Quản lý và định hướng giáodục của khoa CNM&TKTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 60 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hoạt động phát triển thƣơnghiệu khoa Công nghệ may & Thiết kế

3.3.3 Quản lý và định hướng giáodục của khoa CNM&TKTT

Trong thời gian qua, việc quản lý và định hƣớng đào tạo luôn đƣợc lãnh đạo khoa và Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm, bám sát theo mục tiêu định hƣớng phát triển của nhà trƣờng, Khoa đang áp dụng khung chƣơng trình đào tạo theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, áp dụng theo phƣơng thức các nƣớc tiên tiến trên thế giới.

Chƣơng trình đào tạo là một trong những yếu tố ảnh hƣởng chính đến chất lƣợng đào tạo. Với 50% Giáo viên trong khoa có kinh nghiệm thực tế đã làm việc trong doanh nghiệp may và sản xuất, kinh doanh thời trang là điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Qua đó, tổ môn thống nhất và đề xuất với Khoa và Nhà trƣờng điều chỉnh tiến độ đào tạo, bổ sung nội dung và chỉnh sửa chƣơng trình chi tiết học phần nhằm hoàn thiện hơn chƣơng trình đào tạo góp phần nâng cao chất lƣợng đầu ra và nâng cao chất lƣợng quản lý bằng việc áp dụng phƣơng pháp quản lý chất lƣợng tiên tiến ISO 9001: 2008.

- Nghiên cứu nhu cầu lao động của xã hội để mở các ngành nghề đào tạo mới , ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác quản lý các hoạt động đào tạo.

3.3.3.1. Quy mô đào tạo

Trong những năm qua, quá trình tổ chức đào tạo đã dần đi vào ổn định thể hiện qua chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trƣờng, mặc dù còn gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên nhà trƣờng đang tập trung đầu tƣ về chất lƣợng sinh viên hơn là số lƣợng sinh viên

Bảng 3.3. Tổng hợp số lƣợng sinh viên từ năm 2010- 2015 STT Trình độ Năm học 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 Hệ đại học 1 Công nghệ may 225 488 734 992 1352 2 Thiết kế thời trang 89 167 242 298 346 3 Liên thông CĐ-ĐH 61 111 77 24 2

Hệ Cao Đẳng

4 Cao công nghệ may 388 339 379 563 842 5 Thiết kế thời trang 158 231 175 163 128

Cộng 921 1336 1607 1607 2670

(Nguồn :Khoa CNM&TKTT)

Nhìn vào số liệu thống kế và biểu đồ cho thấy số lƣợng sinh viên hàng năm ổn định và tăng mạnh.Số lƣợng sinh viên của khoa năm học 2010-2011 là 921 đến năm học 2014-2015 con số này là 2670 SV. Tuy nhiên số lƣợng sinh viên hệ LTCĐ-ĐH ngày một giảm, là do những năm trƣớc từ 2012-2014 sinh viên học hệ này tham gia học vào buổi tối ngoài giờ, nên sau giờ đi làm SV vẫn tham gia học đƣợc, tuy nhiên năm 2014-2015 theo quy định của BGD-ĐT và trƣờng ĐHCN quy định học trong giờ vì vậy sinh viên hệ CĐ Sẽ không thể vừa đi làm vừa tham gia học trên lớp đƣợc. Nhà trƣờng cũng cần có biện pháp linh hoạt hơn trong thời gian tới.

Tình hình tuyển sinh ổn định và xu hƣớng tiếp tục phát triển trong các năm tới. Dự kiến năm học 2015 – 2016 tổng số SV của khoa khoảng 3.000.

Kết quả tốt nghiệp của sinh viên trong các năm qua cho thấy quản lý và định hƣớng đào tạo của khoa trong thời gian qua.

Bảng 3.4.Tổng hợp số lƣợng sinh viên tốt nghiệp từ 2010-2015

Năm học Tổng số SV Tốt nghiệp Tỷ lệ 2010-2011 Cao đẳng K10 274 245 89.4 2011-2012 CĐLT ĐH K4 61 61 100.0 Cao đẳng K11 157 137 87.3 218 198 2012-2013 Đại học K4 65 64 98.5 CĐLT ĐH K5 55 55 100.0 Cao đẳng K12 214 196 91.6 334 315 2013-2014 Đại học K5 231 205 88.7 CĐLT ĐH K6 22 22 100.0 Cao đẳng K13 207 165 79.7 460 392 2014-2015 Đại học K6 318 277 87.1 Cao đẳng K14 173 141 81.5

(Nguồn :Khoa CNM&TKTT)

Biểu đồ 3.3: Số lƣợng sinh viên tốt nghiệp từ năm 2010-2015

3.3.3.2. Công tác tổ chức giảng dạy

Công tác giảng dạy tại đơn vị đƣợc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu xã hội..

Khoa đã xây dựng các chƣơng trình giảng dạy và đề cƣơng chi tiết các học phần theo chƣơng trình giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn, từ cấp trƣờng đến cấp Thành phố, cho sinh viên…Trong các lần sinh hoạt, các giảng viên tiến hành trao đổi với nhau về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy và những vấn đề liên quan nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy có chất lƣợng.

Khoa cũng kết hợp với phòng Đào tạo đã áp dụng việc chia lịch giảng dạy sao cho phù hợp với sinh viên nhƣ trong một buổi học thƣờng các trƣờng khác chỉ chia một môn học/1 buổi, tuy nhiên đối với nhà trƣờng thì chia làm 2 môn học lý thuyết/1 buổi, tuần học 5 buổi và thƣờng phân bố vào buổi sáng điều này sẽ giúp

để thời gian thực hành sinh viên học liền sẽ thuân lợi hơn là học kéo dài 15 tuần Đây cũng là nỗ lực rất lớn của nhà trƣờng đòi hỏi lực lƣợng giảng viên phải nỗ lực hết mình trong thời gian giảng dạy của mình.

3.3.3.3. Hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cùng với đất nƣớc trong xu thế hội nhập quốc tế, đƣợc sự ủng hộ của Ban Lãnh đạo Nhà trƣờng đã tạo điều kiện cho khoa quan hệ và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và các trƣờng đại học nƣớc ngoài cụ thể nhƣ:

- Ký hợp tác với Công ty lục Hợp Sinh, Bắc Kinh, Trung Quốc trong dự án HaUI- Modasoft trong 5 năm (2010 – 2015) “Nghiên cứu, ứng dụng và Việt hóa phần mềm Modasoft” dùng trong ngành May – Thời trang.

- Tham gia dự án với Tổ chức Batik (CH Pháp) trong khuôn khổ hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ Giảng viên ngành Thiết kế Thời trang.

- Liên hệ với một số trƣờng Đại học nƣớc ngoài nhƣ: Đại học Đông Hoa (Thƣợng Hải) về ngành CN May – TKTT; Đại học Jungwon (Hàn Quốc) về lĩnh vực làm đẹp, Học viện thời trang cao cấp Napoli (Italia) về lĩnh vực Thời trang....làm cơ sở cho kế hoạch liên kết đào tạo trong tƣơng lai.

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của khoa CNM&TKTT. Trong những năm vừa qua, khoa đã nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc ứng dụng trong công tác đào tạo mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao. nhƣ: Đề tài “Sử dụng công nghệ hình ảnh trong đào tạo thực hành Công nghệ may” nghiệm thu 2007 , “ Sáng tác mẫu thời trang công sở cho cán bộ giáo viên trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội” nghiệm thu 2012, “Sử dụng công nghệ hình ảnh hỗ trợ trong đào tạo thực hành vẽ Hình họa” nghiệm thu 2012…

Xác định nghiên cứu khoa học và ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với một đơn vị đào tạo trong trƣờng Đại học, vì vậy đơn vị luôn động viên, khuyến khích CBGV và SV phát huy sáng kiến, cải tiến và tham gia đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài đăng tạp chí khoa học và công nghệ Nhà trƣờng. Thống kê về các sáng kiến, cải tiến, đề tài nghiên khoa học, bài viết đăng tạp chí KHCN Nhà trƣờng ba năm học nhƣ sau:

Bảng 3.5. Tổng hợp sáng cải tiến và Nghiên cứu khoa học

Năm học Số sáng cải tiến

Đề tài NCKH cấp Bộ Đề tài NCKH cấp trƣờng đƣợc nghiệm thu

Số bài viết đăng tạp chí

GV SV GV SV

2012-2013 48 0 2 10 2 2 2013-2014 148 1 3 2 10 0 2014-1015 160 1 4 11 4 0

3.3.3.4. Hoạt động hướng nghiệp và thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

Có đƣợc cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giảng viên nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp và có trách nhiệm với công việc là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Khoa và nhà trƣờng cũng đã ký kết đƣợc nhiều biên bản thỏa thuận chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ tăng cƣờng kỹ năng thực hành, nhận thức công nghệ với các doanh nghiệp nhƣ: Tổng Công ty Đức Giang, Tổng công ty Dệt May Hà Nội, Tổng công ty thƣơng mại dịch vụ Hà Nội, Công ty Cổ phần May Tinh Lợi…

- Giới thiệu về ngành nghề: Tổ chức nói chuyện và giới thiệu về ngành nghề trong những tháng đầu sinh viên nhập học; lồng ghép mời đại diện doanh nghiệp, các nhà tạo mẫu nói chuyện giao lƣu trong chƣơng trình “Chào Tân Sinh viên” thƣờng niên.

- Thăm quan, kiến tập: Ngay từ năm đầu, khi chƣa học các môn chuyên ngành, Khoa triển khai đến các GVCN/CVHT động viên sinh viên đăng ký tham gia thăm quan, đi kiến tập tại các doanh nghiệp vào thời gian học kỳ phụ hoặc nghỉ hè. Đây là hoạt động hƣớng nghiệp rất hiệu quả, bằng hình thức trực quan vị trí công việc, kiến thức, kỹ năng cần có của mình sau khi ra trƣờng. Hoạt động này đã góp phần cho sinh viên nhận thấy tầm quan trọng của các học phần sắp tới sẽ học. Lúc này, ngƣời học sẽ ý thức đƣợc mục đích của việc học tập rõ ràng hơn.

- Để ngƣời học yêu thích môn học: Ngoài việc thực hiện theo quy định về giới thiệu về môn học, chƣơng trình chi tiết, tầm quan trọng cũng nhƣ tính ứng dụng của môn học trong thực tế công việc.... Giảng viên của khoa cũng rất chú trọng đến

hƣớng dẫn phƣơng pháp học, phƣơng pháp tự nghiên cứu về môn học, giúp ngƣời học đạt hiệu quả cao hơn và hình thành sự yêu thích đối với môn học.

- Xây dựng mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học: Để ngƣời học thực sự cảm nhận mái trƣờng là ngôi nhà thứ hai của mình, trong đó thầy cô là chỗ dựa về tinh thần. Với đội ngũ Giảng viên trẻ, nhiệt tình và đam mê với nghề nghiệp, luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho SV trong phạm vi quyền hạn của mình. Trong những năm qua, đội ngũ CBGV của khoa đã xây dựng đƣợc hình ảnh đẹp trong lòng của SV. Nhiều SV cá biệt đã đƣợc cảm hóa tiến bộ trong học tập và đã thành đạt sau khi ra trƣờng.

- Hoạt động phong trào: Áp dụng phƣơng châm “Học mà chơi – Chơi mà học” trong đào tạo, khoa đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn kết hợp với hoạt động phong trào văn hóa nghệ thuật, với mục đích tạo sân chơi lành mạnh nhƣ: Tổ chức các cuộc thi HSSV giỏi nghề, thi Thiết kế Thời trang.... Các hoạt động này đã

thu hút nhiều SV tham gia và đạt đƣợc những thành công đáng khích lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu khoa công nghệ may và thiết kế thời trang trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)