Mục tiêu của phương pháp thu thập số liệu nhằm thu thập số liệu gắn liền với đề tài nghiên cứu đồng thời tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phương pháp thu thập số liệu có ý nghĩa tiên quyết đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập chính xác sẽ phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị nghiên cứu, từ đó có được những đánh giá chính xác tạo phương hướng đề xuất các giải pháp phù hợp cho đề tài nghiên cứu
2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Tài liệu thu thập số liệu từ các bảng biểu, báo cáo tài chính hàng năm của VPBank. Tài liệu thu thập được bao gồm: Bảng cân đối kế toán của VPBank Chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2015. Bảng báo cáo, thống kê doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Bảng tổng hợp trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng…
- Nghiên cứu các quy trình, quy chế, các sản phẩm cho vay đang áp dụng tại VPBank.
- Nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế - thương mại, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các công trình nghiên cứu.
- Các trang website riêng của Ngân hàng, của địa phương và các tài liệu liên quan khác.
Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tại VPBank Quảng Ninh, qua đó thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu đạt hiệu của cao hơn.
2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Sơ đồ 2.1: Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp
Trên đây là quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp, một số bước trong quy trình được làm rõ như sau:
+ Lập kế hoạch khảo sát
- Nội dung trong quá trình khảo sát là tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tại VPBank Quảng Ninh. - Phạm vi khảo sát là chuyên viên Quan hệ khách hàng (PB) và Cộng tác
viên cho vay (PSE Loan) làm việc tại VPBank Quảng Ninh và ban lãnh đạo Chi nhánh.
- Thời gian khảo sát là tháng 9/2015.
- Số lượng người khảo sát dự kiến: 15 người.
Lập kế hoạch khảo sát
Thiết kế phiếu khảo sát
Lấy ý kiến các đối tƣợng
khảo sát
Đồng ý
Không đồng ý
Bổ sung đối tƣơng khảo sát khác trong phạm vi khảo sát
Thực hiên khảo sát theo phiếu khảo sát
Thu thâp dữ liệu trên phiếu khảo sát để tổng
hơp vào bảng kết quả
Nội dung câu hỏi khảo sát được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, khả năng hoàn trả của khách hàng, công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Đồng thời, thu thập những ý kiến đóng góp từ các nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng để nghiên cứu.
+ Thiết kế phiếu khảo sát
Bộ câu hỏi khảo sát gồm 4 câu hỏi đóng và 3 câu hỏi mở. Mẫu câu hỏi khảo sát (Phụ lục 1) được thiết kế chính theo dạng câu hỏi trắc nghiệm để người được khảo sát dễ lựa chọn các phương án trả lời.
- Phần câu hỏi đóng (đánh giá theo 5 mức độ: rất cao, cao, bình thường, thấp, rất thấp)
- Phần câu hỏi mở: Là phần câu hỏi lấy ý kiến trực tiếp
2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phân tích số liệu là phương pháp rất quan trọng quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu. Từ những số liệu, tài liệu thu được việc phân tích số liệu giúp cho việc đánh giá vấn đề nghiên cứu được toàn diện, chính xác, đưa ra được những kết luận sát với thực tế vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả đề ra được những giải pháp thiết thực có thể áp dụng trong thực tiễn.
- Phương pháp thống kê mô tả: Sàng lọc các số liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu. Sử dụng phương pháp mô tả các đặc tính của tài liệu gắn liền với đề tài nghiên cứu. Mô tả rõ những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng, các vấn đề về rủi ro và hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng. Mô tả cụ các hoạt động cho vay tiêu tiêu dùng đang được áp dụng tại VPBank chi nhánh Quảng Ninh cũng như các kết quả liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực này để có những đánh giá chính xác trong công tác quản trị rủi ro để đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại đơn vị.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên những số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo liên quan khác, tác giả sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối (Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở) và so sánh tương đối (Là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc) để phân tích số
động vốn, sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn để đánh giá tình hình sử dụng vốn tại đơn vị như thế nào? Tình hình cho vay tiêu dùng, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ? tỷ trọng cho vay các sản phẩm tiêu dùng? Nợ quá hạn tại đơn vị diễn biến cụ thể như thế nào?...
Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp cho việc đánh giá tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng đồng thời đánh giá được tình hình nợ quá hạn tại đơn vị để nhận diện kịp thời các rủi ro đang phát sinh để đưa ra được các biện pháp hạn chế rủi ro tại VPBank chi nhánh Quảng Ninh.
Bên cạnh việc so sánh trực tiếp các chỉ tiêu số học, tác giả sử dụng các phương pháp vẽ đồ thị bảng biểu trên excel để việc so sánh được thể hiện rõ ràng và dễ hiểu, bản thân tác giả đưa ra được những phân tích về thực trạng rõ ràng và chính xác hơn.
- Phương pháp dự báo: Qua các số liệu phân tích được từ các phương pháp
trên, tác giả dựa trên tình hình phát triển của hoạt động tín dụng và tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng cùng với sự phát sinh kèm theo của nợ quá hạn và những hạn chế trong hoạt động tín dụng đang xảy ra để đưa ra những kết luận chính xác về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Thông qua việc tham khảo tài liệu, tư vấn của các lãnh đạo, các bộ phận và kinh nghiệm thực tế từ đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề rủi ro tín dụng tiêu dùng, nêu ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như dự báo những vấn đề cho vay đang tiềm ẩn nhiểu rủi ro để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tin dụng.
2.3. Các chỉ tiêu phân tích
Đối với đề tài hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng tác giả tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Để thực hiện việc phân tích luận văn hiệu quả, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích bao gồm các chỉ tiêu phân tích định tính và các chỉ tiêu phân tích định lượng.