Tổng quan về thị trƣờng ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động marketing của các liên doanh ô tô tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.1. Tổng quan về thị trƣờng ôtô Việt Nam

3.1.1. Đặc trưng ngành ô tô Việt Nam

Ngành ô tô Việt Nam không thể tách khỏi những đặc trƣng cơ bản ngành ô tô trên toàn Thế giới. Việc nhìn nhận đặc trƣng Ngành ô tô Việt Nam giúp tác giả có cái nhìn sâu rộng hơn về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các hãng, cụ thể hơn, có thể đƣa ra các giải pháp Marketing phù hợp nhất đối với các liên doanh ô tô Việt Nam hiện nay.

Về vốn đầu tƣ: Vốn đầu tƣ cực lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, sinh lợi cao. Về công nghệ kĩ thuật: Đây là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

Về tổ chức sản xuất: Chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong sản xuất, quy mô lớn và xu hƣớng tập trung hoá.

Về sản phẩm: Đặc điểm nổi bật của ngành đó là sản phẩm mang giá trị rất cao. Về mạng lƣới tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các đại lý mà không bán hàng trực tiếp.

3.1.2. Các thương hiệu chính trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Honda ô tô Việt Nam

Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận đƣợc giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lƣới đại lý, các chƣơng trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006.

Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ đƣợc biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trƣờng Việt Nam. Nhà máy sản xuất ô tô đƣợc trang bị máy móc và thiết bị tƣơng tự nhƣ

các nhà máy Honda ở các nƣớc khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lƣợng, an toàn và thân thiện với môi trƣờng. Hơn nữa, nhà máy còn đƣợc trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bƣớc nội địa hóa các sản phẩm ô tô.

Trƣờng Hải Auto

Công ty CP ô tô Trƣờng Hải ra đời vào năm 1997 tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.Tháng 06/2007, Trƣờng Hải Group chính thức triển khai xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe ô tô du lịch Kia tại khu kinh tế mở Chu Lai - tỉnh Quảng Nam với quy mô ban đầu khoảng 30 hécta. Đây là nhà máy sản xuất và lắp ráp xe du lịch trong nƣớc đầu tiên của Việt Nam và cũng là một trong những nhà máy đƣợc trang bị công nghệ hiện đại nhất của khu vực hiện nay.

Hiện nay Trƣờng Hải đang phân phối các sản phẩm của Kia, Mazda và Peugeot

Toyota Việt Nam:

Thành lập ngày 5/9/1995 với tổng vốn đầu tƣ 89,6 triệu USD, là doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài về sản xuất ô tô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, trong suốt 14 năm qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã nỗ lực không ngừng để có sự tăng trƣởng liên tục với thành tích kinh doanh đầy ấn tƣợng. Đến nay, TMV đã thực sự trở thành nhà sản xuất ô tô liên doanh hàng đầu với thƣơng hiệu sản phẩm đầy uy tín đối với ngƣời tiêu dùng Việt Nam

Hiện nay, Toyota Việt Nam vừa mở rộng kênh phân phối dòng sản phẩm cao cấp Lexus với 2 showroom tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Ford Việt Nam:

Đƣợc thành lập vào tháng 9, 1995, Công ty Ford Việt Nam là liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford có trụ sở ở Michigan, Hoa Kỳ (75%) và Công ty Diesel Sông Công(25%) với tổng số vốn đầu tƣ đến nay là 125 triệu USD. Nhà máy lắp ráp của Ford Việt Nam ở tỉnh Hải Dƣơng đƣợc khai trƣơng vào tháng 11/1997 với công suất là 14.000 xe một năm.

Ford là công ty sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận các chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 và QS 9000 và chứng chỉ ISO/TS16949 – 2002 về quản lý chất

lƣợng. Tổng số nhân viện tại Ford Việt Nam là hơn 600 nhân viên với các trụ sở ở Hà Nội, văn phòng TP Hồ Chí Minh và Nhà máy ở Hải Dƣơng.

Trong gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Ford Việt Nam (FVL) đã đạt đƣợc nhiều thành công và ngày càng chiếm đƣợc sự tin tƣởng, yêu mến của khách hàng với các sản phẩm đƣợc công nhận về độ an toàn, chất lƣợng cao, luôn đổi mới và đáp ứng đúng nhu cầu thị trƣờng cùng hệ thống 25 đại lý và dịch vụ rộng khắp trên cả nƣớc (tính đến tháng 7/2014) và ngày càng đƣợc mở rộng về số lƣợng và chất lƣợng.

Từ vị trí thứ 7 trên thị trƣờng khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt Nam đã phát triển vững chắc và vào tháng 7 năm 2014, Ford Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trên thị trƣờng với 10.4% thị phần, đƣợc dẫn dắt bởi mức tăng trƣởng 3.1% so với cùng kỳ năm trƣớc và mức tăng 70% của năm 2013.

Chevrolet Việt Nam

Đƣợc cấp Giấy phép Đầu tƣ ngày 14 tháng 12 năm 1993, Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (VIDAMCO) chính thức thành lập dƣới hình thức Liên doanh giữa Công ty Daewoo Motor (Hàn Quốc) và Xí nghiệp Liên hiệp Cơ khí 789 thuộc Bộ Quốc Phòng với tổng số vốn đầu tƣ là 32 triệu USD, trong đó vốn pháp định 10 triệu USD. Thời gian hoạt động trong 30 năm.

Tháng 1 năm 1995, Vidamco khởi công xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô trên địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau hơn một năm xây dựng, toà nhà văn phòng 3 tầng, nhà xƣởng và các công trình phụ trợ đƣợc hoàn tất và đƣa vào sử dụng. Dây truyền sản xuất xe con chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế 10,000 xe/ năm/ một ca.

Ngày 11/7/2011, Vidamco chính thức đổi tên thành GM Việt Nam, thành viên của GM Global. Các sản phẩm của GM Việt Nam đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn của GM toàn cầu với nhãn hiệu Chevrolet danh tiếng thế giới. Đây là bƣớc chuyển biến có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm phục vụ khách hàng Việt Nam tốt hơn với những sản phẩm chất lƣợng của hãng xe số 1 thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động marketing của các liên doanh ô tô tại Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)