bài học cho ngân hàng TMCPSài Gòn – Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số NHTM ở Việt Nam 1.3.1.1. Kinh nghiệm về sự thất bại trong quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Quản lý hoạt động tín dụng của Agribank để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong giai đoạn 2009 -2011, cụ thể:
Vi phạm quy định về thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng với 189 khách hàng với tổng dƣ nợ 13.816 tỷ đồng, nợ xấu là 1.046 tỷ đồng, vi phạm quy định của NHNN về tỷ lệ cấp tín dụng vƣợt 20% vốn tự có của Agribank đối với các công ty con mà ngân hàng này nắm quyền kiểm soát, kể cả khi NHNN chỉ đạo bằng văn bản vẫn tiếp tục cho vay với số lƣợng lớn.
Cấp tín dụng 4.000 tỷ đồng cho Agriseco là công ty chứng khoán do Agribank kiểm soát thông qua việc ứng vốn và đầu tƣ trái phiếu của chính công ty này.
Có nhiều vi phạm các quy định trong các khâu của quy trình cho vay, bảo lãnh: theo kết quả kiểm tra chọn mẫu 155 hồ sơ tín dụng với dự nợ tại 31/12/2011 là: 24.740.398 triệu đồng, 23 hồ sơ xử lý rủi ro với dƣ nợ tại 31/12/2011 là: 1.300.585 triệu đồng; 29.320,86 lƣợng vàng; 9.554.248 USD, cho thấy vi phạm xảy ra ở tất cả các khâu của quản lý hoạt động tín dụng, từ khâu thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân, tài sản đảm bảo, quản lý và thu hồi vốn vay đến xử lý rủi ro; nhiều việc có dấu hiệu cố ý làm trái và/hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả rất nghiêm trọng cần đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực hiện vay và cho vay với các tổ chức tín dụng có một số vi phạm, khuyến điểm:
+ Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, từ ngày 01/01/2011 không có nghiệp vụ gửi tiền và nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín
dụng, nhƣng năm 2011, Agribank vẫn thực hiện gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn với các tổ chức tín dụng khác với tổng doanh số rất lớn: gửi 423.954 tỷ đồng, 14 tỷ USD, 828 triệu EUR; nhận tiền gửi 52.384 tỷ đồng, 357 triệu USD, 16 triệu EUR. Các giao dịch này thực chất là lách quy định về tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng, làm tăng "giả tạo" tổng tài sản trên báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch.
+ Mặt khác, Agribank còn thực hiện giao dịch gửi tiền, cho vay đối với các TCTD khác thời hạn 3-5 năm trong khi nguồn vốn cho vay không đƣợc xác định thời hạn, làm giảm chức năng dự trữ thanh khoản của nguồn vốn. Cuối 2009, Agribank đã phải vay NHNN 5.000 tỷ đồng để xử lý mất cân đối thanh khoản.
Việc phân loại nợ có nhiều vi phạm dẫn đến chƣa phản ánh đúng chất lƣợng tín dụng, nhất là tình trạng nợ xấu. Thanh tra đã rà soát lại việc phân loại nợ trên số liệu và báo cáo của Agribank và xác định tỷ lệ nợ xấu là 12.71%; nếu loại trừ các khoản nợ đã cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ thì nợ xấu là 12.21%; nếu loại trừ nợ xấu đã hạch toán ngoại bảng, cam kết ngoại bảng thì nợ xấu là 9.83%; kết quả kiểm tra trực tiếp 62 hồ sơ tín dụng với dƣ nợ hơn 15 nghìn tỷ đồng cũng cho thấy, khả năng nợ xấu của Agribank còn có thể cao hơn.
Về xử lý rủi ro, qua kiểm tra 23 hồ sơ xử lý rủi ro cho thấy hầu hết các hồ sơ đều có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank,việc xử lý rủi rocho vay đối với Công ty TNHH sản xuất thƣơng mại Thiên Phú – Chi nhánh Chợ Lớn là điển hình về vi phạm nêu trên, gây thiệt hại 507 tỷ đồng và 20,634 lƣợng vàng.(Nguồn: Thông báo kết luận thanh tra chính phủ số 188/TB-TTCP ngày 27/01/2014).
Giai đoạn 2013 – 2016 hàng loạt cán bộ cấp cao của Agribank nhƣ: nguyên Chủ tịch Hội đồng thanh viên, nguyên Tổng Giám đốc Agribank cùng
các cán bộ cấp cao khác của Agribank đều bị khởi tố vì tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hay nhƣ, vụ án tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội năm 2016, có 13 bị cáo là cán bộ ngân hàng, 4 bị cáo là cán bộ hải quan và 1 bị cáo là giám đốc doanh nghiệp,trong đó có nguyên tổng giám đốc Agribank, và nguyên phó tổng giám đốc Agribank bị khởi tố “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Cáo trạng xác định các bị cáo đã lập khống hồ sơ vay vốn mua máy móc, thiết bị, lập hợp đồng chuyển nhƣợng thƣơng hiệu không có thật để vay vốn ngân hàng rồi chiếm đoạt,ngân hàng không thẩm định thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về quản lý đối với ngân hàng. Vụ việc này đã làm thiệt hại của Agribank số tiền khoản 3.900 tỷ đồng,có thể thấy, trong vòng 7 năm qua nhiều sai phạm tại Agribank bị cơ quan chức năng phát hiện và khởi tố,hầu hết trong các sai phạm này đều thể hiện tính chủ quan của các cán bộ ngân hàng, nghĩa là họ biết sai mà vẫn thực hiện.
1.3.1.2. Kinh nghiệm về sự thành công trong quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thông qua việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2015 -2016.
Kết thúc năm 2016 hoạt động bán lẻ của VietinBank đã đánh dấu đỉnh cao mới với quy mô dƣ nợ và huy động vốn đều tăng trƣởng vƣợt bậc so với năm 2015,với chủ trƣơng chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động bán lẻ, VietinBank không ngừng tìm kiếm các giải pháp thích hợp tiếp cận khách hàng, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp, VietinBank giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu cũng nhƣ tận hƣởng cuộc sống một cách tốt nhất.
Thực hiện điều đó, VietinBank chuyển đổi mô hình bán lẻ đồng nhất từ Trụ sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch,đồng thời VietinBank kiện
toàn đội ngũ nhân sự bán lẻ quy mô toàn hệ thống và phát triển các đơn vị phòng của Khối Bán lẻ nối dài trên toàn quốc. VietinBank đầu tƣ một cách bài bản về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao, các kênh bán hàng để tạo điều kiện mở rộng việc tiếp cận khách hàng…,những đổi mới trên đã giúp VietinBank phát huy sức mạnh tập thể, thay đổi tƣ duy, nhận thức về phƣơng pháp triển khai hoạt động bán lẻ.
Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh bán lẻ trong năm 2016 đã đạt đƣợc những kết quả hết sức khả quan: các chỉ tiêu về bán lẻ đểu tăng trƣởng ấn tƣợng, đặc biệt dƣ nợ tăng 35% so với năm 2015; huy động vốn tăng 21,2% so với năm 2015, doanh thu từ bán lẻ tăng xấp xỉ 30% so với năm 2015,chất lƣợng nợ đƣợc cải thiện, số lƣợng thẻ và doanh số thanh toán tăng trƣởng tích cực, góp phần quan trọng vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống.
Có thể nói, năm 2016 là năm hoạt động dịch vụ của VietinBank phát triển đa dạng với nhiều chuyển biến tích cực,nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đƣợc VietinBank phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng,cùng với tăng trƣởng trong hoạt động kinh doanh, chất lƣợng dịch vụ bán lẻ cũng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng,nhiều sản phẩm, chính sách bán lẻ, hay các chƣơng trình khuyến mãi thƣờng xuyên đƣợc Khối bán lẻ đổi mới, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với thị trƣờng và mang lại lợi ích tối đa cho mọi đối tƣợng khách hàng.
Bên cạnh đó, để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh thi đua, thúc đẩy bán hàng, khối bán lẻ tiếp tục triển khai các chƣơng trình thi đua trong công tác phát triển tín dụng, phát triển và chăm sóc khách hàng,các chƣơng trình thi đua đã kiến tạo môi trƣờng thi đua bán hàng giữa các cán bộ bán lẻ trên toàn hệ thống, khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ bán lẻ nâng cao năng
suất bán hàng, trong những năm qua VietinBank tiếp tục là ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, lợi ích của các cổ đông đƣợc đảm bảo,nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đƣợc phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. (Nguồn:vietinbank.vn).
1.3.2.Rút ra bài học quản lý hoạt động tín dụng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Qua kinh nghiệm thất bại và thành công của một số NHTM ở Việt Nam nêu trên, có thể rút ra bài học cho SHB trong quản lý hoạt động tín dụng từ nay đến năm 2020 đó là: tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng phù hợp với tình hình kinh doanh ngày càng phức tạp, tội phạm gia tăng, hƣớng tập trung đầu tiên vào yếu tố con ngƣời, luôn cần tuyển dụng những ngƣời giỏi về chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp, thƣờng xuyên đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ nhân viên.
Xây dựng và không ngừng hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý hoạt động tín dụng đồng thời luôn luôn chấp hành và tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật trong quản lý hoạt động tín dụng,tăng cƣờng khả năng quản lý giám sát trƣớc và sau cấp tín dụng và cuối cùng là không ngừng đầu tƣ cải tiến công nghệ kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hƣớng đến nhiều đối tƣợng khách hàng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng.