Phát triển nguồn nhân lực của trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 31 - 33)

1.3. Xây dựng và phát triển thƣơnghiệu trƣờng đại học

1.3.1. Phát triển nguồn nhân lực của trường đại học

Phát triển nguồn nhân lực đƣợc xây dựng trên quan điểm coi nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của trƣờng đại học, coi chi phí phát triển nguồn nhân lực là chi phí đầu tƣ phát triển của nhà trƣờng và có ý nghĩa to lớn đối với xã hội. Thực hiện tạo nguồn nhân lực bền vững, phát triển nhân lực chuyên nghiệp, thu hút và trọng dụng nhân tài, khuyến khích và tôn vinh tinh thần cống hiến.

Phát triển nguồn nhân lực là một đột phá chiến lƣợc, là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển của một trƣờng đại học. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho trƣờng phát triển ổn định, vững chắc và phù hợp với xu hƣớng hội nhập khu vực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo sự đồng bộ, gắn kết chặt chẽ và hài hòa phù hợp với chiến lƣợc quốc gia về giáo dục và đào tạo.

Nhiều ý kiến cho rằng thƣơng hiệu giáo dục đại học gắn liền với cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu, nói cách khác, cơ sở vật chất là điểm đầu tiên ngƣời ta nhìn để đánh giá thƣơng hiệu của một trƣờng đại học. Trên thực tế, cơ sở vật chất chỉ là vỏ bề ngoài, nguồn nhân lực mới là yếu tố hàng đầu tạo nên thƣơng hiệu giáo dục đại học. Cụ thể hơn, nguồn nhân lực thể hiện ở chất lƣợng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của các trƣờng đại học. Chất lƣợng giảng viên của nhà trƣờng thể hiện qua 3 yếu tố

- Hiệu quả giảng dạy - Trình độ chuyên môn

Hiệu quả giảng dạy chiếm vị trí số 1 trong vấn đề đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên và là yếu tố bắt buộc phải có và đƣợc xem xét hàng đầu. Hiệu quả giảng dạy phản ánh mức độ nhận thức của sinh viên đối với những kiến thức đƣợc truyền đạt. Nhiều quan điểm đánh đồng bằng cấp với hiệu quả giản dạy. Trên thực tế đây là quan điểm sai lầm, bằng cấp phụ thuộc vào thời gian nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn, trình độ và một chút may mắn. Việc truyền đạt kiến thức hay đúng hơn là mối liên hệ giữa giảng viên và sinh viên lại phụ thuộc vào trình độ sƣ phạm của từng ngƣời.

Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng nhƣng chỉ đứng thứ hai sau hiệu quả giảng dạy. Nhƣ đã phân tích ở trên, bằng cấp chƣa phản ánh hiệu quả truyền đạt kiến thức, tuy nhiên những giảng viên có khả năng truyền đạt tốt đều đã phải đạt tới một trình độ chuyên môn nhất định. Mong muốn và nguyện vọng của ngƣời sử dụng dịch vụ giáo dục bao giờ cũng là lĩnh hội đƣợc trọn vẹn lƣợng kiến thức nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp nhà trƣờng tạo tâm lý an tâm và tin tƣởng cho ngƣời sử dụng dịch vụ giáo dục và góp phần ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn của ngƣời sử dụng dịch vụ.

Uy tín và kinh nghiệm không thể thiếu khi nói đến chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Giáo dục có đặc thù là lựa chọn mang tính quyết định cao và ít cơ hội lựa chọn lại nên ngƣời tiêu dùng thƣờng không mạo hiểm hay sử dụng thử khi chƣa đƣợc tƣ vấn kỹ lƣỡng. Uy tín của đội ngũ giảng viên sẽ giúp trƣờng tạo dựng thƣơng hiệu nhanh hơn. Đối với những trƣờng có đội ngũ nhân lực ít kinh nghiệm nhƣng bằng cấp chuyên môn và trình độ giảng dạy đảm bảo, thời gian gây dựng thƣơng hiệu sẽ phải kéo dài cho đến khi uy tín và kinh nghiệm đƣợc hình thành.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của trƣờng đại học cũng đóng vai trò quan trọng. Thực hiện tốt công tác quản lý sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả đào tạo của trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)