.Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng - Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 55 - 60)

a) Tình hình huy động vốn

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại VPBank Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 30/09/2015 Nguồn vốn huy động 484,377 689,299 636,137 687,683 Theo thời hạn Không kỳ hạn đến 12 tháng 367,854 532,972 415,137 379,727 Từ trên 12 tháng đến 60 tháng 116,523 156,327 221,000 307,956 Theo hình thức huy động

Tiền gửi tiết kiệm 455,249 650,263 571,685 607,483

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 28,269 38,266 48,795 59,411

Tiền gửi khác (ký quỹ) 859 770 15,657 20,789

Theo loại tiền

Nội tệ 462,869 648,740 599,962 634,895

Ngoại tệ, vàng 21,508 40,559 36,175 52,788

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Quảng Ninh)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của VPBank Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2015 có nhiều biến động. Từ năm 2012 đến 2013 huy động vốn tại chi nhánh tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên sang giai đoạn 2014 huy động vốn lại giảm. Sự sụt giảm về vốn này xảy ra trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lâm vào khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng đi kèm với đó là chính sách tiề tệ thắt chặt của NHNN, các NHTM tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì nguồn vốn.

Bước sang năm 2015, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước, sự điều hành chính sách tiền tệ mở rộng hơn của NHNN và sự chỉ đạo điều hành kịp thời của lãnh đạo chi nhánh, nguồn vốn tại Ngân hàng đã có mức tăng trưởng trở lại. Công tác huy động vốn tại chỗ được chi nhánh quan tâm và luôn coi là nhiệm vụ hàng đầu. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như dự kiến, ngoài việc làm tốt công tác quảng cáo nhằm chuyển tải hình ảnh và nâng cao vị thế của VPBank đối với các tổ chức và tầng lớp dân cư trên địa bàn, chi nhánh còn thực hiện việc đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền với các sản phẩm huy động vượt trội, lãi suất đặc biệt hấp dẫn, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tính đến 30/09/2015, huy động vốn tại VPBank Quảng Ninh đạt 687 tỷ đồng.

tăng, điều này chứng tỏ Chi nhánh đang từng bước tiếp cận nhiều hơn đối với khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, từ đó có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho các đối tượng khách hàng này như dịch vụ chuyển tiền, trả lương qua tài khoản, tài trợ vốn…

Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh chủ yếu là các loạt tiền gửi bằng VND, tỷ lệ nguồn vốn huy động bằng VND luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.

b) Tình hình sử dụng vốn

Đối với tình hình sử dụng vốn thì hoạt động chính tại chi nhánh là cho vay các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bám sát định hướng đầu tư của VPBank là các khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân, chi nhánh chủ động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng để chủ mở rộng cho vay. Hiện nay, các khách hàng có quan hệ tín dụng tại VPBank Quảng Ninh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân) và các cá nhân trên địa bàn. Đối tượng đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải và cho vay tiêu dùng.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn tại VPBank Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 9 tháng

Doanh số cấp tín dụng 378.500 420.555 443.032 468.485

Doanh số thu nợ 329.368 395.600 379.083 370.841

Dƣ nợ đối với nền kinh tế 271.540 296.495 360.444 458.088

Ngắn hạn 83.566 93.027 120.433 119.360 Nợ nhóm 1 71.621 83.702 110.890 109.288 Nợ nhóm 2 9.195 3.757 4.119 3.995 Nợ nhóm 3 0 800 1.760 534 Nợ nhóm 4 1.000 2.260 1.296 2.413 Nợ nhóm 5 1.750 2.508 2.368 3.130 Trung, dài hạn 187.974 203.468 240.011 338.728 Nợ nhóm 1 169.648 185.578 211.931 298.482 Nợ nhóm 2 12.757 13.799 21.175 27.654 Nợ nhóm 3 3.369 3.123 3.737 7.396 Nợ nhóm 4 0 968 3.168 1.815 Nợ nhóm 5 2.200 0 0 3.381

Biểu đồ 3.1: Doanh số cho vay thu nợ tại VPBank Quảng Ninh Đơn vị: Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 9 tháng 2015

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank Quảng Ninh)

Doanh số cho vay từ 2012 đến 2015 đều có xu hướng tăng cao, năm 2014 doanh số cho vay đạt 443 tỷ đồng và qua 9 tháng năm 2015 doanh số cho vay đã đạt 468 tỷ đồng. Tuy nhiên doanh số thu nợ các năm cũng ở mức cao do một phần là các khoản vay đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm VPBank có thời gian vay ngắn, các khoản vay hạn mức tín dụng và nhiều khoản vay tất toán trước thời hạn. Sang năm 2015, doanh số thu nợ đã ổn định đảm bảo dư nợ tăng trưởng hơn so với các năm.

Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ cho vay tại VPBank Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 9 tháng Năm 2015

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, Dư nợ qua các năm đều có sự tăng tăng trưởng, nếu tốc độ tăng trưởng của các năm 2013 chỉ là 9% thì đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng đã đạt 22% và qua 9 tháng 2015 tổng dư nợ đã tăng 27% so với năm 2014 và đạt 458 tỷ đồng. Xu hướng tăng trưởng dư nợ như trên nằm trong định hướng ưu tiên tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Với sự đa dạng các sản phẩm cho vay cũng như các chính sách ưu đãi cho khách hàng thì dư nợ của chi nhánh dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn, nợ trung dài hạn chiếm phần lớn và có xu hướng tăng qua các năm (vì VPBank Quảng Ninh tập trung chú trọng cho vay cá nhân tiêu dùng, kinh doanh trả góp và đầu tư vào lĩnh vực vận tải).

Cùng với sự tăng trưởng dư nợ của chi nhánh thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng có xu hướng tăng theo. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức tỷ lệ 10-11% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu các năm 2012, 2013, 2014 khoảng 3,1-3,4 % thì đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 4,1% tổng dư nợ của chi nhánh.

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng các nhóm nợ tại VPBank Quảng Ninh

82% 84% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 9 Tháng năm

2015

241,269 269,280 322,821 407,770

21,952 17,556 25,294 31,649

8,319 9,659 12,329 18,669

Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ xấu

c) Hoạt động cung cấp dịch vụ

Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, VPBank Quảng Ninh còn cung cấp đa dang các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, …Việc mở rộng các hoạt động dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn bên cạnh các hoạt động truyền thống do xu thế hội nhập, công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, VPBank còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ phi tín dụng đặc biệt là mở rộng hoạt động phát hành thẻ với các loại thẻ hiện đại như Autolink và MC2 mastercard, VPSuper...

d) Kết quả kinh doanh của VPBank chi nhánh Quảng Ninh

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2012 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 9 tháng 2015

Tổng thu nhập 112,671 126,634 134,934 121,008

Tổng chi phí 105,348 117,121 124,724 111,937

Lợi nhuận 7,323 9,513 10,210 9,071

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy, trong giai đoạn 2012 - 2015 chi nhánh kinh doanh đều có lãi. Mặc dù huy động các năm 2012-2015 không tăng cao đột biến nhưng dư nợ cho vay cũng tăng đáng kể, dù vậy lợi nhuận không tăng nhiều chứng tỏ một số khoản vay tại chi nhánh đang gặp vấn đề, chi phi trích lập dự phòng tăng làm lợi nhuận không tăng cao như mong đợi. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn tới công tác này để bổ sung thêm nhiều nguồn thu như đẩy mạnh phát hành thẻ mastercard, tài khoản trả lương…

3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh

3.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank

Với chiến lược phát triển thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, VPBank đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng để phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Sản phẩm vay nhà đất: Mua bất động sản, vay hoàn vốn mua bất động sản, thanh toán công nợ mục đích tiêu dùng để ở. Vay xây dựng, sửa chữa

- Sản phẩm vay ô tô: Vay mua ô tô mới/ô tô qua sử dụng phục vụ tiêu dùng cá nhân. Vay mua ô tô mới hoàn vốn phục vụ tiêu dùng.

- Sản phẩm vay tiêu dùng thế chấp bất động sản: Vay vốn phục vụ các mục đích tiêu dùng của các nhân, hộ gia đình.

- Sản phẩm vay tiêu dùng thế chấp bất động sản linh hoạt: Vay vốn phục vụ các mục đích tiêu dùng của cá nhân bảo đảm bằng bất động sản tối đa 500 triệu đồng.

- Sản phẩm vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: Cho vay đối với cá nhân vay vốn có thu nhập ổn định từ lương có nhu cầu vay vốn không có tài sản bảo đảm.

- Cho vay tiêu dùng và thấu chi không có tài sản bảo đảm đối với cán bộ nhân viên VPBank: Cho vay cán bộ nhân viên VPBank nhằm mục đích tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

- Phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: Thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt/ATM trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng - Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)