Thực trạng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 37 - 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải

3.2.1 Thông tin nhân sự đến tháng 5/2015

Thông tin cơ bản Số liệu chi tiết

Tổng số CBNV 2,977 ngƣời Trình độ từ Đại học trở lên 96%

Trình độ Cao đẳng, Trung cấp 4%

Thu nhập bình quân/tháng 15.1triệu đồng

3.2.2 Công tác tuyển dụng

Kiên định với phƣơng châm “Trải thảm đỏ, đón nhân tài”, trong năm 2014, công tác tuyển dụng tiếp tục đƣợc đổi mới cả về nội dung và hình thức. Việc tổ chức thi tuyển từ khâu ra đề thi, chấm thi và phỏng vấn ứng viên đƣợc tổ chức chuyên nghiệp, công khai và minh bạch, đảm bảo nhân sự mới có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí cần tuyển.

Trong năm 2014, Maritime Bank thu hút 900 hồ sơ ứng tuyển bình quân mỗi tháng. Tính đến cuối năm, tổng số hồ sơ ứng tuyển lên tới trên 10.000 hồ sơ. Hệ thống đã lựa chọn đƣợc 900 ứng viên tài năng trên toàn quốc và tuyển thành công

25 Quản trị viên cho chƣơng trình Lãnh đạo trẻ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực chất lƣợng cao cho Ngân hàng.

3.2.3 Công tác đào tạo

Nhằm thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ phát triển nhân sự dài hạn, các chƣơng trình đào tạo liên tục đƣợc cải tiến, cập nhật về nội dung, hình thức và phƣơng pháp đào tạo để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, đáp ứng từng giai đoạn phát triển. Trọng tâm trong năm là triển khai các khóa đào tạo định hƣớng cho nhân viên, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng mềm. Các chƣơng trình đào tạo trực tuyến, online tiếp tục phát huy thế mạnh. Trong năm 2014, Maritime Bank đã triển khai 123 khóa đào tạo tập trung cho 1.654 lƣợt cán bộ, đào tạo trực tuyến nghiệp vụ cho 2.085 lƣợt cán bộ, tổ chức test online tuyển dụng hơn 800 nhân sự mới và quy hoạch cán bộ, qua đó, giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và đáp ứng cho các dự án phát triển của Maritime Bank.

3.2.4 Công tác quản trị nhân sự

Cùng với việc triển khai các dự án chuyển đổi mô hình tổ chức, công tác bố trí, sắp xếp, luân chuyển nhân sự cũng đƣợc triển khai mạnh mẽ. Nhằm tạo nguồn lãnh đạo tiềm năng, có kiến thức sâu rộng, nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và quản lý điều hành, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đƣợc chú trọng. Năm 2014, 291 lƣợt cán bộ đã đƣợc bổ nhiệm vào các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao, giúp bổ sung nguồn cán bộ tài năng vào đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý để dẫn dắt Maritime Bank phát triển ổn định, bền vững.

Năm qua, cơ chế KPIs tiếp tục đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản trị đắc lực trong việc đo lƣờng hiệu quả công việc của từng CBNV đồng thời tạo nền tảng cho việc đảm bảo chế độ đãi ngộ công bằng, minh bạch.

3.2.5 Chế độ chính sách và phúc lợi

Chế độ chính sách và phúc lợi tại Maritime Bank đƣợc xây dựng trên các tiêu chí tƣơng xứng với giá trị đóng góp của CBNV, đảm bảo mức thu nhập cạnh tranh, hấp dẫn. Lộ trình thăng tiến đƣợc xây dựng chi tiết tạo cơ hội và môi trƣờng cho các

CBNV tiềm năng phát triển, khích lệ CBNV đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển chung của Ngân hàng.

Tâm điểm trong chính sách nhân sự năm 2014 của Maritime Bank là phát triển chế độ đãi ngộ cạnh tranh, công bằng và toàn diện, góp phần gia tăng thu nhập và tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Chính sách trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng với đội ngũ nhân sự tài năng, giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của Ngân hàng – HiPo - tiếp tục đƣợc duy trì, bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, MSBCare, chƣơng trình chăm sóc sức khỏe của CBNV đang nhận đƣợc sự hài lòng lớn từ phía ngƣời lao động cũng đƣợc triển khai. Các hình thức khen thƣởng, biểu dƣơng xứng đáng, kịp thời đến các đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp vào hiệu quả hoạt động chung của MSB cũng là điểm sáng trong lĩnh vực chế độ chính sách.

Chính sách đãi ngộ tƣơng xứng với năng suất và hiệu quả công việc, chế độ phúc lợi hấp dẫn đã góp phần quan trọng trong việc tạo động lực lao động cho đội ngũ CBNV, khuyến khích CBNV lao động, sáng tạo và đồng tâm hiệp lực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Maritime Bank.

Tóm tắt: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển, thực trạng nguồn nhân lực tại ngân hàng. Đồng thời nêu lên một số chính sách mà công ty đang áp dụng trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

Sau đây là một số dữ liệu tác giả thu thập đƣợc về tình hình biến động nhân sự của MSB và một số ngân hàng khác, số liệu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về sự biến động nhân sự nói chung tại các ngân hàng hiện nay. Đồng thời đây là số liệu tham khảo để chúng ta nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu tại các chƣơng tiếp theo.

Tại thời điểm cuối 2013, ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritimebank) giảm 1.343 ngƣời so với cuối 2012. Số nhân viên bị sa thải trong năm 2013 gấp đôi so với kế hoạch ban đầu. Việc sa thải một số lƣợng lớn nhân viên của Maritimebank gây sốc cho cả hệ thống ngân hàng.

Trong năm 2012, ngân hàng này cũng đã mạnh tay cắt giảm 1.060 nhân sự. Theo lý giải của Maritimebank, việc giảm nhân sự là do tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực cốt lõi của ngân hàng.

Việc sa thải một số lƣợng lớn nhân viên của Maritimebank gây sốc cho cả hệ thống ngân hàng.

Nhân sự của Maritimebank là vấn đề khá hot và đƣợc thị trƣờng quan tâm, bởi lẽ đây là ngân hàng có các quyết định điều chỉnh về nhân sự mạnh tay nhất trong hệ thống. Dự kiến trong năm 2014, Maritimebank sẽ tuyển thêm 734 nhân sự, đƣa tổng số cán bộ nhân viên lên cao nhất từ trƣớc tới nay (bao gồm cả lƣợng nhân viên thuê theo hợp đồng khung với công ty cung ứng lao động).

Lý giải về việc cắt giảm nhân sự trên, MSB cho rằng việc này nằm trong kế hoạch phát triển và chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng. Phần lớn nhân sự bị cắt giảm ở trên là đội ngũ cộng tác viên. Tức là những nhân sự đƣợc sử dụng cho mục địch sale ngắn hạn và tạo đà tổng lực cho chiến dịch mở rộng thị trƣờng. Những nhân sự bị cắt giảm là những ngƣời không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cao về nghiệp vụ và sức ép của môi trƣờng chuyên nghiệp.

MSB cho rằng việc cắt giảm này không ảnh hƣởng tới tinh thần làm việc của những nhân sự ở lại. Vì chiến lƣợc phát triển nhân sự tại thời điểm này là những nhân sự

Sau đây là một số dữ liệu tham khảo để chúng ta rõ hơn về biến động về nhân sự trên thị trƣờng lao động của ngành ngân hàng:

ACB: trên 1.115 nhân viên

Tuy không mạnh tay cắt giảm nhân sự nhƣ Maritimebank, nhƣng trong năm 2013, số lƣợng nhân viên tại ngân hàng Á Châu (ACB) tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến hết quý III năm 2013, ACB đã sa thải 927 nhân viên. Đến 30/9/2013, tổng số nhân viên chính thức của ACB còn khoảng 9.005 ngƣời.

Tới ngày 31/12/2013, toàn hệ thống ACB chỉ còn 8.791 ngƣời, giảm 214 ngƣời so với quý 3/2013. So với cuối năm 2012, số lƣợng lao động tại ACB mất việc lên tới 1.115 ngƣời.

SHB: 318 nhân viên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) giảm 134 nhân sự so với cuối quý 2/2013, giảm 318 ngƣời so với đầu năm 2013. Tính đến ngày 30/9/2013, số lƣợng nhân sự của ngân hàng SHB là 4.145 ngƣời.

Vietcombank: 190 nhân viên

Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) là một trong số ít ngân hàng có tình hình hoạt động kinh doanh khá ổn định, nhƣng trong năm 2013, cũng cắt giảm nhân sự. Tính đến ngày 30/9/2013, số lƣợng nhân viên của ngân hàng này là 13.363 ngƣời, giảm 190 ngƣời so với cuối quý 2/2013 nhƣng tăng 112 ngƣời so với thời điểm cuối năm 2012.

Vì có lực lƣợng lao động hùng hậu nên con số 190 ngƣời bị chấm dứt hợp đồng chỉ chiếm 1,4% tổng nhân sự của Vietcombank.

Vietinbank: 87 nhân viên

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng có lƣợng nhân sự cao nhất hệ thống. Đông đảo nhƣ vậy nhƣng trong quý 4/2013, Vietinbank vẫn tuyển thêm 92 ngƣời, nâng tổng số nhân viên lên 19.183 ngƣời. Mặc dù tuyển dụng thêm 92 ngƣời trong quý 4/2013, nhƣng so với cuối năm 2012, Vietinbank vẫn hụt đi 84 ngƣời. Dẫu vậy, đây vẫn là con số tƣơng đối nhỏ trong tổng số hơn 19.000 ngƣời và trong xu thế cắt giảm nhân sự mạnh mẽ của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)