Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty VDC (Trang 31 - 33)

1.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá năng lƣ̣c ca ̣nh tranh của sản phẩm,

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

a. Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc khi bán hàng hoá , dịch vụ. Doanh thu có thể đƣợc coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh di ̣ch vu ̣ , bởi suy cho cùng sức cạnh tranh di ̣ch vu ̣ của d oanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điều kiện cần để có lợi nhuận. Muốn có cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các chỉ số sau:

Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ doanh thu năm sau / năm trƣớc.

b. Chỉ tiêu chi phí:

HQcp = DT/CP DT: Doanh thu thuần đạt đƣợc CP: Chi phí bỏ ra

HQcp: Hiệu quả sử dụng chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt đƣợc trên một đồng chi phí. Đây là một chỉ tiêu thuận, nghĩa là HQcp cao thì hiệu quả chi sử dụng chi phí càng cao. c. Chỉ tiêu lợi nhuận:

Là phần dôi ra của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu này ta chú ý đến tỷ suất lợi nhuận:

HQln = (LN / DT)*100

LN: Tổng lợi nhuận đạt đƣợc (Lợi nhuận trƣớc thuế). M: Doanh thu thuần.

HQln : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định, doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao.

d. Chỉ tiêu thị phần:

Đó là phần thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lƣợng thị trƣờng. Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Khi đó cần chú ý tới các chỉ tiêu nhƣ:

Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ dung lƣợng thị trƣờng.

Thị phần tƣơng đối: Là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

e. Giá cả:

Một sản phẩm đƣợc coi là có sức cạnh tranh nếu sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận với mức giá phù hợp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh hay không phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó. Ngƣời tiêu dùng luôn luôn có sự so sánh khi đứng trƣớc quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều quan trọng sẽ đƣa ra quyết định mua hàng là giá cả.

f. Chất lượng sản phẩm :

Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhƣng chƣa chắc đã có sức cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm bảo mức giá chấp nhận và tƣơng xứng với chất lƣợng. Vì thế đối với doanh nghiệp thì giá cả và chất lƣợng đƣợc coi là vấn đề sống còn. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình nhằm đƣa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lƣợng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu. Một số dịch vụ có nhiều đặc tính, nhiều chỉ tiêu chất lƣợng, nếu tập hợp các đặc tính đó làm thỏa mãn đƣợc yêu cầu của khách hàng sử dụng thì dịch vụ mới đƣợc gọi là có chất lƣợng. Thông thƣờng các đặc tính đƣợc xem xét bao gồm [18]:

 Tính kịp thời: đó là sự thỏa mãn nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng về cung cấp hoặc bổ trợ dịch vụ. Tính kịp thời nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đáp ứng dịch vụ theo tiến độ mà khách hàng mong muốn.

 Tính chính xác: mọi thao tác, mọi công đoạn trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng phải đáng tin cậy, không có những nhầm lẫn sai sót.

 Tính toàn diện: thể hiện ở phạm vi phục vụ, khả năng cung cấc dịch vụ cơ bản và dịch vụ cộng thêm; khả năng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân.

 Tính tiện lợi: ví trí giao dịch, độ phủ kênh phân phối, khả năng tiếp cận, cung cấp thông tin, thủ tục…

 Tính lịch sự: thể hiện ở sự văn minh, chu đáo trong phong cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng.

 Tính ổn định và thƣờng xuyên: khách hàng luôn cần sự ổn định trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ bởi vậy nhà cung cấp luôn cần chú trọng việc duy trì mối quan hệ với khách hàng khi cung cấp dịch vụ.

 Cảnh quan, môi trƣờng: vị trí các quầy giao dịch, điều kiện vệ sinh, ánh sách tiếng ồn.

g. Danh tiếng, uy tín của nhà cung cấp: danh tiếng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đƣợc thiết lập thông qua nhận thức của các khách hàng về tất cả các khía cạnh của dịch vụ. Danh tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm lý khách hàng và trở thành lợi thế quan trọng trong cạnh tranh.

h.Tính độc đáo của dịch vụ: các doanh nghiệp thƣờng dùng rất nhiều biện pháp để tạo ƣu thế trong cạnh tranh, trong đó có biện pháp là thƣờng xuyên cải tiến dịch vụ tạo ra những nét độc đáo riêng khác biệt so với sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp khác. Dịch vụ có sự khác biệt và đƣợc khách hàng chấp nhận thì sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty VDC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)