Các tiêu chí đánh giá quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 34 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng

thương mại

Mục tiêu cuối cùng của quản lý hoạt động tín dụng là sự tăng trƣởng tín dụng đi đôi với việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng phát triển bền vững,do vậy tiêu chí đánh giá hiệu quả trong quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng tín dụng nhƣ sau:

1.2.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%)

Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) =(Dư nợ năm nay − Dư nợ năm tr ước)

Dư nợ năm tr ước x100%

Tiêu chí này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm, để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

1.2.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV (%) = (DSCV năm nay − DSCV năm trước)

DSCV năm tr ước x100%

Tiêu chí này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm, để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng,tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, nhƣng bao gồm toàn bộ dƣ nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dƣ nợ cho vay trong năm đã thu hồi.

Tỷ lệ càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

1.2.3.3. Tỷ lệ thu lãi (%)

Tỷ lệ thu lãi (%) = Tổng lãi đã thu trong năm

Tổng lãi phải thu trong nămx100%

Tiêu chí này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.

Tỷ lệ càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng nhƣ tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ trong tƣơng lai,thông thƣờng tỷ lệ này phải đạt từ 95% trở lên.

1.2.3.4. Các tiêu chí đo lường hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn (H1) = Tổng dư nợ cho vay

Tổng nguồn vốn huy độngx100%

Đây là tiêu chí phản ánh tƣơng quan giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay trực tiếp khách hàng,vốn huy động là nguồn vốn có chi phí thấp, ổn định về số dƣ và kỳ hạn, nên năng lực cho vay của một NHTM thƣờng bị giới hạn bởi năng lực huy động vốn,tuy nhiên không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tự cân đối đƣợc nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay,hai khả năng có thể xảy ra là:

Thứ nhất, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn đầu tƣ là rất lớn, trong khi đó khả năng huy động vốn là rất khó,để giải quyết mâu thuẫn này, hoặc ngân hàng phải đi vay từ các ngân hàng khác để cho vay lại,trong trƣờng hợp này thì hệ số H1> 1 rất nhiều,do phải đi vay với chi phí cao nên có thể làm cho hiệu quả của tín dụng giảm,chính vì vậy giải pháp tốt nhất cho ngân hàng là phải từng bƣớc chủ động cải thiện nguồn vốn huy động của mình.

Thứ hai, tại địa bàn hoạt động nhu cầu vay vốn là rất ít, trong khi đó khả năng huy động vốn lại rất cao,để giải quyết mâu thuẫn này, buộc các ngân hàng phải cho các ngân hàng khác vay lại nguồn vốn huy động,trong trƣờng hợp này thì hệ số H1 < 1 rất nhiều,do phải cho vay lại nguồn vốn huy động với lãi suất thấp nên có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng,chính vì vậy giải pháp tốt nhất cho ngân hàng là phải chủ động tìm đầu ra để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

Hiệu suất sử dụng vốn (H2) = Tổng dư nợ cho vay

Tổng tài sản có x100%

Tiêu chí H2 cho biết, cứ 100 đồng thuộc tài sản có thì có bao nhiêu đồng đƣợc sử dụng để cho vay trực tiếp khách hàng,vì tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu suất sử dụng vốn H2 càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả và ngƣợc lại,tuy nhiên, nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay quá mức, thì phải chịu rủi ro thanh khoản; ngƣợc lại, nếu hệ số H2 quá thấp chứng tỏ ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn, tức nguồn vốn chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả một cách tối ƣu,trong điều kiện bình thƣờng, hiệu suất sử dụng vốn H2 của ngân hàng thƣờng từ 70%-80%.

1.2.3.5. Hệ số thu nợ (%)

Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ

Doanh số cho vayx100%

Tiêu chí này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn,tỷ lệ này càng cao càng tốt.

1.2.3.6. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)

Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = Doanh số thu nợ đến hạn

Tổng dƣ nợđến hạn x100%

Tiêu chí này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ

của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

1.2.3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn

Tổng dƣ nợx100%

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc,nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dƣ nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng,tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng thấp, ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng cao.

1.2.3.8. Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng nợ xấu

Tổng dƣ nợx100%

Tỷ lệ Nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thƣờng nữa mà là nguy cơ mất vốn,tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.

1.2.3.9. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ

Dƣ nợ bình quân

Trong đó: Dƣ nợ bình quân trong kỳ = (Dƣ nợđầu kỳ+Dƣ nợ cuối kỳ)

2

Tiêu chí này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm,vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn.

1.2.3.10. Số lượng khách hàng được vay vốn

Tiêu chí này phản ánh số lƣợng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 34 - 38)