Tổchức quá trình điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư xây dựng Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC- CPTP (Trang 46)

11. Cải tiến liên tục:

2.4. Tổchức quá trình điều tra khảo sát

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát về nhận thức cũng như tình hình áp dụng hệ thống quản trị chất lượng vào quy trình sản xuất tại Tổng công ty VNCC đối với các đối tượng đã mô tả trong khoảng thời gian tháng 12/2017.

Tóm tắt Chƣơng 2

Chương 2 đã nêu ra quy trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để mô tả các vấn đề về tình hình hoạt động tư vấn thiết kế dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty.

Từ cơ sở lý luận về quản trị chất lượng và quy trình sản xuất của chương 1 kết hợp quy trình và phương pháp nghiên cứu ở chương 2, tác giả sẽ thực hiện các chương tiếp theo của luận văn dựa trên cơ sở này.

CHƢƠNG 3: TH C TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN L THIẾT KẾ D N ĐẦU TƢ XÂY D NG T NG C NG TY TƢ VẤN XÂY D NG VIỆT NAM

VNCC-CTCP 3.1. Giới thiệu về công ty

3.1.1 Tổng quan về Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP (VNCC)

Tên công ty: TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM - CTCP (VNCC)

- Trụ sở chính: 243 Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Điện thoại: 04 37667463 Fax: 04 37667464. - E-mail: vanthu@vncc.vn

- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà HUD, 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh Trung tâm Tư vấn xây dựng: Số 7/9B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

VNCC là Công ty mẹ, trong đó có 5 công ty con và 4 công ty liên kết, gồm: 1. Công ty Cổ phần Khảo sát và xây dựng (Usco).

2. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình Vật liệu xây dựng (CCBM)

3. Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (VCC) 4. Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thiết kế xây dựng (CDC)

5. Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO)

6. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (NAGECCO) 7. Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) 8. Công ty Cổ phần Tin học và Tư vấn Xây dựng (CIC)

9. Công ty Cổ phần Kiểm định K thuật, An toàn và Tư vấn Xây dựng (INCOSAF)

- Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam – CTCP được phê duyệt phương án Cổ phần hóa và chuyển thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 14/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đăng ký doanh nghiệp (mã số thuế): 0100105278 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp.

 Đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 12 năm 2010

 Đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2016

Hình 3.1: Hình ảnh tổng quản về VNCC

Nguồn: Tư liệu hồ sơ năng lực VNCC 2017

Năm thành lập

Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam - CTCP, tên quốc tế là Vietnam National Construction Consultants Corporation - JSC, viết tắt là VNCC được thành lập tháng 4 năm 1955 , là tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 của Tổ chức cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 - BVQI (Vương quốc Anh).

Ngành nghề dịch vụ tƣ vấn xây dựng chủ yếu

 Tư vấn đầu tư và xây dựng; Lập và thẩm tra báo cáo kinh tế k thuật, báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi; Thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn;

 Lập, thiết kế và thẩm tra thiết kế k thuật, thiết kế bản vẽ thi công định mức đơn giá các loại công trình, dự toán công trình và hệ thống hạ tầng k thuật;

 Tư vấn đấu thầu; Quản lý dự án xây dựng; Giám sát thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị;

 Tư vấn thiết kế, thẩm tra đường dây và trạm biến áp đến 220KV, hệ thống điện, âm thanh, thông tin, điện thoại, hệ thống điều khiển toà nhà, hệ thống thông gió cấp nhiệt và điều hoà không khí, xử lý môi trường khí, khảo sát đo đạc hệ thống chống sét, hệ thống gas;

 Tư vấn thiết kế, thẩm tra các công trình điện hạt nhân, các công trình giao thông, thủy lợi, nhà máy cấp nước, cảng và cầu cảng, cảng biển;  Tư vấn thiết kế, thẩm tra các công trình dầu khí;

 Tư vấn thiết kế và thẩm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy và thiết bị bảo vệ, trang trí nội, ngoại thất các loại công trình;

 Tư vấn thiết kế phòng chống mối cho các công trình xây dựng;

 Thiết kế hệ thống thông tin đối với công trình thông tin liên lạc, Bưu chính viễn thông;

 Tư vấn thiết kế hệ thống cấp, thoát nước trong và ngoài nhà; nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn;

 Tư vấn, thiết kế các công trình văn hóa, thể thao;  Tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án kiến trúc;

 Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9001;

 Dịch vụ điều tra xã hội về đô thị và các công trình xây dựng;

 Hoạt động Kiểm định chất lượng công trình; thí nghiệm đất, đá, nước, nền, các loại cọc móng công trình và vật liệu xây dựng;

 Hoạt động Khảo sát xây dựng công trình; khảo sát đo đạc, đo vẽ bản đồ địa hình; đo lún; đo độ nghiêng; đo độ dịch chuyển và định vị công trình;

 Kiểm tra và chứng nhận sự ph hợp về chất lượng công trình xây dựng;

Thi công xây lắp công trình;

Thi công, xây lắp đường ống cấp thoát nước; Xử lý nền móng các loại công trình;

Thi công trang trí nội, ngoại thất công trình; Khai thác nước ngầm;

Đầu tư, kinh doanh văn phòng cho thuê; kinh doanh bất động sản, hạ tầng k thuật khu đô thị, khu công nghiệp và vệ sinh môi trường;

Đầu tư, kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu và các chứng chỉ có giá khác;

 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực tư vấn xây dựng và cấp chứng nhận đào tạo các lĩnh vực tư vấn xây dựng;

 Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng;

Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;

* Nhân lực:

Tổng số cán bộ công nhân viên 465 ngƣời. Trong đó:

- Kiến trúc sư: 148 người - K sư xây dựng: 111 người - K sư CĐ - Nước - MT: 49 người - K sư kinh tế XD: 18 người

- K sư hạ tầng: 21 người - K sư địa chất - đo đạc: 23 người - Ngành nghề khác: 95 người

Cơ cấu tổ chức

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức công ty

Cáccông trình do VNCC thiết kế

a) Tòa nhà trụ sở tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel

b) Nhà Ga hàng không T1 Nội bài

d) Trung tâm hội nghị Quốc gia Việt Nam

e) Bảo tàng Hà Nội

Hình 3.3 . Các công trình do VNCC thiết kế (a,b,c,d,e)

(Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực Tổng công ty VNCC)

3.1.2. Thực trạng quy trình tổ chức thiết kế của VNCC

Từ phân tích lý thuyết về hệ thống quản trị chất lượng, đặc biệt là hệ thống quy trình tổ chức sản xuất tại chương 1, để có sở sở cho việc áp dụng vào hoạt động tổ chức thiết kế tại VNCC, tác giả sẽ phân tích thực trạng các quy trình hoạt động

Trong đó, việc nghiên cứu được đánh giá dựa trên quan sát thực tế để thực hiện các hoạt động khảo sát, đánh giá dựa trên phiếu điều tra. Phiếu điều tra giúp đánh giá thực trạng nhận thức của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên về hệ thống quy trình thiết kế theo ISO và theo hệ thống quy trình tại VNCC.

Sản phẩm chính của công ty bao gồm: các hồ sơ thiết kế các dự án đầu tư xây dựng, bao gồm các bản vẽ thiết kế, các thuyết minh tính toán, quy trình bảo trì, bảo dưỡng, đặc tính k thuật vật liệu theo các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và nước ngoài.

Hình 3.4. Quy trình thiết kế và quản lý thiết kế

(Nguồn: Sổ tay chất lượng Tổng công ty VNCC)

Diễn giải sơ đồ quy trình.

Dữ liệu đầu vào( tiếp nhận dữ liệu):

vào của Khách hàng giao cho được ký xác nhận bàn giao giữa 2 bên theo Biểu mẫu, theo từng giai đoạn, trong đó ghi rõ ngày tháng tiếp nhận, tên gọi các dữ liệu đó.

- Trong trường hợp khách hàng không hiểu rõ về lĩnh vực xây dựng thì Chủ nhiệm thiết kế tư vấn thêm để khách hàng có thể lập được yêu cầu, nhiệm vụ thiết kế. Chủ nhiệm thiết kế có thể đề nghị cung cấp thông tin dự án theo Biểu mẫu.

- Đối với các bộ môn thiết kế và thành viên nhóm thiết kế, dữ liệu đầu vào còn có thêm các tài liệu khác như:

 Phiếu theo dõi hồ sơ dự án

 Các quy trình và hướng dẫn công việc của Tổng Công ty.

 Bảng các Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án được Tổng công ty phê duyệt

 Quyết định phê duyệt các cán bộ chủ chốt tham gia dự án

Kiểm tra đánh giá dữ liệu đầu vào:

- Phụ trách đơn vị c ng với Chủ nhiệm thiết kế sau khi nhận dữ liệu đầu vào phải có trách nhiệm kiểm tra những dữ liệu đó; và ghi vào phiếu kiểm dữ liệu đầu vào theo Biểu mẫu xem đã đủ điều kiện thực hiện chưa.

- Nếu tài liệu và dữ liệu không hợp lệ, thiếu hoặc có sai sót phải kịp thời báo cho Khách hàng biết để điều chỉnh và bổ sung để có thêm thông tin đủ cho việc triển khai dự án sau này.

- Các sản phẩm không ph hợp có thể thay đổi dữ liệu đầu vào có thể đến từ:

 Phản hồi khách hàng

 Trong quá trình sản xuất

 Từ quá trình thiết kế, khảo sát và kiểm định, tư vấn giám sát

 Trong đánh giá nội bộ

- Chủ nhiệm thiết kế có trách nhiệm kiểm soát dữ liệu đầu vào, bao gồm cập nhật, phát hành tới các nhóm thiết kế và thông báo các dữ liệu lỗi thời cho các thành viên.

Lập kế hoạch thực hiện:

Chủ nhiệm thiết kế lập kế hoạch thực hiện theo trình tự sau:

- Thành lập nhóm: Chọn những kiến trúc sư, k sư, cán bộ k thuật ... có đủ trình độ và năng lực thích hợp để thực hiện dự án. Lập danh sách các cán bộ chủ chốt tham gia dự án được Tổng công ty phê duyệt theo Biểu mẫu.

- Lập kế hoạch thực hiện cho các bộ môn trong Phiếu theo dõi hồ sơ dự án, theo Biểu mẫu

- Kế hoạch thực hiện cuối c ng phải được Phòng KHĐT và Phụ trách đơn vị chủ nhiệm dự án xem xét và phê chuẩn và được chủ trì thiết kế, đầu mối thông tin, cán bộ kiểm của mỗi bộ môn tham gia ký xác nhận.

- Trong trường hợp cần thiết các bộ môn, nhóm hoặc cá nhân lập kế hoạch cho phần việc của mình.

- Trong trường hợp kế hoạch thực hiện thay đổi, chủ nhiệm thiết kế phải điều chỉnh và thông báo đến các bộ môn liên quan.

Thiết kế phƣơng án:

- Trên cơ sở dữ liệu đầu vào, Chủ nhiệm thiết kế, Lãnh đạo đơn vị phối hợp c ng Chủ trì thiết kế lập phương án thiết kế với sự tham gia của phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty phụ trách chuyên môn, hội đồng tham vấn (theo quy định của Tổng công ty) t y theo quy mô tính chất của công việc.

Phương án thiết kế đưa ra phải thỏa mãn:

Đối với giai đoạn lập thiết kế ý tƣởng dự án đầu tƣ và thiết kế cơ sở:

 Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

 Tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng hiện hành và tuân thủ chỉ dẫn của các cơ quan quản lý.

 Mang tính sáng tạo của Tác giả và của Tổng Công ty.

Đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công:

Ngoài các điểm trên còn phải:

 Tuân thủ các nội dung của giai đoạn trước đã được duyệt.

 Tư vấn cho khách hàng, đưa ra các giải pháp k thuật tối ưu nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho các bên.

Xét duyệt phƣơng án:

- Phương án thiết kế khi xuất bản hồ sơ, thiết kế chính thức phải được Lãnh đạo Tổng Công ty xét duyệt.

- T y theo tính chất của dự án, nếu cần có sự thống nhất của Khách hàng, Tổng Công ty phải được xét duyệt trước.

Thể hiện bản vẽ:

- Chủ trì thiết kế và nhóm thiết kế có trách nhiệm thể hiện bản vẽ, tính toán và viết thuyết minh của dự án theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các quy định của Tổng Công ty.

- Chủ trì thiết kế có trách nhiệm xác định số lượng và nội dung các bản vẽ để thể hiện tốt nhất các đặc tính của công trình.

- Trong giai đoạn thiết kế k thuật, các bản vẽ của phương án phải thể hiện được:

 Hình khối và các mặt đứng của công trình.

 Các kích thước chính của mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.

 Các cấu tạo chủ yếu và quan trọng.

 Dự kiến sử dụng vật liệu, màu sắc chủ yếu

- Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, phải thể hiện cấu tạo, kích thước cụ thể của các bộ phận công trình, cách lựa chọn, sử dụng vật liệu và những chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống k thuật, cấp điện, cấp thoát nước; khớp nối giữa các bộ môn; dự kiến biện pháp thi công .... để nhà thầu có thể thi công được.

Kết quả thiết kế:

Các bản vẽ thiết kế, bản tính và thuyết minh phải rõ ràng, chính xác, nêu rõ đặc điểm của đồ án, được lập và thể hiện theo đúng quy định về hồ sơ bản vẽ của Tổng Công ty và quy định hiện hành của Nhà Nước, thực hiện theo các tài liệu

Hướng dẫn chuẩn hóa hồ sơ thiết kế, Hướng dẫn sử dụng FILE in mẫu của Tổng Công ty.

Kiểm tra thiết kế:

Kiểm tra nội bộ:

- Quy trình thực hiện kiểm tra nội bộ nhằm giúp đánh giá một cách khách quan tính khả thi của đồ án, sự ph hợp của giải pháp với nhiệm vụ mà khách hàng giao cho và với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Người kiểm bộ môn là xem xét tính ph hợp của giải pháp, tiêu chuẩn quy chuẩn…, được nêu ra nhưng phải đảm bảo rằng việc xem xét này không gây trở ngại cho quá trình thiết kế. Trong trường hợp cần thiết người kiểm có thể thảo luận với người thiết kế để hiểu rõ ý đồ, giải pháp thiết kế.

- Người kiểm có trách nhiệm chỉ rõ các điểm không ph hợp của các hồ sơ thiết kế, để người thiết kế nhận thấy rõ ràng và phải điền vào các phiếu kiểm theo biểu mẫu.

- Kết quả cuối c ng của việc kiểm tra nội bộ này thể hiện bằng chữ ký của người kiểm vào khung tên bản vẽ, thuyết minh hoặc bản tính.

- Chủ nhiệm thiết kế có trách nhiệm kiểm tra chung và đối chiếu với các bộ môn. Chủ nhiệm thiết kế và các Chủ trì thiết kế phải đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện và các phiếu kiểm được thực hiện theo đúng quy định trong các quy trình.

Kiểm soát thiết kế:

- Trong quá trình tiến hành dự án, đặc biệt là sau các bước tiến hành kiểm hồ sơ thiết kế nếu phát hiện ra các sản phẩm không ph hợp thì Chủ nhiệm Thiết kế phải tiến hành đánh giá tình trạng không ph hợp này và đưa ra phương án xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng hệ thống quản lý thiết kế dự án đầu tư xây dựng Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam VNCC- CPTP (Trang 46)