Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 38 - 43)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng của ngân

hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng, luôn chịu tác động và bị ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố, sự tác động qua lại nhiều chiều của các nhân tố vi mô và vĩ mô đều ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải thích nghi và phản ứng nhanh với những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, chính sách pháp luật của nhà nƣớc.

Để quản lý hoạt động tín dụng NHTM có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM, nhằm hạn chế đƣợc các hoạt động mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM.

1.2.4.1. Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước

Ngân hàng thƣơng mại với chức năng là trung gian tài chính, làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tƣ của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các NHTM,nếu môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế đƣợc diễn ra bình thƣờng, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế có tăng trƣởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó nhu cầu vay

vốn tăng làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình, đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực, điều này làm nâng cao chất lƣợng tín dụng của các NHTM và của cả nền kinh tế, ngƣợc lại khi môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM nhƣ: nhu cầu vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới,các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng chảy của luồng vốn thế giới vẫn đang tiếp tục dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới nhƣ: có thể tranh thủ đƣợc các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển,… tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, nhƣ: phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, năng lực quản trị,trong khi thực tế hiện nay cho thấy các NHTM Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm và năng lực quản trị ngân hàng, công nghệ và trình độ nguồn nhân lực,ngoài ra với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nƣớc trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

1.2.4.2. Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống pháp luật, các văn bản dƣới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.

Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống pháp

luật trong điều hành nền kinh tế thị trƣờng,nếu hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế,khác với một quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, khi mà họ có hệ thống luật khá đầy đủ và đƣợc sửa đổi bổ sung kịp thời trong quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam, do mới chuyển đổi nền kinh tế thị trƣờng đƣợc 30 năm, do đó hệ thống luật còn chƣa đầy đủ và đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Bên cạnh đó, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế, có nhƣ vậy hệ thống pháp luật mới thực sự tạo lập đƣợc một môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh và làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội,nhƣ vậy, rõ ràng môi trƣờng pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.

1.2.4.3. Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh là điều tất yếu, các NHTM hoạt động trong môi trƣờng có nhiều đối thủ cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh, xây dựng thƣơng hiệu để tồn tại, phát triển bền vững.

Trong mọi trƣờng hợp các NHTM phải luôn tìm cách phát huy thế mạnh của mình, tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh để có những chính sách tín dụng phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng đối tƣợng khách hàng.

Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh cần xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, dự đoán chiến lƣợc của đối thủ và đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.

1.2.4.4. Năng lực tài chính của một NHTM

Thƣờng đƣợc biểu hiện trƣớc hết là khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng, tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng, nhƣ: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính và trình độ trang bị công nghệ,bên cạnh đó, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh và là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính,nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra, ngƣợc lại nếu nợ xấu tăng nhƣng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

1.2.4.5. Năng lực quản trị, điều hành

Là nhân tố tiếp theo ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng,năng lực quản trị điều hành trƣớc hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu cơ chế điều hành để có ứng phó tốt trƣớc những diễn biến của thị trƣờng,tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể đƣợc phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra đƣợc một tập hợp đầu ra tối ƣu.

1.2.4.6. Khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng,trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu

rộng của nó vào cuộc sống xã hội nhƣ ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống,năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm nhiều thiết bị và con ngƣời, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng,

1.2.4.7.Trình độ, chất lượng của người lao động

Nhân tố con ngƣời là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM, xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới có chất lƣợng,chính điều này đòi hỏi chất lƣợng của nguồn nhân lực cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trƣờng, xã hội, việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập đƣợc những khách hàng trung thành, ngăn ngừa đƣợc những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu đƣợc các chi phí trong hoạt động kinh doanh,tuy nhiên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

1.2.4.8. Chính sách quản lý hoạt động tín dụng(khẩu vị rủi ro) của ngân hàng

Khẩu vị rủi ro đƣợc hiểu là mức độ chấp nhận rủi ro trong quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng của những nhà quản trị ngân hàng, hoặc định hƣớng tín dụng vào những lĩnh vực ngành nghề có rủi ro cao hoặc ngƣợc lại,điều này, có sức ảnh hƣởng rất lớn tới công tác phát triển và quản lý hoạt động tín dụng của mỗi một ngân hàng,khẩu vị rủi ro của một NHTM đƣợc thể hiện bằng chính sách tín dụng của ngân hàng đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)