CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Từ những số liệu đã thu thập đƣợc tác giả tiến hành chọn lọc những tài liệu cần thiết đáp ứng đƣợc yêu cầu của bài làm, loại bỏ những số liệu trùng lặp, không chính xác từ đó sử dụng các phƣơng pháp tính toán để tính ra tỉ lệ phần trăm về năng suất, tốc độ tăng trƣởng, giá trị kinh tế... của ngành trồng trọt tỉnh Nam Định.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ nhiều nguồn tƣ liệu và số liệu khác nhau trong các báo cáo mà tác giả thu thập đƣợc. Dựa trên lý thuyết về quản lý nhà nƣớc về kinh tế, lý thuyết kinh tế vĩ mô, chiến lƣợc trong tổ chức công....đối tƣợng nghiên cứu đƣợc
tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, sử dụng chƣơng trình máy tính để tổng hợp số liệu và xử lý tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế (chỉ tiêu về quy mô, sản lƣợng, năng suất, giá trị kinh tế của cây trồng ….). Sau khi phân tích những số liệu thu thập đƣợc cùng với quá trình nghiên cứu từ đó tổng hợp các thông tin có đƣợc để đƣa ra những kết luận, đánh giá hợp lý tình hình phát triển của ngành trồng trọt của tỉnh Nam Định nhằm đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành trồng trọt của tỉnh Nam Định theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp Thống kê - So sánh
Trên cơ sở thu thập nguồn tƣ liệu, số liệu, tác giả lấy con số thống kê làm tƣ liệu, nêu ra bản chất của vấn đề thông qua số liệu cụ thể trong từng thời gian nhất định nhằm xác định mức độ nêu lên sự biến động của hiện tƣợng qua các năm. Dựa vào đó so sánh tình hình phát triển, cơ cấu cùng các chỉ tiêu khác của ngành trồng trọt qua các năm, cho biết những thành tựu đã đạt đƣợc và những hạn chế, bất cập, thiếu sót để kịp thời khắc phục, đƣa ra một số giải pháp thích hợp để phát triển trồng trọt theo hƣớng bền vững.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thông qua hình thức gặp gỡ trao đổi lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các chuyên gia về lĩnh vực trồng trọt để xây dựng định hƣớng, mục tiêu, giải pháp về thị trƣờng, quy hoạch vùng sản xuất, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...; những chủ trƣơng phát triển của Tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng bền vững ở tỉnh Nam Định.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015