Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh nam định giai đoạn 2015 2020 (Trang 90 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển ngành trồng trọt

4.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Chuyển 6.000 ha chân cao sang trồng ngô Xuân, đậu tƣơng Hè Thu và rau màu vụ Đông theo công thức luân canh: Ngô Xuân – Đậu tƣơng Hè Thu (Lúa mùa chất lƣợng cao) – Rau Đông. Tập trung chuyển đổi ở các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực và Hải Hậu. 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập 145 - 160 triệu đồng/năm, tăng thêm 15 - 20 triệu đồng/ha so với trồng lúa.

Chuyển khoảng 1.500 – 2.000 ha ruộng chân cao, đất thịt nhẹ hoặc pha cát sang trồng lạc Xuân, đậu tƣơng Hè Thu (hoặc lúa Mùa) và trồng cây rau màu vụ Đông theo công thức luân canh: Lạc Xuân – Đậu tƣơng Hè Thu – Rau

Đông hoặc bí xanh Xuân - cà chua Hè (lúa Mùa) – cà chua Đông (rau Đông). Tập trung chuyển đổi ở các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng và Giao Thủy. 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập 175 - 200 triệu đồng/năm, tăng thêm 55 - 60 triệu đồng/ha so với trồng lúa.

Chuyển khoảng 1.200 - 1.300 ha ruộng trũng (chủ yếu ở Nam Trực, Trực Ninh, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nghĩa Hƣng) sang trồng 01 vụ lúa Xuân kết hợp nuôi tôm, cá nƣớc ngọt (mô hình lúa – thủy sản). 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập từ 85 - 115 triệu đồng/năm, tăng thêm 22 - 30 triệu đồng/ha so với trồng lúa.

Chuyển 800 - 1.000 ha ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn, phèn (ở Nghĩa Hƣng, Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trƣờng và Nam Trực) sang mô hình kết hợp giữa trồng rau màu chế biến xuất khẩu và nuôi thủy sản. 01 ha sau chuyển đổi cho thu nhập 125 - 130 triệu đồng/năm, tăng thêm 40 - 45 triệu đồng/ha so với trồng lúa. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình, có thể cân đối để chuyển đổi tiếp khoảng 10.000 ha quỹ đất trồng lúa, nâng tổng số diện tích chuyển đổi lên khoảng 20.000 ha.

Kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng thâm canh, chuyên canh để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khối lƣợng lớn, chất lƣợng cao, tỷ suất hàng hóa lớn. Đồng bộ kết cấu hạ tầng, thủy lợi, tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến cho ngƣời dân nhận thức rõ tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế từ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Phải tăng nhanh năng suất lao động và năng suất ruộng đất, tăng tỷ trọng các cây trồng khác nhất là các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chính quyền địa phƣơng phải linh hoạt trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành trồng trọt theo hướng bền vững tại tỉnh nam định giai đoạn 2015 2020 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)