CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.2. Định hƣớng phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng bền vững tại tỉnh
Nam Định giai đoạn 2015 - 2020
Chỉ tiêu ngành trồng trọt tỉnh Nam Định đến năm 2020, sản lƣợng lúa chất lƣợng cao đạt khoảng 534.050 tấn; sản lƣợng lúa giống đạt 4.600 tấn; sản
lƣợng ngô đạt 80.100 tấn; sản lƣợng lạc đạt 29.135 tấn; sản lƣợng đậu tƣơng đạt 16.565 tấn; sản lƣợng khoai tây 52.050 tấn. Thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hƣớng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng liên kết” gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Tập trung thay đổi căn bản từ khâu giống, sử dụng các giống chất lƣợng cao. Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh thực hành sản xuất tốt, áp dụng khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật mới, từng bƣớc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lƣợng và giá trị gia tăng của 5 cây trồng chủ lực, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
Quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000ha đất trồng lúa: Trên cơ sở cân đối nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, nghiên cứu thị trƣờng, nhu cầu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản xuất khẩu và đặc điểm đất đai, điều kiện canh tác của các huyện; rà soát, lập đề án sử dụng linh hoạt đất trồng lúa, từng bƣớc chuyển khoảng 9.000 -10.000 ha quỹ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu ngắn ngày, cây dƣợc liệu và các mô hình canh tác kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa (nhƣng vẫn đảm bảo trồng lúa trở lại khi cần thiết). Xây dựng thƣơng hiệu cho một số sản phẩm đặc trƣng, thế mạnh của tỉnh: Gạo Bắc thơm, gạo Nếp cái hoa vàng, lạc Sen...
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng bền vững tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2020