CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về Techcombank Thăng Long
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Thăng Long giai đoạn
đoạn 2011 - 2014
Techcombank Thăng Long được phân vùng hoạt động là địa bàn quận Đống Đa và các vùng phụ cận. Với tư cách là một đơn vị trực thuộc Techcombank, hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế toán riêng, chi nhánh Thăng Long được phép thực hiện tất cả các hoạt động của một NHTM, với các đối tượng khách hàng trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo Luật các tổ chức tín dụng và theo sự phân cấp của Techcombank.
Techcombank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và TCTD cả bằng ngoại tệ và nội tệ; tập trung vào hai khu vực thị trường là mảng thị trường các đối tượng là tổ chức kinh tế, dân cư và khu vực thị trường tiền gửi của các TCTD và các định chế tài chính. Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tế luôn được chi nhánh coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể kết quả một số mặt hoạt động của Techcombank Thăng Long qua các năm như sau:
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nếu như vấn đề hằng ngày của các doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hằng ngày của Ngân hàng là huy động nguồn vốn để cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn cho các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì thế việc huy động vốn không chỉ có ý nghĩa riêng đối với bản thân ngân hàng và còn có ý nghĩa đối với nền
kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dân gửi tiền an toàn và thuận lợi. Nhận thấy tầm quan trọng của huy động vốn, trong những năm qua, Techcombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng luôn nỗ lực triển khai các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Để thấy rõ công tác huy động vốn của chi nhánh ta có thể theo dõi biểu đồ sau:
ĐVT: triệu đồng
Hình 3.1: Nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2011 - 2014
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2014 của Techcombank Thăng Long)
Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những thế mạnh của Techcombank Thăng Long so với các chi nhánh khác trên địa bàn. Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2014, hoạt động huy động vốn của Techcombank Thăng Long gia tăng nhanh chóng, kể cả trong những năm được coi là hết sức khó khăn đối với các NHTM trong huy động vốn như năm 2011 và 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2011, chi nhánh huy động được 1.262.803 triệu đồng. Sang năm 2012, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng lên đến 1.382.414 triệu đồng, tăng 119.611 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,47%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của Chi nhánh, vì trong những tháng đầu năm 2012 lãi suất biến động rất mạnh, và cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khác làm cho thị trường biến động rất mạnh, có rất nhiều ngân hàng bị rơi vào tình trạng thanh khoản kém, nhưng Techcombank vẫn giữ được một vị thế rất ổn định. Đến cuối năm 2013, chi nhánh đã huy động được 1.771.734 triệu đồng, tăng 389.320 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,16%. Năm 2014, số vốn huy động là 2.072.779 triệu đồng, tăng 16,99% so với năm 2013.
Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn năm 2011 - 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng vốn huy động 1.262.803 1.382.414 1.771.734 2.072.779 - Các tổ chức kinh tế 265.188 276.482 478.368 538.922 - Dân cư 782.937 843.272 1.116.192 1.347.306 - Các TCTD 214.678 262.660 177.174 186.551
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2014 của Techcombank Thăng Long)
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế. Từ năm 2011 đến 2014, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực dân cư lần lượt là 62%, 60%, 63% và 65%. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động Marketing nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cư. Tiền gửi từ dân cư đa phần là tiền gửi tiết kiệm do đó nó có tính ổn định cao, dễ sử dụng đối với ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần sử dụng tối ưu nguồn vốn này để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng đã tăng lên cụ thể là năm 2011 chiếm 21%, năm 2012 chiếm 20%, năm 2013 chiếm 27% và năm 2014 chiếm 25% trong tổng nguồn vốn. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng mạnh như vậy là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng, sản xuất bắt đầu hoạt động trở lại, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ có giảm so với 2011 vì nền kinh tế có nhiều biến động, mà điều đó không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã không ngừng tăng cường các hoạt động Marketing để tìm kiếm lượng khách hàng mới trong nền kinh tế như sử dụng các kênh thông tin đại chúng, các chương trình tài trợ… Vì vậy, Techcombank Thăng Long đã tận dụng được triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế.
Đối với các khoản tiền gửi khác như tiền gửi của các TCTD, tiền gửi kho bạc, tiền gửi khác… thì qua 4 năm 2011 – 2014 thì cũng có biến động nhưng không đáng kể trên tổng nguồn vốn huy động.
Nhìn chung, công tác huy động vốn tại chi nhánh qua 4 năm được thực hiện khá tốt đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, mặc dù nền kinh tế của thành phố còn nhiều biến động, có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đã làm cho tỷ trọng của từng nguồn vốn thay đổi nhưng nhìn chung cơ cấu huy động khá hợp lý.
3.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất, và các ngân hàng hiện nay đều coi và lấy hoạt động này làm hoạt động chủ lực cho ngân hàng mình và cho những năm tới. Do vậy, Techcombank Thăng Long rất quan tâm đến hoạt động này. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ Techcombank Thăng Long đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lượng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. Techcombank Thăng Long đã đạt được một số những thành quả đáng khích lệ thể hiện qua bảng tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2011 - 2014 sau:
Bảng 3.2: Tình hình cho vay của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2011 - 2014
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số lƣợng (triệu đồng) Mức tăng so với năm trƣớc (%) Số lƣợng (triệu đồng) Mức tăng so với năm trƣớc (%) Số lƣợng (triệu đồng) Mức tăng so với năm trƣớc (%) Số lƣợng (triệu đồng) Mức tăng so với năm trƣớc (%) Dƣ nợ cho vay 1.055.097 35,40 1.169.723 10,86 1.491.757 27,53 1.804.659 20,96 Nợ xấu 17.620 17,45 20.470 13,92 28.045 27,01 29.777 6,18 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,67 1,75 1,88 1,65
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2014 của Techcombank Thăng Long)
Từ bảng trên cho thấy tình hình cho vay của Ngân hàng khá khả quan khi các chỉ tiêu về dư nợ đều tăng qua các năm và tỷ lệ nợ xấu thì biến động đều qua các năm.
Qua 4 năm, dư nợ bình quân của ngân hàng tăng lên. Năm 2012 dư nợ bình quân tăng 10,86% so với năm 2011 với mức tăng là 114.626 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các thành phần kinh tế, lợi nhuận
của các doanh nghiệp giảm sút, thu nhập của dân cư tăng cao nhưng do chi phí giá cả cũng tăng tương ứng nên dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo. Đến năm 2013 tăng khá cao so với năm 2012 là 27,53% ứng với mức tăng là 322.034 triệu đồng. Năm 2014, dư nợ vay tăng 20,96% so với năm 2013. Những năm trở lại đây, Techcombank Thăng Long đã nhanh chóng đưa ra các sản phẩm cho vay với nhiều ưu đãi, áp dụng các chiến lược tập trung khách hàng…, qua đó tạo nguồn thu nhập lớn để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận.
Từ năm 2011 đến 2014, nợ xấu qua 4 năm lại biến động tăng giảm. Trong khi nợ xấu của các NHTM khác vào khoảng 3% đến 5% thì Techcombank Thăng Long chỉ vào khoảng 1,8%. Điều này cho thấy hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng của Techcombank Thăng Long khá cao.
3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận chính là mục tiêu mà họ theo đuổi, nhưng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được phải dựa trên cơ sở an toàn và uy tín. Techcombank Thăng Long nói riêng và tất cả các ngân hàng nói chung, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên cơ sở tiền tệ, đây là yếu tố nhạy cảm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của nó cũng không nằm ngoài mục đích thu lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh của ngân hàng được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, với sự cố gắng và nổ lực trong công tác quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi của mình, Techcombank Thăng Long đã có được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng khẳng định vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường.
Nhờ chính sách kinh doanh phù hợp mà hoạt động của chi nhánh trong bốn năm gần đây phát triển với tốc độ cao: thị phần được mở rộng, thu nhập được nâng cao… Bảng số liệu sau đây thể hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh Techcombank Thăng Long trong bốn năm gần đây:
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Techcombank Thăng Long giai đoạn 2011 - 2014
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1 Thu nhâp lãi và các khoản thu nhập tương tự
266.934 443.279 278.962 236.295 2 Chi phí lãi và các chi phí
tương tự
I Thu nhập lãi thuần 139.212 163.618 158.814 157.065 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 15.767 9.160 10.043 11.382 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 1.347 1.053 1.404 1.018 II Lãi/ Lỗ từ hoạt động dịch vụ 14.420 8.107 8.999 10.364
III Lãi/Lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.127 787 420 46
5 Thu nhập từ hoạt động khác
1.547 2.555 2.832 1.190
6 Chi phí từ hoạt động khác 122 506 471 167
IV Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác
1.425 2.049 2.361 1.023
V Chi phí hoạt động 15.211 17.818 17.806 13.182
VI Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
40.973 56.742 52.789 55.316
VII Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
8.028 14.185 8.542 3.345
VIII Tổng lợi nhuận trƣớc thuế
132.934 142.557 144.247 151.971
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2014 của Techcombank Thăng Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh là rất khả quan qua 4 năm 2011 - 2014. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, kết quả đó được thể hiện rõ qua tình hình tổng thu và tổng chi.
Về tình hình doanh thu: Nhìn chung thu nhập của chi nhánh tăng lên qua các năm. Năm 2011 đã đạt được là 285.330 triệu đồng. Sang năm 2012, con số này đã lên đến 435.713 triệu đồng. Khoản thu nhập này tăng cao là do trong năm 2011 chi nhánh đã tăng cường khuyến khích khách hàng vay vốn, chính vì vậy mà đem lại một khoản thu rất cao từ lãi vay, đẩy thu nhập của chi nhánh lên cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, doanh thu có xu hướng giảm dần trong 2 năm 2013 và 2014 lần lượt là 292.199 triệu đồng và 248.906 triệu đồng. Cụ thể là nguồn thu từ lãi là chủ yếu của chi nhánh với tỷ trọng luôn trên 80%. Bên cạnh đó, các dịch vụ thu ngoài lãi như là thu từ dịch vụ, thu kinh doanh ngoại hối và thu khác cũng tăng đều các năm.
Đối với chi phí, cũng như thu nhập số tiền mà ngân hàng phải chi ra nhiều nhất là cho hoạt động huy động tiền gửi, chi trả lãi luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì để nguồn vốn huy động của ngân hàng đảm bảo được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng nên ngân hàng đã thúc đẩy việc huy động nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng. Tổng chi phí năm 2011 đạt 144.447 triệu đồng và đến năm 2012 là 299.106 triệu đồng, năm 2013 là 139.887 triệu đồng, năm 2014 là 93.604 triệu đồng. Cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp quản lý tốt tình hình hoạt động của mình, để từ đó tránh lãng phí và gây thất thoát về tài chính, một phần giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên trong năm 2012 là 22,61% ứng với mức tăng là 9.623 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 3,82% so với năm 2012 ứng với mức tăng 1.690 triệu đồng. Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên trong năm 2014 là 14,86% ứng với mức tăng là 7.724 triệu đồng so với năm 2013. Mặc dù, doanh thu có xu hướng biến động tăng giảm qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận vẫn có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy các khoản chi phí của ngân hàng bỏ ra trong hoạt động của mình là cần thiết, thực hiện công việc đầu tư một cách có hiệu quả, tạo điều kiện và làm bước chạy đà cho ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh của mình và định hướng phát triển trong thời gian tới.