Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 4 : XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy sẽ đƣợc thực hiện với 6 biến độc lập là: Cơ hội đào tạo thăng tiến, lƣơng, đồng nghiệp, khen thƣởng, môi trƣờng làm việc, phúc lợi và 1 biến phụ thuộc là: lòng trung thành. Giá trị của mỗi nhân tố đƣợc dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Phân tích đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Enter. Kết quả hồi quy cho thấy các biến cơ hội đào tạo thăng tiến, lƣơng, đồng nghiệp, khen thƣởng, môi trƣờng làm việc, phúc lợi đều có tƣơng quan với biến lòng trung thành với mức ý nghĩa 5% và R2

hiệu chỉnh = 0,61 (Xem phụ lục 8).

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter Mô hình Hệ số chƣa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hoá t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Độ lệch chuẩn Hệ số Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phƣơng sai 1 Hằng số -.135 .233 -.580 .562 CHDTTT .264 .066 .227 4.002 .000 .542 1.847 L .254 .051 .302 4.932 .000 .466 2.144 DN .363 .072 .298 5.061 .000 .503 1.989 KT .096 .063 .096 1.537 .126 .450 2.224 MTLV -.043 .054 -.043 -.800 .424 .600 1.667 PL .153 .054 .137 2.823 .005 .748 1.338

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy biến “khen thƣởng” (KT) có mức ý nghĩa bằng 0,126 > 0,05 và biến “môi trƣờng làm việc” (MTLV) có mức ý nghĩa bằng 0,424 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê. Do đó, hai biến này bị loại khỏi mô hình. Điều này có nghĩa là yếu tố khen thƣởng và môi trƣờng làm việc không có quan hệ tuyến tính với lòng trung thành của nhân viên về mặt ý nghĩa thống kê. Thực tế cho thấy việc khen thƣởng tại ngân hàng còn mang nặng hình thức họp và bình bầu nhận xét theo cảm tính, tuy nhiên tiêu chí khen thƣởng hàng năm chỉ loại trừ các trƣờng hợp bị kỷ luật, còn lại vẫn đƣợc khen thƣởng theo thời gian công tác nên cảm nhận của cán bộ nhân viên về việc này chƣa đƣợc rõ ràng. Vấn đề môi trƣờng làm việc liên quan đến điều kiện làm việc, an toàn, tiện nghi, cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cho công

việc nhƣng do đề tài thực hiện phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện nên một số nhân viên làm việc tại chi nhánh không tham gia phỏng vấn, do đó số nhân viên tham gia phỏng vấn có thể chƣa cảm nhận chính xác và đầy đủ về môi trƣờng làm việc. Hơn nữa, ngân hàng đang trong quá trình thực hiện dự án từng bƣớc cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên làm việc tại chi nhánh nhƣng chƣa hoàn thành xong dự án nên cũng ảnh hƣởng đến cảm nhận của cán bộ nhân viên về vấn đề này.

Mô hình hồi quy còn lại 4 biến với hệ số R2 hiệu chỉnh trong mô hình là 0,608 tức là mô hình giải thích đƣợc 60,8% sự thay đổi của biến lòng trung thành, đồng thời mức ý nghĩa của thống kê F tính đƣợc rất nhỏ (Sig = 0,000) cho thấy ta sẽ an toàn bác bỏ giả thuyết cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 và kết luận ở độ tin cậy 95% mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể (Xem phụ lục 9).

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter sau khi loại biến

Hệ số chƣa Hệ số

Thống kê đa cộng tuyến

chuẩn hoá chuẩn hoá

Mô hình t Sig.

Độ lệch Hệ số Độ chấp Hệ số B nhận của phóng đại chuẩn Beta

biến phƣơng sai 1 Hằng số -.147 .229 -.643 .521 CHDTTT .295 .063 .254 4.711 .000 .604 1.657 L .269 .042 .320 6.395 .000 .701 1.426 DN .378 .069 .310 5.495 .000 .551 1.816 PL .150 .054 .134 2.772 .006 .753 1.328 Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF của mỗi biến đều nhỏ hơn 2 nên hiện tƣợng đa cộng tuyến không có ảnh hƣởng đến kết quả giải thích của mô hình. Về quy tắc là khi VIF vƣợt quá 10 là có dấu hiệu của hiện tƣợng đa cộng

tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phƣơng trình hồi quy tuyến tính có dạng nhƣ sau:

LTT = 0,254 * CHDTTT + 0,32 * L + 0,31 * DN + 0,134* PL Hay đƣợc viết lại:

Lòng trung thành = 0,254* Cơ hội đào tạo thăng tiến + 0,32*Lƣơng + 0,31 * Đồng nghiệp + 0,134 * Phúc lợi

Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập CHDTTT, L, DN, PL đều có Sig nhỏ hơn 0,05 nên các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập đều ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc (LTT) và các hệ số dốc lần lƣợt là 0,254; 0,32; 0,31; 0,134 đều mang dấu dƣơng nên các biến đều ảnh hƣởng cùng chiều với lòng trung thành của nhân viên.

Tầm quan trọng của các biến CHDTTT, L, DN, PL đối với biến LTT đƣợc xác định căn cứ vào hệ số Beta. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì càng ảnh hƣởng quan trọng đến lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Do đó, ảnh hƣởng quan trọng nhất đến lòng trung thành của nhân viên là yếu tố lƣơng (Beta = 0,32), tiếp theo là yếu tố đồng nghiệp (Beta = 0,31), yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến (Beta = 0,254), cuối cùng là yếu tố phúc lợi (Beta = 0,134).

Nhƣ vậy, dựa vào kết quả hồi quy ta thấy chỉ có 4 yếu tố có ảnh hƣởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Maritimebank là: cơ hội đào tạo thăng tiến, lƣơng, đồng nghiệp và phúc lợi. Trong đó, yếu tố lƣơng có tác động nhiều nhất đến lòng trung thành của nhân viên (vì có hệ số Beta lớn nhất), kế đến là yếu tố đồng nghiệp, cơ hội đào tạo thăng tiến và cuối cùng là phúc lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)