mức độ phù hợp và tính hữu ích của các bài tập tình huống,các case study thực tế , các game học tập (nếu có) và Tính hữu ích của tài liệu học tập trên lớp và tài liệu tham khảo. Đây cũng là hai tiêu chí có điểm đánh giá thấp nhất TB chỉ đạt 3.96 và 3.64 điểm,

đồng thời điểm chấm dàn chải hầu nhƣ các mức điểm ( chỉ không có mức điểm không). Cá biệt ở tiêu chí thứ 6 có đến 15 học viên tƣơng đƣơng 10.5% đánh giá mức điểm 2, điều đó cho thấy học viên không hài lòng về tính hữu ích của tài liệu học tập trên lớp và tài liệu tham khảo. Do vậy FSB cần xem xét lại việc chuẩn bị tài liệu của giảng viên khi giảng dậy nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên.

Nhìn chung thông qua phiếu điều tra bằng bảng hỏi, đa số học viên đều hài lòng với chất lƣợng giảng viên tại FSB, các tiêu chí đánh giá có điểm trung bình chênh lệch nhau không quá nhiều, điểm trung bình các tiêu chí đạt 4.175 điểm. Đây cũng là số điểm đánh giá tƣơng đối cao.

Nếu so sánh với tổng hợp kết quả thực hiện tại Viện Quản trị kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 và 2015 mức điểm trung bình học viên đánh giá giảng viên ( chƣơng trình Short course, Mini MBA lần lƣợt là 4.10 điểm và 4.22 điểm thì sự chênh lệch không đáng kể nguyên nhân do mẫu đánh giá ít so với tổng số thực hiện thực tế và điểm đánh giá các lớp cũng không đồng đều nhau.

Bảng 3.2 : Kết quả đánh giá chất lƣợng giảng viên thực tế thực hiện tại Viện

( Nguồn : báo cáo nội bộ Viện QTKD)

Để bổ sung kết quả đánh giá chất lƣợng giảng viên tại FSB đƣợc khách quan, tổng quát hơn tác giả đã tiền hành phỏng vấn một số học viên và cựu học viên của Viện, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Anh Phạm Anh Tuấn – cựu học viên chƣơng trình Mini MBA cho biết : Các diễn giả các chƣơng trình hội thảo, keynote là những ngƣời có kiến thức quản trị hiện đại, có kinh nghiệm thức tế sâu sắc và có phƣơng pháp gợi mở rất tốt, vừa giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức vừa giúp học viên thảo luận để tìm ra kết quả, bên cạnh đó học viên còn học hỏi đƣợc phong cách làm việc, phong cách tổ chức hội nghị hội thảo từ đó thay đổi đƣợc khá nhiều quan điểm khi chủ trì hội nghị tại nơi cơ quan đang làm việc

Chị Nguyễn Thị Thanh Minh- Trƣởng phòng tổ chức đào tạo tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối sắp xếp Giảng viên tại FSB cho rằng : Giảng viên các buổi đào tạo của Viện là những

Tình hình thực hiện

CHƯƠNG TRÌNH

2014 2015

Số buổi

(Session) (Thang 5.0)Điểm GV (Session)Số buổi (Thang 5.0)Điểm GV

1. MBA 119 4.42 146 4.16 +23% -6% 2. Shortcourse + MiniMBA Public 185 4.10 161 4.22 -13% +3% 3. FPT MiniMBA 22 4.15 32 4.19 +45% +0.96% TOTAL 326 4.22 339 4.19 +4% -0.83%

ngƣời có tâm huyết, có trình độ sƣ phạm cao, có kiến thức tốt lại thƣờng xuyên cập nhật những phƣơng pháp giảng dạy hiện đại tiên tiến đồng thời họ cũng thƣờng là những doanh nhân thành đạt nên những bài giảng của họ thƣờng khá phong phú, có tính thực tiễn rất cao phù hợp với môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam, dễ ứng dụng trong công tác thực tế của học viên.

Tuy nhiên cũng có một số ít ý kiến của học viên cho rằng ,một số giảng viên còn giảng dạy nhiều lý thuyết, chung chung, chƣa sát với nhu cầu của khách hàng, thiếu những case study thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hất lượng dịch vụ đào tạo tại viện quản trị kinh doanh FSB trường đại học FPT (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)