Phân tích tình hình quản lý hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 54 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCPSài Gòn

3.2.1. Phân tích tình hình quản lý hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn

Hà Nội giai đoạn 2013 - 2016

3.2.1. Phân tích tình hình quản lý hoạt động tín dụng của SHB giai đoạn 2013 - 2016 2013 - 2016

3.2.1.1. Quản lý công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Định kỳ nửa đầu tháng 10 hàng năm, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối xây dựng định hƣớng quản lý hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống SHB trong năm kế hoạch trình Chủ tịch HĐQT và TGĐ phê duyệt.

Trên cơ sở định hƣớng của Chủ tịch HĐQT và TGĐ trong năm kế hoạch, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối xây dựng công văn hƣớng dẫn, các biểu mẫu xây dựng kế hoạch và gửi cho các chi nhánh trong toàn hệ thống trƣớc ngày 20/10 hàng năm.

Các chi nhánh xây dựng kế hoạch hoạt động tín dụng cho năm kế hoạch và gửi lại cho Ban Tài chính Kế hoạch trƣớc ngày 30/11 hàng năm, Ban Tài chính Kế hoạch làm đầu mối phối hợp với các chi nhánh và các đơn vị quản lý ngành dọc tại Hội sở thống nhất, tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch cho từng chi nhánh để trình Chủ tịch HĐQT và TGĐ xem xét phê duyệt trƣớc ngày 15/12 hàng năm.

Sau khi có Quyết định phê duyệt của Chủ tịch HĐQT và TGĐ về kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng, kế hoạch kinh doanh của năm kế hoạch. SHB tổ chức họp kế hoạch và giao kế hoạch cho các chi nhánh trƣớc ngày 31/12 hàng năm.

Căn cứ lập kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Định hƣớng, mục tiêu trong công tác tín dụng của SHB;

Khả năng kiểm soát chất lƣợng tín dụng và nhu cầu vốn khả dụng cho các hoạt động thanh toán;

Tình hình hoạt động cho vay tại địa bàn của từng chi nhánh, phòng giao dịch; Tình hình cho vay trong các kỳ trƣớc tại chi nhánh: tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo đối tƣợng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế), theo loại tiền (VND, USD,…), theo mục đích vay,...; doanh số cho vay; doanh số thu nợ;

Tình hình dƣ nợ cho vay của chi nhánh tại thời điểm lập kế hoạch, kế hoạch tất toán các khoản vay của khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh (đặc biệt là các khoản vay có dƣ nợ lớn, chiếm tỷ trong cao trong tổng dƣ nợ tại chi nhánh), kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn.

3.2.1.2. Quản lý công tác triển khai kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Quản lý tổ chức bộ máy trong quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại Trụ sở chính bao gồm:

Hội đồng tín dụng: là cơ quan chuyên môn giúp việc cho HĐQT trong việc phê duyệt các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng.

Tổng Giám đốc: ban hành các quy định, quy trình về quản lý công tác thẩm định; ban hành các tiêu chuẩn, phƣơng pháp, công cụ, kỹ thuật thẩm định nhằm thực hiện quy định và quy trình quản lý công tác thẩm định; giám sát, đánh giá chất lƣợng công tác thẩm định của toàn hệ thống; phê duyệt các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của TGĐ do Chủ tịch HĐQT ủy quyền.

Ban tái Thẩm định tại hội sở: tổ chức thực hiện việc quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống, bao gồm:

(i) Là đầu mối tham mƣu giúp TGĐ soạn thảo các văn bản liên quan đến quản lý công tác thẩm định tín dụng; đề xuất với TGĐ việc ban hành, sửa đổi, điều chỉnh tiêu chuẩn, phƣơng pháp, công cụ, kỹ thuật thẩm định.

(ii) Là cơ quan chỉ đạo quản lý việc tuân thủ quy định, quy trình và văn bản liên quan.

(iii) Hƣớng dẫn đào tạo nhân sự thuộc bộ máy quản lý công tác thẩm định tín dụng tại các chi nhánh từ cấp trƣởng phó phòng chi nhánh trở xuống.

(iv) Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả toàn bộ quá trình quản lý công tác thẩm định tín dụng toàn hệ thống và từng chi nhánh, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trình TGĐ.

(v) Thẩm định toàn bộ các hồ sơ thuộc thẩm quyền phán quyết của TGĐ và Hội đồng tín dụng.

Khối Ngân hàng bán lẻ và Khối Ngân hàng doanh nghiệp:có trách nhiệm xây dựng các sản phẩm tín dụng, theo dõi giám sát công tác hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, và đƣợc TGĐ ủy quyền phê duyệt các khoản cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh.

 Bộ máy quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm:

Giám đốc, phó giám đốc phụ trách hoạt động tín dụng; giám đốc các phòng giao dịch;

Phòng Tái thẩm định tại chi nhánh: thực hiện công tác thẩm định tín dụng; là đầu mối báo cáo công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh mình đến TGĐ thông qua phòng tái thẩm định Hội sở; tuân thủ nội dung các văn bản liên quan đến công tác thẩm định tín dụng; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng lên phòng tái thẩm định Hội sở và giám đốc chi nhánh.

Phòng Tín dụng tại các chi nhánh: thực hiện tiếp nhận nhu cầu của khách hàng; đánh giá, thẩm định sơ bộ nhu cầu, hồ sơ của khách hàng.

Quản lý xây dựng chính sách trong quản lý hoạt động tín dụng trên cơ sở các quy định của pháp luật

Căn cứ theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành; quy chế cho vay, các quy định về tỷ lệ an toàn vốn; phân loại nợ và xử lý nợ,… do NHNN ban hành từng thời kỳ, SHB đã xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý hoạt động tín dụng; cụ thể trong từng thời kỳ Chủ tịch HĐQT của SHB đã ký ban hành quyết định quy định cho vay; quyết định quy định về bảo đảm tiền vay;

quyết định quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng trong hoạt động tín dụng; quyết định quy định về các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong quản lý hoạt động tín dụng; quyết định quy định về phân quyền phán quyết tín dụng,…. nhằm thiết lập một khung pháp lý quản lý hoạt động tín dụng thống nhất và chặt chẽ trên toàn hệ thống.

Theo kế hoạch/chiến lƣợc quản lý hoạt động tín dụng của SHB trong từng thời kỳ,Ban Chính sách và Giám sát tín dụng của SHB phối hợp với các Khối, bộ phận liên quan xây dựng, ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với mọi đối tƣợng khách hàng, bối cảnh kinh tế, nguồn lực hoạt động của SHB nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng, nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động tín dụng của SHB,các chính sách quản lý hoạt động tín dụng nội bộ đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN và của pháp luật.

Quản lý xây dựng quy trình quản lý hoạt động tín dụng của SHB

Theo quy trình quản lý hoạt động tín dụng của SHB hiện nay là các bƣớc bắt đầu từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng thu hồi đƣợc toàn bộ khoản tín dụng đã đƣợc giải ngân cho vay, bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1:Quản lý tìm kiếm và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Bộ phận tín dụng (quan hệ khách hàng) của SHB trên toàn hệ thống đƣợc giao chỉ tiêu và có trách nhiệm lên kế hoạch tìm kiếm và tiếp thị các sản phẩm tín dụng của SHB đến với khách hàng,công tác tiếp thị, tƣ vấn tới khách hàng có thể thông qua các hình thức nhƣ: gọi điện thoại, email, thiết lập cuộc hẹn để gặp trực tiếp khách hàng hoặc kết hợp các hình thức.

Trong quá trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận hoặc đánh thức nhu cầu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của SHB,khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tín dụng của SHB thì cán bộ quan hệ khách hàng hƣớng dẫn khách hàng chuẩn bị và hoàn thiện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo

quy định của SHB và của pháp luật, sau khi nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của SHB thì cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá, phân tích nhu cầu tín dụng và tính phù hợp của hồ sơ tín dụng theo quy định của pháp luật.

Bước 2:Quản lý thẩm định tín dụng của SHB

Nội dung và trình tự thẩm định của SHB nhƣ sau:

(i) Đánh giá, phân tích, lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng:

Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, tùy từng trƣờng hợp cụ thể bộ phận tín dụng tiến hành thu thập các thông tin và nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:

Đánh giá khách hàng: đánh giá tƣ cách pháp lý, đánh giá tình hình tài chính, khă năng trả nợ, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng.

Phân tích, đánh giá phương án cấp tín dụng: phân tích, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án, phƣơng án phục vụ đời sống, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp; đánh giá sơ bộ TSBĐ về: tính thanh khoản, độ rủi ro, hiện trạng,.. đánh giá rủi ro có thể phát sinh trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

 Thẩm định giá TSBĐ:

Căn cứ vào hồ sơ của bộ phận tín dụng chuyển sang bộ phận định giá tài sản thực hiện thẩm định giá TSBĐ theo đúng quy định hiện hành của SHB và chuyển kết quả thẩm định giá sang bộ phận tín dụng,kết quả định giá TSBĐ phải đƣợc ghi nhận vào báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng đƣợc sử dụng để chấm điểm xếp hạng TSBĐ.

 Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng

Bộ phận tín dụng, phòng thẩm định thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng phải đƣợc ghi nhận tại báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng.

 Lập, kiểm soát Báo cáo đánh giá đề xuất cấp tín dụng:

Sau khi thực hiện xong việc đánh giá khách hàng, TSBĐ và phƣơng án cấp tín dụng, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng và trình báo cáo cùng hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho trƣởng phòng tín dụng/giám đốc phòng giao dịch để thực hiện kiểm soát, xem xét, ghi ý kiến riêng về việc cấp tín dụng, sau đó ký kiểm soát và chuyển lại cho cán bộ tín dụng.

Chuyên viên tín dụng nhận lại báo cáo đánh giá và đề xuất cấp tín dụng đã đƣợc kiểm soát, tiến hành tập hợp hồ sơ gửi phòng thẩm định để thực hiện thẩm định.

(ii) Quản lý thẩm định tín dụng của phòng thẩm định tại chi nhánh

Phòng thẩm định tại chi nhánh tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận tín dụng, thực hiện thẩm định và lập tờ trình thẩm định.

Phòng thẩm định thực hiện thẩm định độc lập trên cơ sở các hồ sơ do bộ phận tín dụng gửi và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của bộ phận mình,sau khi hoàn thành thẩm định tín dụng, phòng thẩm định thực hiện:

* Trƣờng hợp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của phòng giao dịch: chuyển kết quả về cho phòng giao dịch để thực hiện xét duyệt theo thẩm quyền, hoặc;

* Chuyển lên giám đốc/phó giám đốc chi nhánh/ngƣời đƣợc ủy quyền để thực hiện xét duyệt theo thẩm quyền, hoặc:

* Sau khi giám đốc/phó giám đốc chi nhánh/ngƣời đƣợc ủy quyền ghi nội dung nhận xét thẩm định, ký kiểm soát và thực hiện chuyển về cho bộ phận thẩm định chi nhánh để thực hiện chuyển tiếp lên Ban Tái thẩm định Hội sở (nếu khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan tại Trụ sở chính).

Bước 3: Quản lý phê duyệt tín dụng của SHB

Tại Trụ sở chính gồm: Hội đồng quản trị; Hội đồng tín dụng; Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc đƣợc ủy quyền cho các cá nhân có chức danh là Phó Tổng giám đốc, giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ, giám đốc Khối ngân hàng doanh nghiệp phê duyệt cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của mình, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật/HĐQT về kết quả thực hiện của ngƣời đƣợc ủy quyền và phạm vi ủy quyền.

Tại các chi nhánhgồm: giám đốc chi nhánh và phó giám đốc chi nhánh chỉ đƣợc phê duyệt cấp tín dụng sau khi đƣợc TGĐ ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng. TGĐ phân quyền phê duyệt cấp tín dụng trong phạm vi hạn mức phê duyệt cấp tín dụng do HĐQT quy định trong từng thời kỳ.

Giám đốc Phòng Giao dịch, chỉ đƣợc phê duyệt cấp tín dụng sau khi TGĐ ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng trên cơ sở có văn bản đề xuất của giám đốc chi nhánh đó và ủy quyền nội bộ của giám đốc chi nhánh cho giám đốc phòng giao dịch.

Quản lý thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của SHB

Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của SHB hiện nay đƣợc cụ thể nhƣ sau:

CẤP PHÊ DUYỆT Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng tối đa đƣợc đảm bảo bằng 100% giá trị giấy tờ có giá

Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng tối đa có TSBĐ không phải là giấy tờ có giá

Số dƣ tài khoản tiền ký quỹ, sổ/thẻ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi do SHB phát hành; hoặc giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN Việt Nam phát hành Sổ/thẻ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi TCTD khác đƣợc SHB chấp nhận làm TSBĐ Tổng phê duyệt cho các loại cho vay, phát hành

thƣ tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán, phát

hành thẻ tín dụng, thấu chi tài khoản, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, các hình thức cấp tín dụng khác Tổng phê duyệt cho các loại bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền giữ lại chờ thanh toán Bảo lãnh dự thầu Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng (không bao gồm bảo lãnh dự thầu)

phát hành

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp

HĐQT Theo Điều lệ và theo nội dung Biên bản/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,

Biên bản/Nghị quyết của HĐQT

Hội đồng tín dụng

Dƣới 20% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB

Dƣới 15% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB

TGĐ Dƣới 20% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB 500 tỷ đồng 200 tỷ đồng 150 tỷ đồng 500 tỷ đông 350 tỷ đông Giám đốc chi nhánh 100 tỷ đồng 40 tỷ đồng 15 tỷ đồng 20 tỷ đồng 50 tỷ đồng 30 tỷ đồng Giám đốc Phòng Giao dịch 20 tỷ đồng 01 tỷ đồng 01 tỷ đồng Áp dụng cho khách hàng cá nhân

HĐQT Theo Điều lệ và theo nội dung Biên bản/Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,

Biên bản/Nghị quyết của HĐQT

Hội đồng tín dụng

Dƣới 20% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB

Dƣới 15% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB

TGĐ Dƣới 15% vốn điều lệ của SHB ghi trong BCTC đã đƣợc kiểm toán gần nhất của SHB 250 tỷ đồng 50 tỷ đồng 70 tỷ đồng 250 tỷ đồng 120 tỷ đồng Giám đốc chi nhánh 50 tỷ đồng 20 tỷ đồng 10 tỷ đồng 12 tỷ đồng 15 tỷ đồng 20 tỷ đồng Giám đốc Phòng Giao dịch 02 tỷ đồng 01 tỷ đồng 01 tỷ đồng

(Nguồn: Quyết định số 353/2016/QĐ-HĐQT của HĐQT SHB ngày 17/8/2016, Ban hành Quy chế phân quyền phê duyệt cấp tín dụng của SHB)

Việc xác định hạn mức phê duyệt cấp tín dụng đối với từng chi nhánh phải căn cứ trên kết quả chấm điểm xếp loại chi nhánh trong kỳ gần nhất.

Bước 4:Quản lý cấp tín dụng của SHB

Các cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân của SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)