CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tếxã hội ở tỉnhNam Định
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, ở toạ độ địa lý 19º53' đến 20º40’ vĩ độ Bắc và từ 105º55' đến 106º45' kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2015 là 165.319,9 ha, bao gồm 09 huyện và 01 thành phố loại I trực thuộc Tỉnh. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của Tỉnh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21.
Tỉnh Nam Định nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ (QL1, QL10, QL21), đƣờng biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lƣu kinh tế. Đặc biệt, Nam Định chỉ cách thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng 90 km. Đó là những thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm), là trung tâm hỗ trợ đầu tƣ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho Tỉnh.
Vị trí địa lý nhƣ trên tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nƣớc và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Địa hình, địa chất
- Địa hình: Có thể chia địa hình tỉnh Nam Định thành hai dạng địa hình lục địa (phần trong đê) và địa hình bãi triều. Dạng địa hình lục địa đƣợc phân chia ra các dạng phụ nhƣ: Địa hình bóc mòn tổng hợp phân bố trên bề mặt các đồi núi sót ở huyện Ý Yên, Vụ Bản; địa hình tích tụ sông phân bố dọc theo sông Đáy, sông Đào và sông Hồng; địa hình tích tụ sông - biển hỗn hợp có mặt ở hầu hết đồng bằng của các huyện từ huyện Nam Trực đến huyện Giao Thủy với độ cao phổ biến từ 1-2m, khá bằng phẳng, thành phần chủ yếu là cát pha - sét bột kết. Dạng địa hình bãi triều bao gồm các dạng phụ: Bãi tích tụ hỗn hợp sông- biển ở vùng cửa sông, tập trung chủ yếu ở huyện Nghĩa Hƣng, Giao Thủy…do tích tụ biển thuộc rìa châu thổ sông Hồng và một vài vùng khác điển hình là cửa Ba Lạt, cửa Đáy; bãi mài mòn - tích tụ do sóng ở ven bờ
đoạn Văn Lý; địa hình thành tạo do sông và sóng, phân bố chủ yếu ở các cửa sông lớn là cửa Đáy và cửa Ba Lạt.
- Địa chất: Mặc dù với diện tích lãnh thổ không lớn nhƣng cấu trúc địa tầng của tỉnh Nam Định khá phức tạp, đƣợc hình thành trong một thời gian lịch sử địa chất - kiến tạo kéo dài gồm các hệ tầng địa chất: Hệ tầng Thái Ninh, hệ tầng Vĩnh Bảo, hệ tầng Thái Thuỵ, hệ tầng Hải Hƣng....
b) Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Tỉnh Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 23º – 24ºC; mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9ºC, các tháng lạnh nhất là các tháng một và tháng hai; mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27ºC, tháng nóng nhất là tháng bảy với nhiệt độ trung bình là 29,4 ºC (Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên tới 40ºC ở Nam Định). Độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình năm khoảng 80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất (90%) là tháng hai, tháng có độ ẩm thấp nhất (81%) là tháng mƣời một. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng hàng năm khoảng từ 1.650 - 1.700 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm khoảng 70 % số giờ nắng trong năm. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.700 - 1.800 mm, phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Tỉnh. Lƣợng mƣa phân bố không đều theo mùa, mùa mƣa từ tháng năm đến tháng mƣời, chiếm khoảng 80 % lƣợng mƣa cả năm; các tháng mƣa nhiều là các tháng bảy, tám, chín. Mùa khô từ tháng mƣời một đến tháng tƣ năm sau, chiếm khoảng 20% lƣợng mƣa cả năm. Các tháng ít mƣa nhất là tháng mƣời hai, tháng một và tháng hai; có tháng hầu nhƣ không có mƣa. Tỉnh Nam Định nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4 - 6 cơn bão/ năm (từ tháng sáu đến tháng mƣời). Nhìn chung khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trƣờng sống của
con ngƣời và sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật; khí hậu mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.
- Thuỷ văn: Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy ở các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Đáy chảy qua tỉnh Nam Định đều có hƣớng Tây Bắc – Đông Nam và thuộc phần hạ lƣu nên lòng sông thƣờng rộng và không sâu lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thƣợng lƣu. Chế độ nƣớc của các hệ thống sông ngòi đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ (từ tháng năm đến tháng mƣời) và mùa cạn (từ tháng mƣời một đến tháng tƣ năm sau).
c) Tài nguyên nƣớc
- Tài nguyên nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt tại Nam Định khá phong phú, hệ thống sông ngòi khá dày với ba sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và sông Ninh Cơ. Tỉnh Nam Định còn có sông Đào nối liền sông Hồng với Sông Đáy chảy qua thành phố Nam Định có vai trò quan tro ̣ng trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp nƣớc tƣới tiêu và giao thông trong vùng. Ngoài ra trên lãnh thổ Tỉnh còn có rất nhiều ao hồ phân bố rộng khắp trên địa bàn.
- Tài nguyên nƣớc ngầm: Ngoài nguồn nƣớc mặt dồi dào còn có một trữ lƣợng nƣớc ngầm khá phong phú. Thấu kính nƣớc nhạt lớn nhất phân bố ở các huyện ven biển với diện tích khoảng 775 km2, thấu kính nƣớc nhạt thứ hai nằm ở phía Nam huyện Ý Yên, Vụ Bản. Lƣu lƣợng nƣớc ngầm tại các giếng khoan từ 30 - 50 m3/ngày đêm. Nguồn nƣớc ngầm nằm chủ yếu trong tầng chứa nƣớc lỗ hổng Plutoxen, hàm lƣợng Cl < 200mg/ lít. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 - 120 m có thể khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra còn phát hiện một số tầng nƣớc ngầm có độ sâu từ 250 - 350m, nƣớc có chất lƣợng tốt và trữ lƣợng lớn có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt dân sinh.
d) Tài nguyên đất
Tài nguyên đất tỉnh Nam Định gồm 5 nhóm và 13 loại đất với 135.582 ha tƣơng đƣơng 82% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó nhóm đất phù
sa chiếm tỷ trọng diện tích lớn nhất (89.585 ha bằng 54,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); nhóm đất mặn xếp thứ hai về quy mô diện tích với 41.015 ha (24,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); ba nhóm đất còn lại là cồn cát trắng, đất phèn và đất xói mòn trơ sỏi đá có quy mô diện tích nhỏ.
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng bền vững của tỉnh Nam Định
Thuận lợi:
- Nam Định nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lƣới đƣờng bộ (QL1, QL 10, QL21), đƣờng biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt chỉ cách Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng khoảng 90 km; đó là những thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn cho hàng hoá nông sản.
- Tỉnh có điều kiện tự nhiên, sinh thái đa dạng, đất đai thuận lợi cho phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nƣớc mặt dồi dào bao gồm các sông lớn và hồ chứa tạo dự trữ đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Hạn chế:
- Tỉnh Nam Định không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc, do đó hạn chế trong thu hút đầu tƣ, đă ̣c biê ̣t là lĩnh vƣ̣c sản xuất nông nghiê ̣p.
- Là Tỉnh ven biển nên khả năng chịu ảnh hƣởng lớn của biến đổi khí hâ ̣u toàn cầu đến sản xuất nông nghiê ̣p nhƣ nƣớc biển dâng gây ngâ ̣p úng , phèn hóa, mă ̣n hóa đất nông nghiê ̣p.