Mô tả các bƣớc thu thập số liệu và thực hiện luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Mô tả các bƣớc thu thập số liệu và thực hiện luận văn

2.3.1. Các bước thu thập tài liệu, số liệu:

Bước 1: Xác định tài liệu, số liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập;

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và lên mẫu biểu, sơ đồ;

Bước 3:Lựa chọn số liệu, phân tích và đánh giá độ tin cậy;

Bước 4: Nhập dữ liệu theo sự sắp xếp nghiên cứu.

2.3.2. Các bước thực hiện luận văn:

Bước 1: Xác định khung lý thuyết cần nghiên cứu trên cơ sở tìm đọc những tài liệu, công trình nghiên cứu đi trƣớc;

Bước 2:Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại SHB giai đoạn 2013- 2016;

Bước 3: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại SHB giai đoạn 2013 – 2016,tìm ra những hạn chế đang tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế đến năm 2020.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 3.1. Khái quát về ngân hàng TMCPSài Gòn – Hà Nội

3.1.1. Thành lập và hoạt động

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), có Trụ sở chính đặt tạisố 77 phố Trần Hƣng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội,SHB là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc thành lập và đăng ký tại nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng đƣợc thành lập theo giấy phép hoạt động số 0041/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái.Ngân hàng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội theo Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2009. Năm 2012, Ngân hàng nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ giai đoạn 2011-2015.

Năm 2012: là một trong những ngân hàng đi tiên phong mở rộng mạng lƣới kinh doanh ra thị trƣờng quốc tế thông qua việc mở chi nhánh tại Campuchia tháng 02/2012 với vốn điều lệ ban đầu 37 triệu USD.

Năm 2016 - nay: tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỷ đồng, mạng lƣới tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nƣớc.

Khai trƣơng Ngân hàng con 100% vốn tại Lào ngày 15/01/2016 và Ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia ngày 09/9/2016.Nhận sáp nhập thành công Công ty cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (VVF) tháng 12/2016 và thành lập Công ty tài chính TNHH MTV SHB. SHB phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;

Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; bao thanh toán; dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ, bảo quản vàng); đại lý bảo hiểm; ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác.

Địa bàn kinh doanh:

Trong nước: SHB đã có mặt tại 40 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, là những tỉnh thành phố lớn trực thuộc Trung ƣơng, những tỉnh/thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh trên cả nƣớc,bao gồm 1 Hội sở chính, 53 chi nhánh và 232 phòng giao dịch.

Nước ngoài: SHB đã đƣợc cấp phép hoạt động kinh doanh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng Quốc Campuchia,số lƣợng chi nhánh tại hai quốc gia nhƣ sau: tại Lào có 1 chi nhánh, tại Campuchia có 4 chi nhánh.

3.1.2. Mô hình quản trị và bộ máy quản lý

SHB thực hiện cơ cấu, tổ chức bộ máy theo mô hình hiện đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ƣu, phù hợp với chiến lƣợc phát triển theo hƣớng Ngân hàng bán lẻ.

Nhằm tối ƣu hóa bộ máy, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, SHB đã kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, của các khối/phòng/ban theo hƣớng chuyên nghiệp, hiệu quả, có chiều sâu trên toàn hệ thống.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của SHB

(Nguồn: Quyết định số 17/QĐ-HĐQT ngày 30/01/2015 của Hội đồng Quản trị SHB về việc phê chuẩn cơ cấu tổ chức bộ máy mới của SHB)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TỔNG GIÁM ĐỐC Hội đồng mua sắm TSCĐ Hội đồng xử lý nợ Hội đồng tín dụng Hội đồng

đầu tƣ Ủy banngân sách

Văn phòng HĐQT Ủy ban

ALCO Ban nghiên cứu

phát triển Ủy ban

QLRR

Trung tâm Marketing & Thƣơng hiệu truyền thông Ban thi đua khen

thƣởng và xử lý kỷ luật Tổng giám đốc Văn phòng

KHỐI KINH DOANH VỐN & THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH KHỐI NGÂN HÀNG BÁN LẺ KHỐI NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KHỐI QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI VẬN HÀNH KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CÁC KHỐI THAM MƢU & THAM GIA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CÁC KHỐI HỖ TRỢ

CÁC KHỐI KINH DOANH/ĐIỀU HÀNH KINH DOANH

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016 Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016

3.2.1. Phân tích tình hình quản lý hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn 2013 - 2016 2013 - 2016

3.2.1.1. Quản lý công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Định kỳ nửa đầu tháng 10 hàng năm, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối xây dựng định hƣớng quản lý hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống SHB trong năm kế hoạch trình Chủ tịch HĐQT và TGĐ phê duyệt.

Trên cơ sở định hƣớng của Chủ tịch HĐQT và TGĐ trong năm kế hoạch, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối xây dựng công văn hƣớng dẫn, các biểu mẫu xây dựng kế hoạch và gửi cho các chi nhánh trong toàn hệ thống trƣớc ngày 20/10 hàng năm.

Các chi nhánh xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng cho năm kế hoạch và gửi lại cho Ban Tài chính Kế hoạch trƣớc ngày 30/11 hàng năm, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối phối hợp với các chi nhánh và các đơn vị quản lý ngành dọc tại Hội sở thống nhất, tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch cho từng chi nhánh để trình Chủ tịch HĐQT và TGĐ xem xét phê duyệt trƣớc ngày 15/12 hàng năm.

Sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch HĐQT và TGĐ về kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng, kế hoạch kinh doanh của năm kế hoạch. SHB tổ chức họp kế hoạch và giao kế hoạch cho các chi nhánh trƣớc ngày 31/12 hàng năm.

Căn cứ lập kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Định hƣớng, mục tiêu trong công tác tín dụng của SHB;

Khả năng kiểm soát chất lƣợng tín dụng và nhu cầu vốn khả dụng cho các hoạt động thanh toán;

Tình hình hoạt động cho vay tại địa bàn của từng chi nhánh, phòng giao dịch; Tình hình cho vay trong các kỳ trƣớc tại chi nhánh: tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo đối tƣợng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế), theo loại tiền (VND, USD,…), theo mục đích vay,...; doanh số cho vay; doanh số thu nợ;

Tình hình dƣ nợ cho vay của chi nhánh tại thời điểm lập kế hoạch, kế hoạch tất toán các khoản vay của khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh (đặc biệt là các khoản vay có dƣ nợ lớn, chiếm tỷ trong cao trong tổng dƣ nợ tại chi nhánh), kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.

3.2.1.2. Quản lý công tác triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Quản lý tổ chức bộ máy trong quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại Trụ sở chính bao gồm:

Hội đồng tín dụng: là cơ quan chuyên môn giúp việc cho HĐQT trong việc phê duyệt các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng.

Tổng Giám đốc: ban hành các quy định, quy trình về quản lý công tác thẩm định; ban hành các tiêu chuẩn, phƣơng pháp, công cụ, kỹ thuật thẩm định nhằm thực hiện quy định và quy trình quản lý công tác thẩm định; giám sát, đánh giá chất lƣợng công tác thẩm định của toàn hệ thống; phê duyệt các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của TGĐ do Chủ tịch HĐQT ủy quyền.

Ban tái Thẩm định tại hội sở: tổ chức thực hiện việc quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống, bao gồm:

(i) Là đầu mối tham mƣu giúp TGĐ soạn thảo các văn bản liên quan đến quản lý công tác thẩm định tín dụng; đề xuất với TGĐ việc ban hành, sửa đổi, điều chỉnh tiêu chuẩn, phƣơng pháp, công cụ, kỹ thuật thẩm định.

(ii) Là cơ quan chỉ đạo quản lý việc tuân thủ quy định, quy trình và văn bản liên quan.

(iii) Hƣớng dẫn đào tạo nhân sự thuộc bộ máy quản lý công tác thẩm định tín dụng tại các chi nhánh từ cấp trƣởng phó phòng chi nhánh trở xuống.

(iv) Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả toàn bộ quá trình quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống và từng chi nhánh, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trình TGĐ.

(v) Thẩm định toàn bộ các hồ sơ thuộc thẩm quyền phán quyết của TGĐ và Hội đồng tín dụng.

Khối Ngân hàng bán lẻ và Khối Ngân hàng doanh nghiệp:có trách nhiệm xây dựng các sản phẩm tín dụng, theo dõi giám sát công tác hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, và đƣợc TGĐ ủy quyền phê duyệt các khoản cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh.

 Bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm:

Giám đốc, phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng; giám đốc các phòng giao dịch;

Phòng Tái thẩm định tại chi nhánh: thực hiện công tác thẩm định tín dụng; là đầu mối báo cáo công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh mình đến TGĐ thông qua phòng tái thẩm định Hội sở; tuân thủ nội dung các văn bản liên quan đến công tác thẩm định tín dụng; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng lên phòng tái thẩm định Hội sở và giám đốc chi nhánh.

Phòng Tín dụng tại các chi nhánh: thực hiện tiếp nhận nhu cầu của khách hàng; đánh giá, thẩm định sơ bộ nhu cầu, hồ sơ của khách hàng.

Quản lý xây dựng chính sách trong quản lý hoạt động tín dụng trên cơ sở các quy định của pháp luật

Căn cứ theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành; quy chế cho vay, các quy định về tỷ lệ an toàn vốn; phân loại nợ và xử lý nợ,… do NHNN ban hành từng thời kỳ, SHB đã xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý hoạt động tín dụng; cụ thể trong từng thời kỳ Chủ tịch HĐQT của SHB đã ký ban hành quyết định quy định cho vay; quyết định quy định về bảo đảm tiền vay;

quyết định quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng trong hoạt động tín dụng; quyết định quy định về các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong quản lý hoạt động tín dụng; quyết định quy định về phân quyền phán quyết tín dụng,…. nhằm thiết lập một khung pháp lý quản lý hoạt động tín dụng thống nhất và chặt chẽ trên toàn hệ thống.

Theo kế hoạch/chiến lƣợc quản lý hoạt động tín dụng của SHB trong từng thời kỳ,Ban Chính sách và Giám sát tín dụng của SHB phối hợp với các Khối, bộ phận liên quan xây dựng, ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với mọi đối tƣợng khách hàng, bối cảnh kinh tế, nguồn lực hoạt động của SHB nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động tín dụng của SHB,các chính sách quản lý hoạt động tín dụng nội bộ đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN và của pháp luật.

Quản lý xây dựng quy trình quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Theo quy trình quản lý hoạt động tín dụng của SHB hiện nay là các bƣớc bắt đầu từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng thu hồi đƣợc toàn bộ khoản tín dụng đã đƣợc giải ngân cho vay, bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1:Quản lý tìm kiếm và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Bộ phận tín dụng (quan hệ khách hàng) của SHB trên toàn hệ thống đƣợc giao chỉ tiêu và có trách nhiệm lên kế hoạch tìm kiếm và tiếp thị các sản phẩm tín dụng của SHB đến với khách hàng,công tác tiếp thị, tƣ vấn tới khách hàng có thể thông qua các hình thức nhƣ: gọi điện thoại, email, thiết lập cuộc hẹn để gặp trực tiếp khách hàng hoặc kết hợp các hình thức.

Trong quá trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận hoặc đánh thức nhu cầu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của SHB,khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng của SHB thì cán bộ quan hệ khách hàng hƣớng dẫn khách hàng chuẩn bị và hoàn thiện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo

quy định của SHB và của pháp luật, sau khi nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của SHB thì cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá, phân tích nhu cầu tín dụng và tính phù hợp của hồ sơ tín dụng theo quy định của pháp luật.

Bước 2:Quản lý thẩm định tín dụng của SHB

Nội dung và trình tự thẩm định của SHB nhƣ sau:

(i) Đánh giá, phân tích, lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng:

Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, tùy từng trƣờng hợp cụ thể bộ phận tín dụng tiến hành thu thập các thông tin và nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:

Đánh giá khách hàng: đánh giá tƣ cách pháp lý, đánh giá tình hình tài chính, khă năng trả nợ, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng.

Phân tích, đánh giá phương án cấp tín dụng: phân tích, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án, phƣơng án phục vụ đời sống, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp; đánh giá sơ bộ TSBĐ về: tính thanh khoản, độ rủi ro, hiện trạng,.. đánh giá rủi ro có thể phát sinh trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

 Thẩm định giá TSBĐ:

Căn cứ vào hồ sơ của bộ phận tín dụng chuyển sang bộ phận định giá tài sản thực hiện thẩm định giá TSBĐ theo đúng quy định hiện hành của SHB và chuyển kết quả thẩm định giá sang bộ phận tín dụng,kết quả định giá TSBĐ phải đƣợc ghi nhận vào báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng đƣợc sử dụng để chấm điểm xếp hạng TSBĐ.

 Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng

Bộ phận tín dụng, phòng thẩm định thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng phải đƣợc ghi nhận tại báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng.

 Lập, kiểm soát Báo cáo đánh giá đề xuất cấp tín dụng:

Sau khi thực hiện xong việc đánh giá khách hàng, TSBĐ và phƣơng án cấp tín dụng, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng và trình báo cáo cùng hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho trƣởng phòng tín dụng/giám đốc phòng giao dịch để thực hiện kiểm soát, xem xét, ghi ý kiến riêng về việc cấp tín dụng, sau đó ký kiểm soát và chuyển lại cho cán bộ tín dụng.

Chuyên viên tín dụng nhận lại báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng đã đƣợc kiểm soát, tiến hành tập hợp hồ sơ gửi phòng thẩm định để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)