CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Khảo sát thực trạng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của
3.3.1. Thông tin đối tượng điều tra
Nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn các đối tượng khách hàng. Tổng số phiếu phát ra là 330 phiếu, số phiếu thu về, hợp lệ và được sử dụng là 300 phiếu, đạt tỷ lệ 90,9%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Việc xác định thông tin của đối tượng điều tra để thấy được thực trạng khách hàng, đặc điểm khách hàng và làm cơ sở để phân tích sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm khách hàng, dự đoán các nhóm khách hàng tiềm năng. Sau khi tiến hành phân tích, ta có kết quả như sau:
3.3.1.1. Về giới tính và độ tuổi của khách hàng
Bảng 3.9: Giới tính và độ tuổi khách hàng
Giới tính Tuổi Tần số Tần suất (%)
Nam Tuổi dưới 25 22 7,33
Tuổi từ 26 đến 40 98 32,67 Tuổi từ 41 đến 55 78 26,00 Tuổi trên 55 34 11,33 Tổng 232 77,33 Nữ Tuổi dưới 25 7 2,33 Tuổi từ 26 đến 40 29 9,67 Tuổi từ 41 đến 55 22 7,33 Tuổi trên 55 10 3,34 Tổng 68 22,67
Theo kết quả khảo sát số lượng khách hàng của Techcombank Thăng Long cho thấy, tỷ lệ đối tượng điều tra giữa nam và nữ khác nhau đáng kể. Số lượng người được điều tra là nữ là 68 người chiếm 22,7 %, số lượng khách hàng là nam là 232 người chiếm 77,3%. Phần lớn hai nhóm đối tượng này có độ tuổi từ 26 đến 40 (chiếm 42,34%), kế đến là nhóm từ 41 đến 55 (chiếm 33,33%) và nhóm tuổi trên 55 (chiếm 14.67%), còn lại là khách hàng có độ tuổi dưới 25 (chiếm 9,66%). Tỷ lệ trên cho thấy, khách hàng của Techcombank Thăng Long đều là những người đi làm và có thu nhập.
3.3.1.2. Về nghề nghiệp
Hình 3.5: Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015)
Nhìn chung đối tượng nghiên cứu phần lớn là doanh nhân hoặc kinh doanh với 115 người (chiếm 38.33%). Một lượng khách hàng cũng chiếm số lượng đáng kể là cán bộ viên chức (chiếm 31,67%). Đây là hai đối tượng khách hàng lớn mà ngân hàng cần khai thác, có biện pháp kích thích nhu cầu của họ. Kế đến là công nhân, nhân viên với 49 người (chiếm 11.76%). Hai đối tượng nghiên cứu là nội trợ, về hưu và học sinh, sinh viên là hai đối tượng có tỷ lệ khá bằng nhau trong mẫu số nghiên cứu, trong đó nhóm khách hàng là sinh viên (chiếm 6,0%) thì Techcombank Thăng Long chưa thu hút được nhiều. Phần còn lại là những người nội trợ và về hưu ( chiếm 7.67%), đây là những đối tượng phần lớn không trực tiếp đi làm để có thu nhập, vì dịch vụ thanh toán thẻ cũng thu hút được đối tượng này sử dụng, và nhóm khách hàng này cần được Chi nhánh tích cực thu hút. Qua đó cho thấy sự chênh lệch về đối tượng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của Techcombank là khá lớn, chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao hoặc ổn định.
3.3.1.3. Về thu nhập hàng tháng
Hình 3.6: Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015)
Thu nhập của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, tập trung vào đối tượng có thu nhập tương đối cao. Phần lớn đối tượng nghiên cứu có thu nhập từ 8 đến 15 triệu với 128 người (chiếm 42,67%), kế đến là đối tượng có thu nhập từ 4 đến 8 triệu với 76 người (chiếm 25,33%) và trên 15 triệu với 62 người (chiếm 20,67%), còn lại 11,33% đối tượng nghiên cứu có thu nhập thấp, dưới 4 triệu với 34 người.
3.3.1.4. Về thời hạn sử dụng thẻ
Hình 3.7: Thời hạn sử dụng thẻ của đối tƣợng nghiên cứu
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2015)
Thời hạn sử dụng thẻ của đối tượng khảo sát trong mẫu thu thập được chia thành 4 bậc, bậc thấp nhất có độ tuổi dưới 1 năm và bậc cao nhất có độ tuổi trên 5
năm. Trong đó, đối tương khảo sát có thời gian sử dụng thẻ từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 111 người, tương ứng 37% trong tổng số đối tượng khảo sát trong mẫu. Tiếp theo là đối tượng có thời gian sử dụng thẻ từ trên 1 năm đến 3 năm, dưới 1 năm với tỷ lệ lần lượt là 33,33%; 23%. Ít nhất là dưới 1 năm với 20 người, chiếm 6,67%.