Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh nam định giai đoạn 2015 2020 (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá công tác phát triển ngành trồng trọt của tỉnhNam Định

3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.4.1. Về quy hoạch vùng sản xuất

Công tác quy hoạch, phát triển sản xuất nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng chƣa đƣợc chú ý đúng mức ở cấp huyện, chƣa có quy hoa ̣ch các sản phẩm chủ yếu và công tác quy hoạch sản xuất chƣa gắn liền với các quy hoạch khác nhƣ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi....trình độ, năng lực của cán bộ quy hoạch còn hạn chế, chƣa bám sát với thực tiễn. Ngƣời dân trong cùng một vùng quy hoạch không có sự thống nhất, sản xuất trồng trọt theo kiểu tự phát theo nhu cầu sử dụng của gia đình dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai quy hoạch.

3.3.4.2. Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Nguyên nhân chủ yếu là do kết cấu hạ tầng, thủy lợi chƣa đồng bộ dẫn đến khó khăn trong tƣới tiêu tại các vùng sản xuất. Giá cả nông sản bấp bênh,

ngƣời dân chƣa chủ động, mạnh dạn đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, quy mô không lớn do vốn đầu tƣ ít, tâm lý sợ rủi ro của ngƣời dân. Chính quyền các cấp chƣa linh hoạt trong việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

3.3.4.3. Về chính sách đất đai

Việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đƣợc chỉ đạo thực hiện, đã hoàn thành trƣớc khi Chính phủ phân khai đất trồng lúa cho Tỉnh; trong khi quy hoạch sử dụng đất của ba cấp Tỉnh, Huyện, Xã chƣa đƣợc phê duyệt vì vậy công tác DĐĐT gặp không ít khó khăn do phải đảm bảo sự phù hợp giữa các quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới với quy hoạch sử dụng đất. Ở nhiều xã, thị trấn; việc quản lý đất đai còn buông lỏng trong thời gian dài trƣớc đây; đã để xảy ra tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa sai quy định sang đất vƣờn, ao; nên khi thực hiện việc dồn đổi gặp khó khăn. Hơn nữa, công tác dồn điền đổi thửa động chạm tới quyền lợi trực tiếp của ngƣời dân, một số hộ dân trƣớc đây đƣợc giao ruộng ở vị trí tốt, thuận tiện trong sản xuất, ven các trục đƣờng giao thông, đất trong quy hoạch hoặc có diện tích đất thừa so với tiêu chuẩn giao ruộng …. đã không tích cực tham gia dồn điền đổi thửa

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phƣơng còn hạn chế; còn có tƣ tƣởng ngại khó, quan liêu. Công tác tuyên truyền vận động ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc chú trọng; chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, hiệu quả trong suốt quá trình DĐĐT; nên chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến và phong trào mạnh mẽ thực hiện DĐĐT. Một số xã, thị trấn, thôn, xóm có tƣ tƣởng nóng vội, chạy theo thành tích, muốn làm nhanh, việc dồn điền đổi thửa thực hiện không đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; nên để xảy ra tình trạng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo nhƣ: Xóm Nhì xã Trung Thành huyện Vụ Bản, xóm 1 xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Hƣng, xã Hải Hòa huyện hải Hậu…

3.3.4.4. Về chính sách tài chính

Nguồn thu ngân sách của Tỉnh hạn hẹp, các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất… đối với các thành phần kinh tế sản xuất với quy mô lớn, theo hình thức trang trại thực hiện chƣa đồng bộ. Rủi ro trong đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp cao do phải chịu nhiều yếu tố tác động nhƣ thời tiết, thị trƣờng, ...

3.3.4.5. Về khoa học công nghệ

Cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ về cơ bản còn thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Nhiều cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đƣợc ban hành tuy vậy chƣa hấp dẫn thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào ngành trồng trọt. Kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong trồng trọt còn thấp so với yêu cầu thực tiễn (chiếm 0,18-0,24% tổng chi ngân sách của Tỉnh). Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao và chuyên sâu đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

3.3.4.6. Về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

Mặc dù đã cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa, song quy mô các thửa ruộng của từng hộ vẫn nhỏ. Do vậy việc tổ chức sản xuất hàng hóa liên quan đến nhiều hộ nông dân, việc vận động và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo cánh đồng mẫu lớn gặp nhiều khó khăn. Năng lực thực sự của các thành phần tham gia liên kết còn rất hạn chế. Năng lực quản lý điều hành của cán bộ HTX còn hạn chế; nhiều HTX chƣa mạnh dạn mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chƣa thực sự chuyển đổi theo Luật, nhất là về chuyển đổi hình thức sở hữu, góp vốn cổ phần tối thiểu. Ý thức, trách nhiệm của nông dân và một số doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng chƣa tốt dẫn đến một số trƣờng hợp không thực hiện đƣợc hợp đồng.

Vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc coi trọng đúng mức; việc xử lý các vi phạm chƣa hƣớng đến việc phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Sự liên kết giữa các lực lƣợng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thực sự quyết liệt, thƣờng xuyên dẫn đến khó khăn khi tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Lực lƣợng thanh tra chuyên ngành mỏng, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh nam định giai đoạn 2015 2020 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)