CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành
* Nhân tố thuận lợi:
- Cơ hội từ việc ký kết các hiệp định thƣơng mại nhƣ hiệp định TPP, hay cơ hội từ việc hội nhập các tổ chức thƣơng mại và các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho tiếp cận thị trƣờng.
- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI liên tục tăng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
- Nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ năm 2012 trở lại đây, bông nguyên liệu chiếm đến hơn 70% giá thành đang ở mức giá đáy và giá sợi đang có xu hƣớng đi lên do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dệt may có chiều hƣớng gia tăng khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực.
- Cơ hội từ những chính sách ƣu tiên của Chính phủ khuyến khích vào đầu tƣ nhƣ ƣu đãi thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất cho các sản phẩm may tái xuất khẩu trong 3-4 tháng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Sản xuất sợi đang có xu hƣớng dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nƣớc đang phát triển khác trong đó có Việt Nam. Từ đó có thể tận dụng đƣợc cơ hội về tiếp cận nguồn vốn, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và lao động có cơ hội đƣợc đào tạo, nâng cao tay nghề. Từ năm 2012 trở lại đây, ngành dệt may toàn cầu chứng kiến xu hƣớng dịch chuyển công xƣởng sản xuất dệt may ra khỏi Trung Quốc bởi nƣớc này đang dần đánh mất lợi thế do chi phí nhân công ngày càng cao và bất lợi về thuế nhập khẩu của một số thị trƣờng. Sự dịch chuyển này là lợi thế rất lớn cho các quốc gia nhƣ Việt Nam, Campuchia, Banglades... Lƣơng bình quân cơ bản của ngƣời lao động Việt Nam chỉ đạt 3,1 triệu đồng/tháng xấp xỉ USD 150/tháng, thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
- Cơ hội do các hiệp định tự do thƣơng mại (“FTA”) mang lại: Theo hiệp định tự do thƣơng mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc (“VKFTA”) năm 2016, thuế suất nhập khẩu sợi của Việt Nam vào thị trƣờng Hàn Quốc sẽ đƣợc giảm từ 8% xuống 0%. Việc cắt giảm thuế suất này trực tiếp thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu sợi Việt Nam của các khách hàng Hàn Quốc. Ngoài ra, VKFTA cũng sẽ cắt giảm thuế suất nhập khẩu các sản phẩm may mặc của Việt Nam từ 13% xuống 0%. Điều này cũng gián tiếp thúc đẩy việc phát triển ngành dệt nhuộm và làm tăng nhu cầu sợi ở thị trƣờng Việt Nam.
* Nhân tố khó khăn:
Nhìn chung nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn khiến cho sức mua của các ngành kinh tế nói chung trong đó có ngành dệt may trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc còn hạn chế. Ngoài sức mua thị trƣờng, các doanh nghiệp sợi còn chịu tác động bởi các yếu tố sau:
+ Chi phí đầu vào sản xuất tăng nhƣ: xăng, dầu, điện, lƣơng công nhân tăng, trong khi chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động cũng tăng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
+ Trong thời gian đầu khi Hiệp định TPP đƣợc ký kết, sẽ có một lƣợng lớn nhà sản xuất vải sẽ đầu tƣ vào Việt Nam để bù đắp nguồn cung vải còn thiếu hụt trong nƣớc, tạo ra nhu cầu lớn về sợi. Tuy nhiên, sau một thời gian các nhà sản xuất sợi đồng nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ có kế hoạch đầu tƣ vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn sợi.