Thực trạng lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi nhuận công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 51 - 67)

3.2. Phân tích thực trạng lợi nhuận của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

3.2.1. Thực trạng lợi nhuận

Trong giai đoạn nghiên cứu, SHS áp dụng phương pháp tính lợi nhuận theo đúng quy định về chế độ kế toán công ty chứng khoán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán. Theo đó, công ty chỉ tính toán lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, các khoản thu nhập như lãi tiền gửi ngân hàng, lãi kinh doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác, chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, thu tiền do cho thuê tài sản và bán bất động sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng; và các khoản chi phí như lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác, chi phí do đem góp vốn liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán... được công ty tính chung vào thu nhập và chi phí hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của SHS từ 2011 – 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu 225,90 365,88 134,99 399,78 518,76

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0,02 0,10 1,01 0,00 0,00 3. Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh

(3=1-2) 225,88 365,78 133,98 399,78 518,76

4. Chi phí hoạt động kinh doanh 462,06 206,31 87,92 202,80 349,04 5. Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh

(5=3-4) -236,18 159,47 46,06 196,98 169,72

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 145,18 128,94 34,30 74,95 51,25 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(7=5-6) -381,36 30,53 11,76 122,03 118,46

8. Thu nhập khác 0,33 0,26 0,06 0,07 0,08

9. Chi phí khác 0,43 0,00 0,20 0,01 0,30

10. Lợi nhuận khác (10=8-9) -0,10 0,26 -0,14 0,06 -0,23 11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(11=7+10) -381,46 30,79 11,62 122,09 118,24

12. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

13. Lợi nhuận sau thuế TNDN (13=11-12) -381,46 30,79 11,62 122,09 118,24

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính – CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội)

Qua bảng 3.2 ta thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt thấp nhất vào năm 2011 (lỗ 381,46 tỷ đồng) và đã tăng lên đạt con số dương vào những năm tiếp theo, tuy nhiên do mức lỗ năm 2011 quá cao nên đến năm 2015 nếu chỉ tính lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thì công ty vẫn chưa xóa được lỗ lũy kế (còn lỗ lũy kế là 98,72 tỷ đồng). Năm 2012, Công ty kinh doanh đã có lãi, LNST đạt 30,79 tỷ đồng, tăng

108,07% so với năm 2011 do doanh thu tăng 139,98 tỷ đồng tương đương 61,97%, còn chi phí lại giảm 271,99 tỷ đồng, tương đương 44,79%.

Biều đồ 3.1: Sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của SHS từ 2011 đến 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng (-400.00) (-300.00) (-200.00) (-100.00) 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 2011 2012 2013 2014 2015 225.90 365.88 134.99 399.78 518.76 607.24 335.25 122.22 277.75 400.3 (-381.46) 30.79 11.62 122.09 118.24 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Bảng 3.3 : Sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của SHS từ 2011 đến 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính – CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 so với Năm 2011 Năm 2013 so với Năm 2012 Năm 2014 so với Năm 2013 Năm 2015 so với Năm 2014 ∆tuyệt đối ∆tƣơng đối ∆tuyệt đối ∆tƣơng đối ∆tuyệt đối ∆tƣơng đối ∆tuyệt đối ∆tƣơng đối

1. Doanh thu 225,90 139,98 61,97% -230,90 -63,11% 264,79 196,16% 118,98 29,76% 2. Chi phí hoạt động kinh doanh 462,06 -255,75 -55,35% -118,39 -57,39% 114,88 130,66% 146,24 72,11% 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 145,18 -16,24 -11,19% -94,64 -73,40% 40,65 118,52% -23,70 -31,62% 4. Tổng chi phí 607,24 -271,99 -44,79% -213,03 -63,54% 155,53 127,26% 122,55 30,61%

5. Lợi nhuận sau thuế

Bảng 3.4: Tình hình lợi nhuận các hoạt động kinh doanh của SHS từ 2011 đến 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu Môi giới CK Hoạt động Hoạt động đầu tƣ CK góp vốn vấn và BLPH Hoạt động tƣ Hoạt động kinh doanh nguồn vốn và DVKH Tổng cộng

2011

Doanh thu thuần 8,23 81,68 1,62 134,69 226,21 Chi phí bộ phận trực tiếp 29,63 351,85 25,81 200,38 607,67

Chi phí không phân bổ -

Lợi nhuận trƣớc thuế -21,41 -270,17 -24,19 -65,69 -381,46

2012

Doanh thu thuần 21,22 273,26 3,27 68,03 365,78 Chi phí bộ phận trực tiếp 34,17 87,30 3,36 174,55 299,38

Chi phí không phân bổ 35,87

Lợi nhuận trƣớc thuế -12,95 185,96 -0,09 -106,52 30,53

2013

Doanh thu thuần 25,02 50,84 13,18 44,95 133,98 Chi phí bộ phận trực tiếp 38,17 -12,41 33,49 62,97 122,22

Chi phí không phân bổ -

Lợi nhuận trƣớc thuế -13,15 63,25 -20,32 -18,02 11,76

2014

Doanh thu thuần 95,03 168,44 53,40 82,90 399,78 Chi phí bộ phận trực tiếp 84,14 70,54 48,03 75,03 277,75

Chi phí không phân bổ -

Lợi nhuận trƣớc thuế 10,89 97,90 5,37 7,88 122,03

2015

Doanh thu thuần 115,22 181,87 60,59 161,07 518,76 Chi phí bộ phận trực tiếp 107,38 95,56 49,32 148,03 400,30

Chi phí không phân bổ -

Lợi nhuận trƣớc thuế 7,85 86,31 11,27 13,04 118,46

3.2.1.1. Hoạt động Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một trong những hoạt động kinh doanh chính của SHS, tuy nhiên lợi nhuận của hoạt động môi giới chứng khoán mang lại trong giai đoạn từ 2011 – 2015 chưa thực sự đáng kể.

Năm 2011, hoạt động môi giới bị lỗ 21,41 tỷ đồng, do doanh thu chỉ đạt 8,23 tỷ đồng trong khi chi phí là 29,63 tỷ đồng; năm 2012 lỗ 12,95 tỷ đồng (doanh thu đạt 21,22 tỷ đồng còn chi phí là 34,17 tỷ đồng); năm 2013 lỗ 13,15 tỷ đồng (doanh thu đạt 95,03 tỷ đồng, chi phí là 84,14 tỷ); năm 2014 lãi 10,89 tỷ đồng (doanh thu đạt 95,03 tỷ đồng, chi phí là 84,14 tỷ đồng); năm 2015 lãi 7,85 tỷ đồng (trong đó doanh thu đạt 115,22 tỷ đồng, chi phí là 107,38 tỷ đồng).

Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy rằng doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối (từ 8,23 tỷ đồng tương đương 3,64% năm 2011 lên 115,22 tỷ đồng, tương đương 22,21% năm 2015), tuy nhiên, chi phí dành cho hoạt động này cũng tăng lên tương ứng, thậm chí là còn tăng với tốc độ cao hơn cả doanh thu (các năm 2012, 2013), nên lợi nhuận hoạt động này vẫn âm từ năm 2011 – 2013, đến năm 2014 và 2015 mới có lãi nhưng tỷ lệ đóng góp vào tổng lợi nhuận toàn Công ty vẫn thấp. Sở dĩ như vậy là do việc thực hiện hoạt động môi giới của SHS như sau:

Từ năm 2011, Công ty đã triển khai nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới chứng khoán phát triển, như chính sách phát triển thị trường và tìm kiếm khách hàng (áp dụng cho cán bộ công nhân viên công ty) và các chính sách về phí hấp dẫn nhằm thu hút nhà đầu tư. Cụ thể:

Đối với đội ngũ nhân viên môi giới nói riêng và cán bộ nhân viên công ty nói chung: từ ngày 08/07/2011, Công ty ban hành cơ chế khoán lương và chia sẻ phí giao dịch mới, trong đó có nhiều ưu đãi cũng như nhiều mức hoa hồng khuyến khích các nhân viên môi giới tăng năng suất lao động hơn so với cơ chế cũ. Ví dụ như: chuyên viên môi giới (CVMG) sẽ được hưởng thêm 3% trên toàn bộ doanh thu phí vượt khoán

trong kỳ tính lương của tháng kế tiếp; hay ngoài việc hưởng lương cố định và lương doanh thu vượt mức khoán có được từ khách hàng trực tiếp khai thác, quản lý, tư vấn, chăm sóc, CVMG còn được hưởng 3% doanh thu môi giới có được từ việc phát triển, quản lý, tư vấn, hỗ trợ, giám sát cộng tác viên. Đối với cán bộ nhân viên (CBNV) không phải là CVMG nếu tìm được khách hàng đến mở tài khoản giao dịch tại công ty cũng được được hưởng 25% doanh thu phí trong 6 tháng đầu, được hưởng 20% doanh thu phí từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 12.

Nhờ triển khai cơ chế khoán lương và chia sẻ phí giao dịch mới có nhiều ưu đãi cho CBNV như vậy mà số lượng tài khoản khách hàng của Công ty tăng lên đáng kể từ năm 2011đến năm 2015, thể hiện cụ thể qua bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Tình hình biến động hoạt động môi giới tại SHS từ năm 2011 đến 2015

(Nguồn: Trung tâm môi giới – CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội)

Nhìn vào Bảng 3.5 chúng ta thấy: số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại Công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2011 mới có 10.425 tài khoản, đến năm 2015 đã có 18.420 tài khoản (tăng 7.995 tài khoản, tương đương 76,69%); cùng với đó số tài khoản có phát sinh giao dịch cũng tăng lên đáng kể: năm 2011 số tài khoản có

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng tài khoản tại ngày 31/12 (Tài khoản)

10.425 12.661 13.745 16.138 18.420

Số tài khoản có giao dịch trong năm (Tài khoản)

1.873 2.907 2.550 3.964 4.160 Tỷ lệ tài khoản có giao dịch (%) 17,97 22,96 18,55 24,56 22,58 Tổng khối lượng giao dịch (Cổ phần) 408.531.020 1.210.458.024 1.539.853.056 4.320.346.394 5.378.067.718 Tổng giá trị giao dịch (Tỷ đồng) 5.355,72 14.344,62 17.702,31 65.089,36 75.242,55

giao dịch là 1.873 tài khoản chiếm tỷ trọng tương ứng là 17,97%, năm 2015 số tài khoản có giao dịch là 4.160 tài khoản chiếm tỷ trọng tương ứng là 22,58%, tăng 2.287 tài khoản (tương đương 122%). Ngoài số lượng tài khoản nhà đầu tư thì tổng giá trị giao dịch tại công ty cũng tăng rất ấn tượng. Năm 2011, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư tại công ty mới đạt 5.355,72 tỷ đồng, năm 2015 đã đạt 75.242,55 tỷ đồng (tăng 69.886,83 tỷ tương đương 1.305%).

Ngoài chính sách mới áp dụng cho CBNV của Công ty nhằm tăng giá trị giao dịch của khách hàng tại SHS, Công ty còn có nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng như: từ 14/02/2014, để tối ưu lợi ích của khách hàng, Công ty triển khai sản phẩm Margin 3+ với gói giải ngân ban đầu 500 tỷ đồng và lãi suất hấp dẫn. Đây là sản phẩm hợp tác 3 bên giữa SHS – SHB – Khách hàng, theo đó: SHB cho khách hàng của SHS vay tiền dựa trên tài sản cầm cố là các chứng khoán có trên tài khoản chứng khoán của khách hàng. Với sản phẩm này, tỷ lệ cho vay tối đa SHB/ khách hàng là 60/40, thời gian cho vay tối đa là 90 ngày, mức lãi suất thấp nhất còn 12%/ năm dành cho các Khách hàng VIP.

Mức lãi suất của SHS như trên nhìn chung là thấp hơn nhiều Công ty chứng khoán khác, như tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), lãi suất margin luôn được duy trì ở mức 13,5%/ năm; tại Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) lãi suất margin là 14%/năm; tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) lãi suất margin được mặc định là 14%/ năm; còn ở Công ty CP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) mức phí margin được áp dụng là 14,5%/ năm.

Nhờ những chính sách phát triển hoạt động môi giới như trên mà doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của công ty đã tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2015 và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2014, thể hiện qua Biểu đồ số 2 như sau:

Biểu đồ 3.2: Biến động doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán của SHS từ 2011 – 2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng 8.23 21.22 25.02 95.03 115.22 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán

(Nguồn: Trung tâm môi giới – CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội)

Lấy năm gốc là năm 2011, ta có kết quả biến động như sau: năm 2012 doanh thu hoạt động môi giới đã tăng 13 tỷ đồng, tương đương 158%, năm 2013 tăng 16,79 tỷ đồng tương đương 204%, năm 2014 tăng 86,80 tỷ đồng tương đương 1.055%, năm 2015 tăng 107 tỷ đồng tương đương 1.301%. Trong năm 2015, mặc dù thanh khoản thị trường có sự giảm sút đáng kể tuy nhiên nhờ những thay đổi về chiến lược phát triển khách hàng theo hướng tạo ra những lợi thế cạnh tranh trực tiếp so với các công ty chứng khoán khác về sản phẩm, dịch vụ nhờ đó doanh thu môi giới đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, ngược chiều với những diến biến thị trường. Doanh thu Môi giới tăng trưởng 21% trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường giảm 15% so với 2014 và bằng 117% so với kế hoạch năm 2015.

Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp tăng doanh thu hoạt động môi giới chỉ tập trung vào hướng giảm phí giao dịch, trả hoa hồng cao cho đội ngũ CVMG đã dẫn đến chi phí để phát triển hoạt động này cũng rất cao, thể hiện qua Bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.6: Chi phí phân bổ trực tiếp cho hoạt động Môi giới chứng khoán tại SHS từ 2011-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng; %

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Phí hoa hồng và phát

triển thị trƣờng 23,02 77,70 24,14 70,63 28,87 75,63 57,55 68,40 60,78 56,61

Chi phí lương và thù lao HĐQT, Ban kiểm soát

1,24 4,17 1,96 5,73 1,88 4,93 5,70 6,78 9,80 9,12 Chi phí khấu hao

TSCĐ 0,27 0,92 0,39 1,13 0,37 0,97 1,31 1,56 0,83 0,77

Chi phí thuê văn phòng 0,22 0,76 0,36 1,04 0,34 0,89 1,20 1,43 1,34 1,25 Phí trả cho Sở giao

dịch 2,02 6,82 3,93 11,50 4,60 12,05 12,48 14,83 14,88 13,86

Chi phí khác 2,86 9,64 3,41 9,97 2,11 5,52 5,89 7,00 19,75 18,39

Tổng 29,63 100 34,17 100 38,17 100 84,14 100 107,38 100

Bảng 3.6 cho thấy: Chi phí hoa hồng và phát triển thị trường chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí phân bổ cho hoạt động môi giới chứng khoán.

Vậy, có thể thấy Môi giới tuy là hoạt động mũi nhọn của Ban lãnh đạo SHS và có sự đột phá mạnh về doanh thu, tuy nhiên từ những phân tích ở trên, có thể thấy do chính sách phát triển hoạt động này chưa hợp lý nên mức lợi nhuận đạt được vẫn chưa hoàn toàn tương xứng.

3.2.1.2. Hoạt động Tự doanh chứng khoán

Trong hoạt động tự doanh chứng khoán, nguồn doanh thu chính thu được là từ cổ tức, chênh lệch lãi bán các khoản đầu tư chứng khoán, cùng với đó các khoản chi phí tương ứng thường là chi phí trích lập dự phòng giảm giá đầu tư, chênh lệch lỗ bán các khoản đầu tư, chi phí lương trả cho nhân viên bộ phận tự doanh, chi phí lưu ký chứng khoán của tài khoản tự doanh, chi phí giao dịch phải trả cho các Sở giao dịch phát sinh từ các giao dịch trên tài khoản tự doanh…Từ Bảng 3.4, có thể thấy hoạt động tự doanh là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty, cụ thể:

- Năm 2011: lợi nhuận từ hoạt động tự doanh là -207,17 tỷ đồng (chiếm 70,83%

tổng lỗ toàn công ty), trong đó doanh thu là 81,68 tỷ đồng, chi phí là 351,85 tỷ đồng. Trong năm 2011, công ty đã giảm giá trị khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn từ 950,45 tỷ đồng xuống còn 546,88 tỷ đồng, chênh lệch lãi thu được là 40,73 tỷ đồng, tiền cổ tức nhận được trong năm là 48,55 tỷ đồng, chênh lệch lỗ khi bán chứng khoán là 254,41 tỷ đồng (chiếm 72,31% chi phí hoạt động tự doanh). Mặc dù đã chấp nhận lỗ khi giảm đến 42,46% khoản đầu tư chứng khoán nhưng đến cuối năm 2011 do thị trường chứng khoán sụt giảm nhiều, cùng với việc đầu tư vào những mã chứng khoán chưa thực sự tốt nên Công ty phải bổ sung thêm chi phí trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn là 89,57 tỷ đồng (chiếm 25,46% chi phí tự doanh).

- Năm 2012: lợi nhuận là 185,96 tỷ đồng, trong đó doanh thu là 273,26 tỷ đồng,

chi phí 87,30 tỷ đồng. Trong năm 2012, Công ty tiếp tục giảm giá trị đầu tư chứng khoán ngắn hạn từ 546,88 tỷ đồng xuống còn 341,82 tỷ đồng, trong đó công ty đã bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi nhuận công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)