Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 76 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCPSài Gòn

3.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế

3.2.3.1.Những điểm hạn chế trong quản lý hoạt động tín dụng

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động tín dụng của SHB còn tồn tại nhiều những mặt hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất: Chất lƣợng tín dụng thực tế của SHB chƣa cao, thực tế còn tồn tại một cấu phần tín dụng đƣợc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn gia tăng, và chƣa đƣợc SHB xử lý dứt điểm qua các năm.

Thứ hai: Công tác thẩm định cấp tín dụng còn mang tính hình thức, cảm tính của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định,khâu thẩm định còn chƣa đánh giá đầy đủ năng lực, uy tín của khách hàng, tình hình kinh doanh, môi trƣờng kinh doanh của khách hàng và môi trƣờng kinh tế xã hội,việc đánh giá chƣa chính xác, không đầy đủ hiệu quả của dự án và năng lực tài chính của khách hàng, dẫn đến khả năng trả nợ cũng nhƣ xác định hạn mức cho vay thiếu chính xác, làm tiềm ẩn rủi ro trong cấp tín dụng.

Thứ ba: Công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa phát huy đƣợc triệt để hiệu quả, do công tác chấm xếp hạng các chỉ tiêu định tính đƣợc cán bộ tín dụng phụ thuộc vào toàn bộ các thông tin mà khách hàng cung cấp, cũng nhƣ sự đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Thứ tư:Chính sáchnhận tài sản bảo đảm cho tín dụng đang đƣợc nới lỏng và ẩn chứa nhiều rủi ro cho SHB, ví dụ nhƣ các tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai, hàng hóa luân chuyển, hàng hóa hình thành trong tƣơng lai,..v..v.. đƣợc SHB chấp nhận bảo đảm tín dụng với điều kiện khá thông thoáng,quá trình nhận những tài sản bảo đảm này không đƣợc thẩm định, đánh giá chặt chẽ thƣờng mang tính hình thức, đi đôi với đó là những tài sản nhƣ vậy thƣờng đƣợc bảo đảm cho những hợp đồng tín dụng có giá trị lớn, thƣờng từ 500 tỷ đồng đến trên 1.000 tỷ đồng,điều này thƣờng gặp ở những khoản cấp tín dụng đang quá hạn và không có khả năng trả nợ hiện tại của SHB.

Thứ năm: Phân cấp, phân quyền phán quyết tín dụng hiện nay ở SHB đang đƣợc giao đến tới Trƣởng Phòng giao dịch, với thẩm quyền phán quyết

lên tới 1 tỷ đồng, điều này dễ xảy ra tình trạng, vì chạy theo chỉ tiêu phát triển tín dụng mà Giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ buông lỏng điều kiện cho vay, chấp nhận rủi ro để có dƣ nợ, sự lạm quyền trong phán quyết tín dụng sẽ gây rủi ro trong cho vay, gia tăng số lƣợng hợp đồng tín dụng với chất lƣợng nợ vay không cao, làm tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cấp tín dụng.

Thứ sáu: Việc áp dụng, tuân thủ quy chế quản lý rủi ro tín dụng chƣa đƣợc triệt để, vẫn mang nặng tính hình thức, khẩu hiệu,thể hiện ở các khâu nhƣ thẩm định cho vay, nhận tài sản bảo đảm, phân quyền phán quyết tín dụng, hạn mức cho vay khách hàng, kiểm tra, kiểm soát sau cấp tín dụng,... các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với khách hàng xin cấp tín dụng còn chƣa đƣợc xem xét và đánh giá đầy đủ khi cấp tín dụng.

Thứ bảy: Công tác kiểm tra sau cho vay đối với mục đích sử dụng vốn, tình hình hoạt động của khách hàng, chƣa đƣợc cán bộ tín dụng coi trọng,điều này dẫn đến SHB thiếu thông tin về khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng sau cấp tín dụng, sự biến động nhân sự trong Ban điều hành, thay đổi hình thức pháp lý hay năng lực kinh doanh biến động theo chiều hƣớng bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng cho SHB,những nhân tố biến động của khách hàng nhƣ vậy mà SHB không có thông tin kịp thời sẽ gây nhiều rủi ro trong công tác thu hồi nợ sau cấp tín dụng, dẫn đến hiệu quả trong hoạt động tín dụng không cao, nguy cơ mất vốn sau cấp tín dụng là rất cao.

Thứ tám: Hệ thống công nghệ thông tin (Ngân hàng lõi – CoreBanking), hiện đã lỗi thời, chƣa đƣợc SHB quan tâm đầu tƣ, cập nhật mới,thƣờng xuyên xảy ra tình trạng lỗi phần mềm hệ thống, gây ra nhiều rủi ro trong quản lý hoạt động tín dụng và còn hạn chế trong việc cảnh báo, phát hiện rủi ro kịp thời.

3.2.3.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế

Nguyên nhân từ phía SHB

trong và sau cho vay tuy có thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên, và không có chế tài đủ mạnh để ép các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định làm quán triệt những việc này.

Mặt khác, thì đầu vào tuyển dụng đối với cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định còn chƣa cao, đạo đức nghề nghiệp chƣa tốt thƣờng bị khách hàng mua chuộc, và đại đa số cán bộ ở các bộ phận này còn chƣa theo kịp năng lực phát triển của khách hàng, trình độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời SHB chƣa có sổ tay quy trình tín dụng cụ thể nên các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, chủ yếu thẩm định dựa vào kinh nghiệm của bản thân, do vậy chất lƣợng thẩm định tín dụng của SHB chƣa cao.

Trong quá trình phê duyệt cho vay, thì SHB vẫn có tâm lý coi trọng tài sản bảo đảm hơn là tính khả thi của dự án, phƣơng án cần cấp tín dụng,nhƣ chúng ta đã biết ngoài tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng, thì nguồn để khách hàng trả nợ vay đó chính là doanh thu, lợi nhuận từ phƣơng án kinh doanh của khách hàng,tâm lý chung hiện nay của các NHTM nói chung và SHB nói riêng đang phần lớn là bám vào giá trị tài sản bảo đảm và việc khách hàng có hay không có tài sản bảo đảm là yếu tố quyết định chính trong việc ngân hàng có cấp tín dụng hay không,chính tâm lý mang tính định tính này, mà SHB đã bỏ qua nhiều khách hàng tốt có phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng lại không có tài sản bảo đảm, mà lại đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng có tài sản bảo đảm nhƣng lại có những phƣơng án kinh doanh không chính thống hay không khả thi,thực tế đã chứng minh tại SHB còn tồn tại nhiều những hợp đồng tín dụng đã quá hạn mà không có khả năng trả nợ, nhƣng SHB lại không thể phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ, hoặc SHB phải mất một khoản chi phí khá lớn mới có thể xử lý đƣợc tài sản bảo đảm để thu hồi một phần nợ đã giải ngân.

Khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng của SHB còn hạn chế,do vậy để phát triển đƣợc tín dụng SHB phải chấp nhận những khách hàng có độ rủi ro cao hơn.

SHB chƣa có bộ phận chuyên trách trong việc thu thập và phân tích xử lý thông tin về từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trên thị trƣờng, do vậy các bộ phận liên quan đến tín dụng, thẩm định bị thiếu thông tin nên đánh giá tiềm năng của khách hàng không đƣợc tốt,ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng trong bối cảnh thiếu thông tin về thị trƣờng, ngành nghề khách hàng kinh doanh đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của SHB.

Đại đa số cán bộ tín dụng còn chƣa chủ động trong việc tìm kiếm phát triển khách hàng mới, vẫn có tâm lý đợi chờ khách hàng tìm đến Ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, thì tính thụ động của bộ phận kinh doanh làm cho SHB ít có điều kiện sàng lọc khách hàng tốt,mặt khác, trong quá trình xem xét cấp tín dụng Ngân hàng không cùng khách hàng xử lý những khó khăn về thị trƣờng, về đầu ra đầu vào,sẵn sàng không cấp tín dụng hoặc đột ngột không cấp tín dụng mỗi khi khách hàng gặp khó khăn tạm thời, điều này làm ảnh hƣởng đến năng lực tài chính của khách hàng, công việc kinh doanh bị đình trệ, đẩy khách hàng vào tình cảnh thiếu vốn kinh doanh, mất khả năng thanh toán dẫn đến rủi ro nợ xấu, nợ có khả năng vốn của Ngân hàng càng cao.

Nguyên nhân từ khách hàng

Có rất nhiều khách hàng cố tình lập khống hồ sơ vay vốn, dự án ảo, mua chuộc cán bộ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của SHB,bên cạnh đó còn có những khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vào những lĩnh vực ngành nghề có độ rủi ro cao hơn,do vậy SHB buộc phải chịu hậu quả với những gian dối của khách hàng.

Năng lực quản trị, năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém, dẫn đến thua lỗ trong một thời gian ngắn đã mất khả năng trả nợ.

Nguyên nhân khác

SHB phải cạnh tranh gay gắt với những NHTM khác, do vậy có ít sự lựa chọn về khách hàng hơn.

Tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc và trên thế giới, đều ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, động đất, khủng bố, chính trị, ..v..v.. cũng ảnh hƣởng hoặc trực tiếp đến các doanh nghiệp hoặc gián tiếp đến các bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với SHB.

Môi trƣờng pháp luật vẫn chƣa đồng bộ, nhất quán, gây khó khăn cho SHB khi phải đƣa tài sản bảo đảm của khách hàng ra phát mại để thu nợ,các hồ sơ khởi kiện những khách hàng không trả nợ đƣợc SHB chuyển đến tòa án để thụ lý, mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

Các cơ quan hữu quan chƣa có cái nhìn thấu đáo trong việc phối hợp giải quyết nợ xấu trong ngân hàng, nên chƣa có sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan,không ít cơ quan ban ngành cho rằng việc cấp tín dụng, thu nợ là việc của Ngân hàng, trong khi thực tế có nhiều khoản cấp tín dụng đã đƣợc Ngân hàng thực hiện theo đúng quy trình, quy định của NHNN mà vẫn không thu hồi đƣợc nợ, bởi lúc đó đã vƣợt khỏi chức năng và khả năng của Ngân hàng,mặc dù hiện nay có nhiều thông tƣ liên tịch giữa NHNN với các bộ, cơ quan ngang bộ, ngành liên quan hƣớng dẫn việc thực hiện các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhƣng trong thực tế đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơ quan này, để hoạt động ngân hàng ngày càng tốt hơn, đảm nhiệm tốt chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế.

Trên đây là những phân tích, đánh giá về những kết quả đã đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại trong công tác tín dụng của SHB, cũng nhƣ những nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó,hiểu đƣợc các hạn chế, tìm ra những nguyên nhân sẽ giúp SHB dễ dàng đề ra các biện pháp nhằm tận dụng những ƣu thế và khắc phục những hạn chế để từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của SHB,đồng thời góp sức cùng Chính phủ thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2015-2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 76 - 82)