Nội dung dự báo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tình hình tài chính công ty cổ phần sợi thế kỷ (Trang 43 - 50)

1.3. Cơ sở lý luận về dự báo tài chính doanh nghiệp

1.3.3. Nội dung dự báo tài chính

Dự báo tài chính trong doanh nghiệp tập trung vào các báo cáo tài chính quan trọng, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo nhu cầu vốn bằng tiền.

- Dự báo tài chính dài hạn: kế hoạch tài chính thông thƣờng đƣợc lập từ 3 – 5 năm, mang tính chất chiến lƣợc của doanh nghiệp.

- Dự báo tài chính ngắn hạn: là kế hoạch tài chính dự kiến trong khoảng thời gian dƣới 1 năm.

Trong bài luận văn đề cập đến dự báo tài chính dài hạn, thời gian dự báo là 3 năm từ năm 2018 - 2020. Có nhiều phƣơng pháp để dự báo tài chính, tuy nhiên trong phạm vi bài luận văn tác giả mong muốn đề cập đến phƣơng pháp dự báo tài chính phổ biến nhất trong thực tế, đó là phƣơng pháp Dự báo tài chính thông qua tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần.

Trƣớc khi tiến hành dự báo các chỉ tiêu tài chính trong tƣơng lai, các nhà quản lý tiến hành dự báo doanh thu thuần tiêu thụ kỳ tới. Dự báo doanh thu là vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp nhất trong việc dự báo tài chính. Có dự báo doanh thu một cách tƣơng đối chính xác thì mới có thể dự báo đúng các thông số tài chính còn lại của doanh nghiệp. Doanh thu thuần tiêu thụ chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: khối lƣợng hàng tiêu thụ, giá bán hàng hóa, dịch vụ, chính sách bán hàng, chất lƣợng hàng hóa, thu nhập của khách hàng, thời trang, thị hiếu, thẩm mỹ, tôn giáo, giới tính, ... trong đó, khối lƣợng tiêu thụ và đơn giá bán là 2 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp. Để dự báo doanh thu thuần tiêu thụ kỳ tới đƣợc chính xác, các nhà quản lý phải dựa trên các giả thiết khoa học, chính xác về tình hình thị trƣờng, về nhu cầu của khách hàng, về giá cả của sản phẩm, về các đối thủ cạnh tranh, về thị hiếu trong tƣơng lai cũng nhƣ doanh thu thuần mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong quá khứ.

Sau khi đã dự báo đƣợc doanh thu thuần kỳ tới, quá trình dự báo các chỉ tiêu tài chính tiến hành theo trình tự sau (Nguyễn Năng Phúc, 2015)

Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanh thu thuần.

Tùy theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần tiêu thụ, các nhà phân tích sẽ tiến hành xem xét và phân định các chỉ tiêu tài chính thành các

nhóm khác nhau: nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần, nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hay thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi. Để phân định cần phải sử dụng số liệu của nhiều kỳ kinh doanh trƣớc đó.

Bước 2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính

Trên cơ sở doanh thu thuần dự báo và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, các nhà phân tích sẽ tiến hành xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính tƣơng ứng.

Bước 3: Xác định nhu cầu bổ sung vốn thiếu hoặc số vốn thừa

Khi doanh thu thay đổi, nhu cầu về vốn cũng thay đổi theo.Vì thế, ứng với mức doanh thu thuần tiêu thụ mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải có mức vốn cần thiết tƣơng ứng để cân bằng với nhu cầu đầu tƣ và quy mô hoạt động. Sự thay đổi đó không nhất thiết phải theo một tỷ lệ cố định bởi nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, doanh nghiệp phải xác định lƣợng vốn thừa hoặc thiếu ứng với mức doanh thu thuần mới để có biện pháp sử dụng hay huy động vốn hợp lý.

1.3.3.1. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Để dự báo các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trƣớc hết, cần căn cứ vào tình hình cụ thể tại từng doanh nghiệp và dựa vào số liệu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua nhiều kỳ (ít nhất 5 kỳ liền kề trƣớc kỳ dự báo), tiến hành xem xét mối quan hệ giữa doanh thu thuần với các chi tiêu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu đƣợc chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm các chỉ tiêu có quan hệ cùng chiều với doanh thu thuần tiêu thụ và thƣờng chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần tiêu thụ. Bao gồm:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; + Các khoản giảm trừ doanh thu;

+ Giá vốn hàng bán;

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ; + Chi phí bán hàng;

+...

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, khi xem xét các chỉ tiêu trong một khoảng thời gian dài có một số chỉ tỉêu: doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,... nếu thay đồi cùng chiều với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể xếp vào nhóm 1 hoặc thay đổi không rõ ràng (tăng, giảm lúc cùng chiều, lúc ngƣợc chiều) thì xếp vào nhóm 2.

Nhóm 2: Nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi. Bao gồm: thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác. Ngoài ra, nhƣ trên đã phân tích, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, một số chỉ tiêu nhƣ doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí quán lý doanh nghiệp cũng có thể thuộc nhóm 2.

Nhóm 3: Nhóm những chỉ tiêu đƣợc xác định trên cơ sở các chỉ tiêu dự báo nhóm 1 và nhóm 2. Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận, thuế….

Sau khi xác định đƣợc mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, ta tiến hành xác định trị số các chỉ tiêu:

- Đối với các chỉ tiêu thuộc nhóm 1:

Trị số dự báo của từng chỉ tiêu nhóm 1 =

Doanh thu thuần tiêu thụ dự báo x

Tỷ lệ của từng chỉ tiêu nhóm 1 so với doanh thu thuần tiêu thụ năm trước

- Đối với chỉ tiêu nhóm 2: do sự không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi nên rất khó dự báo. Vì thế các chỉ tiêu này đƣợc giữ nguyên trị số kỳ trƣớc trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này.

- Đối với các chỉ tiêu nhóm 3:

Các khoản giảm trừ doanh thu dự báo =

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo

-

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo =

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo - Giá vốn hàng bán dự báo Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dự báo = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế =

Lợi nhuận tuần từ hoạt

động kinh doanh +

Lợi nhuận khác 1.3.3.2. Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Giữa doanh thu thuần với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Điều đó thể hiện khi doanh thu thuần tiêu thụ thay đổi (tăng hoặc giảm) có một số chỉ tiêu tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu thuần:

- Các khoản mục thuộc bên “Tài sản”: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, phải thu khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, thuế đƣợc khấu trừ, hàng tồn kho,…

- Các khoản mục thuộc bên “Nguồn vốn”: Phải trả ngƣời bán, ngƣời mua trả tiền trƣớc, thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc, phải trả ngƣời lao động, lợi nhuận chƣa phân phối, …

Những chỉ tiêu còn lại trên bảng cân đối kế toán không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần tiêu thụ thay đổi. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ của từng chỉ tiêu ta cần chú ý dựa trên số liệu thực tế nhiều năm để xác định và phân loại từng chỉ tiêu.

Sau khi xác định và phân loại các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán trong quan hệ với doanh thu thuần tiêu thụ, ta tiến hành xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Đối với các chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu thuần, trị số dự báo xác định nhƣ sau:

Trị số dự báo của từng chỉ tiêu nhóm 1 trên Bảng CĐKT = Doanh thu thuần tiêu thụ dự báo x

Tỷ lệ của từng chỉ tiêu nhóm 1so với doanh thu thuần tiêu thụ năm trước

Đối với các chỉ tiêu còn lại ta giữ nguyên giá trị cuối năm trƣớc trên bảng cân đối kế toán dự báo.

Sau khi xác định đƣợc các chỉ tiêu dự báo, căn cứ vào tổng số nguồn vốn dự báo và tổng số tài sản dự báo, ta sẽ tính ra số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới theo công thức:

So vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới =

Tổng nguồn vốn dự báo -

Tổng tài sản dự báo

Qua việc dự báo nhu cầu về vốn có thể biết đƣợc, cứ mỗi đồng doanh thu thuần tăng lên, doanh nghiệp cần phải có một lƣợng vốn bổ sung tƣơng ứng là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, tiến hành xác định nguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng tự trang trải bằng lợi nhuận, còn lại phải huy động từ bên ngoài (vay, nhận vốn góp liên doanh, liên kết,...).

1.3.3.3. Dự báo dòng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ

Giữa doanh thu thuần tiêu thụ với dòng tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ không có mối quan hệ trực tiếp với nhau nhƣ các chỉ tiêu khác mà mối quan hệ này gián tiếp thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Vì thế, để dự báo dòng tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ, ta phải dựa vào mối quan hệ giữa các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền với các chi tiêu dự báo trên Bảng cân đối kế toán kế toán.

Trên cơ sở Bảng cân đối kế toán dự báo, căn cứ vào sự biến động của nợ phải trả, của vốn chủ sở hữu và của các loại tài sản cụ thể có thể xác định đƣợc

tổng số tiền tăng, tổng số tiền giảm do các nguyên nhân. Từ đó, tính ra dòng tiền lƣu chuyển thuần trong kỳ dự báo.

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ =

Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ -

Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ

Khi dòng tiền lƣu chuyển thuần bị “âm”, để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhất là thanh toán nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động các nguồn vốn khác để bù đắp cho lƣợng tiền thiếu hụt trong lƣu chuyển.

Lượng tiền cần huy động thêm từ bên ngoài =

Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ -

Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ

Trong trƣờng hợp doanh nghiệp không thể huy động đƣợc các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng, các nhà quản lý cần phải điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ và các kế hoạch kinh doanh khác để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản do mất khả năng thanh toán.

Sau khi hoàn thành dự báo báo cáo tài chính cần kiểm tra, tính toán lại một số hệ số tài chính dựa trên số liệu bản dự báo để xem xét bản dự báo này có đảm bảo phù hợp với năng lực, mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay không. Nếu chƣa phù hợp cần chỉnh sửa một số yếu tố sao cho thích hợp. Ngoài ra, có thể đƣa thêm kịch bản nếu cần. Khi đó cần thay đổi những giả định kinh tế và đƣa ra những kịch bản khác về tốc độ tăng trƣởng doanh thu để phân tích sự ảnh hƣởng của nó đến tài chính doanh nghiệp và giúp nhà quản lý doanh nghiệp ứng phó linh hoạt hơn trƣớc những thay đổi không thể lƣờng trƣớc trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tình hình tài chính công ty cổ phần sợi thế kỷ (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)