CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.2. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt của tỉnhNam Định
3.2.5. Chính sách về khoa học công nghệ trong sản xuất trồng trọt
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của KHCN đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Nam Định đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Với chủ trƣơng hoạt động nghiên cứu triển khai ở địa phƣơng phải tập trung theo hƣớng nghiên cứu ứng dụng nên phần lớn kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án khoa học công nghệ của Tỉnh đã đƣợc ứng dụng ngay vào thực tế sản xuất và đời sống của địa phƣơng. Thông qua nguồn kinh phí đầu tƣ phát triển KHCN của Tỉnh hàng năm (15,2 tỷ đồng trong năm 2010 đến năm 2015 là 22,5 tỷ đồng) đã hỗ trợ các đơn vị và doanh nghiệp nông nghiệp trong Tỉnh triển khai một số dự án trọng điểm để tăng cƣờng tiềm lực khoa học trong sản xuất giống cây trồng, biện pháp kỹ thuật thâm canh qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt.
Biểu đồ 3.2: Chi ngân sách cho sự nghiệp KHCN tỉnh Nam Định (tỷ đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Các nghiên cứu, ứng dụng đã tập trung vào khâu giống, biện pháp kỹ thuật thâm canh. Kết quả là đã làm chuyển dịch nhanh cơ cấu giống và thời vụ tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Trong giai đoạn 2010 – 2015 đã triển khai một số đề tài, dự án nhƣ: Khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất, chất lƣợng và xây dựng một số giải pháp kỹ thuật thâm canh lúa vùng đất nhiễm mặn ven biển tỉnh Nam Định; nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống lúa thơm, có chất lƣợng, giá trị kinh tế cao cho Tỉnh; nghiên cứu ứng dụng một số tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng trong sản xuất lúa tại huyện Vụ Bản; nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác hiệu ứng hàng biên trong sản xuất lúa, tạo điều kiện tăng vụ và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở huyện Hải Hậu; phục tráng để phát triển giống lúa tám ấp bẹ cổ t ruyền; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất một số loài hoa mới có giá trị cao tại huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định.
3.2.5.1.Biện pháp kỹ thuật thâm canh
Tỉnh đã tiếp tục ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất: Kỹ thuật che phủ nilon chống rét cho vụ Xuân, sản xuất lạc phủ nilon; quy trình thâm canh lúa năng suất chất lƣợng cao, gieo lúa theo sạ hàng, công nghệ trồng rau hữu cơ công nghệ Nhật Bản,… đã góp phần tăng vụ, gối vụ, giảm chi phí công lao động, tranh thủ thời vụ, né tránh thời tiết bất lợi. Trong sản xuất lúa, tỉnh Nam Định đã chuyển đổi cơ bản sang trà Xuân muộn, chiếm 99% diện tích. Lúa xuân muộn gieo cấy cuối tháng một đến đầu tháng hai, trỗ bông đầu tháng năm trong điều kiện thời tiết an toàn, năng suất cao. Vụ Mùa chuyển dịch nhanh theo hƣớng sử dụng giống ngắn ngày, kháng sâu bệnh và từng bƣớc đẩy sớm thời vụ gieo cấy từ 5 đến7 ngày. Cơ cấu diện tích lúa mùa sớm, mùa trung sớm tăng nhanh, trà mùa chính vụ và mùa muộn giảm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong vụ Mùa đảm bảo hạn chế mức độ ảnh hƣởng của thiên tai, sâu bệnh, cuối vụ. Đồng thời tạo điều kiện mở rộng diện tích sản xuất cây vụ đông trên đất hai lúa.
Từ kết quả tích cực thu đƣợc do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống và biện pháp thâm canh đã tạo điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống và thời vụ theo hƣớng tăng tỷ lệ Xuân muộn và Mùa sớm, giảm Xuân sớm và Mùa muộn để né tránh thời tiết bất lợi, sâu bệnh, dịch hại đảm bảo an toàn cho sản xuất.
3.2.5.2. Sản xuất giống cây trồng
Trong những năm vừa qua ngành trồng trọt tỉnh Nam Định đã triển khai sản xuất một số giống cây trồng chủ lực của Tỉnh để nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản, thƣ̣c phẩm và t ỷ trọng sản phẩm hàng hóa, từ đó tăng nhanh giá trị và hiệu quả sản xuất, cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều gi ải pháp , trong đó khâu gi ống có thể coi là giả i pháp quan tro ̣ng hàng đầu .
a) Giống lúa: Với diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 155.000 ha, Nam Định cần khoảng 6.000 tấn giống lúa các lo ại (trong đó 4.600 - 4.800 tấn giống thuần và 1.200 - 1.400 tấn giống lúa lai F1). Những năm qua Tỉnh
đã thƣờng xuyên du nhập, khảo nghiệm và tuyển chọn bổ sung vào cơ cấu hàng chục chủng loại giống mới. Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống từng bƣớc đƣợc các đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận, triển khai và thu đƣợc một số kết quả: Đã chọn tạo đƣợc một số tổ hợp lúa lai và lúa thuần mang thƣơng hiệu Nam Định nhƣ giống lúa lai Thiên Trƣờng 217, CT16, SynND 93, giống lúa thuần Nam Định 5, Thiên Trƣờng 750, M1, CS1...Trên địa bàn Tỉnh hiện có bốn đơn vị chủ lực sản xuất giống lúa với tổng diện tích sản xuất khoảng 750 ha/năm, hàng năm sản xuất đƣợc khoảng 2.500 tấn giống lúa các loại. Về lý thuyết, lƣợng lúa giống sản xuất trong Tỉnh đáp ứng đƣợc khoảng 40% nhu cầu, tuy nhiên trong thực tế chỉ cung ứng đƣợc khoảng 20 - 25% nhu cầu do có một số chủng loại giống không phù hợp với thị trƣờng của Tỉnh. Bộ giống lúa của Tỉnh hiện nay vẫn còn khá nhiều chủng loại giống với hơn 10 giống lúa lai và hơn 15 giống lúa thuần các loại, trong đó có những giống đã đƣa vào cơ cấu gieo trồng trên 15 năm nhƣ BT7, VHC, KD18. Việc đa dạng chủng loại giống lúa giúp nông dân có nhiều lựa chọn, hạn chế tình trạng độc quyền, tăng giá.
b) Giống lạc: Tỉnh Nam Định hàng năm trồng kho ảng 6.000ha la ̣c, cần khoảng 1.200 tấn giống. Dự kiến đến năm 2020 diê ̣n tích la ̣c là 7.000ha, cần 1.400 tấn giống. Diện tích sản xuất giống hàng năm khoảng 300ha, trong đó chủ yếu do nông dân tự nhân và chọn lọc giống qua nhiều thế hệ. Sản lƣợng giống khoảng 1.000 tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu của Tỉnh. Hầu hết sản lƣợng lạc giống sản xuất trong Tỉnh có chất lƣợng còn thấp, chƣa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Bô ̣ giống la ̣c bao gồm hai nhóm giống: Nhóm giống lạc năng suất cao : Trạm dầu 207, Sán dầu 30, L18, L23, MD7 trồng tâ ̣p trung ở các huyện phía Bắc (Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trƣ̣c) và chiếm hơn 60% diê ̣n tích
trồng la ̣c toàn Tỉnh; nhóm giống lạc chất lƣợng cao chỉ có một giống la ̣c đi ̣a phƣơng là la ̣c Sen vỏ lu ̣a đỏ , trồng ở vùng đất màu ven biể n của các huyê ̣n phía Nam (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng) và chiếm hơn 30% diê ̣n tích.
c) Giống ngô: Hàng năm t ỉnh Nam Định gieo trồng kho ảng 4.500 – 5.000ha ngô, cần khoảng 75 - 80 tấn hạt giống. Dự kiến đến năm 2020 diê ̣n tích ngô kho ảng 12.000 ha, cần 160 - 170 tấn giống. Bộ giống ngô hiện nay bao gồm chủ yếu là các giống ngô lai đơn nhƣ LVN 4, LVN145, C919 và lai 3 (Bioseed), chỉ có một tỷ lệ nhỏ là các giống ngô thực phẩm (ngô nếp , ngô ngọt). 100% nguồn giống ngô do các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu của Trung ƣơng hoặc các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chọn tạo, nhân giống và cung ứng.
d) Giống khoai tây: Diện tích trồng khoai tây hàng năm khoảng 2.100 – 2.500ha, cần khoảng 2.100 – 2.500 tấn giống; dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng khoai tây đ ạt khoảng 4.000 ha cần khoảng 4.000 tấn giống. Hiê ̣n tỉnh Nam Đi ̣nh có 57 kho la ̣nh bảo quản giống khoai tây phân b ổ tại các HTX nông nghiệp của các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực và Giao Thủy (có thể bảo qu ản kho ảng 2.300 tấn gi ống, đảm bảo gieo trồng cho 2.300 ha). Bô ̣ giống gồm chủ yếu là các giống năng suất và chất lƣợng thƣơng phẩm cao nhƣ: Solara, Marabell (Đức), Diamant (Hà Lan) và KT3 (SIP); giống Xuyên Vu 56 (Trung Quốc) chống chịu kém và chất lƣợng thấp chỉ còn dƣới 20%. Tuy nhiên , nhƣ̃ng năm qua nguồn cung cấp giống khoai tây sa ̣ch bê ̣nh có phẩm cấp cao còn rất ha ̣n chế ; lƣợng giống khoai tây cho sản xuất chủ yếu là giống do ngƣời d ân tƣ̣ nhân qua nh iều thế hê ̣ nên phẩm cấp thấp . Diện tích sản xuất giống hàng năm khoảng 185ha (nhân giống xác nhận từ nguồn giống nhập khẩu từ Đức, Hà Lan hoặc nhân qua nhiều thế hệ), trong đó chủ yếu tại các HTX nông nghiệp và trung tâm giống cây trồng Tỉnh; song vì các địa phƣơng chƣa có các vùng sản xuất giống tập trung cách ly, xen kẽ với vùng
sản xuất khoai thƣơng phẩm nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhất là bệnh virut và héo xanh vi khuẩn. Sản lƣợng giống sản xuất khoảng 1.500 - 1.800 tấn/năm, đáp ứng 75 - 80% nhu cầu của Tỉnh. Lƣợng giống còn thiếu (khoảng 600 - 700 tấn) phải nhập từ các doanh nghiệp khác ở ngoài Tỉnh nên chất lƣợng không đảm bảo.
đ) Giống đậu tƣơng: Diện tích trồng đậu tƣơng hàng năm khoảng 1.800 – 2.200ha, cần 90 – 130 tấn giống; dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng đậu tƣơng đạt khoảng 4.000 ha cần khoảng 240 tấn giống. Gồm các giống: DT84, AK03, ĐT22 và ĐT122, trong đó giống DT84 dài ngày hơn nên thƣờng trồng chủ yếu trong vụ Hè thu, các giống còn lại ngắn ngày hơn và đƣợc trồng chủ yếu trong vu ̣ Đông . Diện tích sản xuất giống hàng năm khoảng 10 - 20ha (do công ty CP giống cây trồng, trung tâm dạy nghề huyện Nghĩa Hƣng phối hợp với một số HTX nông nghiệp sản xuất); sản lƣợng giống khoảng 20 tấn/năm, chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 15 - 20% nhu cầu.