Những nhân tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty VDC (Trang 41 - 53)

2.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm Internet băng thông rộng của Công ty VDC

2.2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng

2.2.1.1. Yếu tố bên ngoài

a) Các yếu tố vĩ mô

- Các yếu tố môi trƣờng kinh tế

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô tiếp tục đƣợc duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.

Tăng trƣởng kinh tế và sản xuất đƣợc cải thiện nhƣng còn nhiều thách thức, tồn kho còn lớn đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp chƣa tiếp

cận đƣợc với nguồn vốn. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tƣ số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới và trở lại hoạt động tăng dần trong các tháng của năm 2013 tuy nhiên vốn điều lệ lại giảm. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp trong nƣớc so với doanh nghiệp FDI. Với tình hình kinh tế nhƣ trên thì rất khó có sự tăng trƣởng mạnh của thị trƣờng năm 2014.

- Các yếu tố môi trƣờng công nghệ

Việt Nam hiện có cơ sở hạ tầng và dịch vụ trên nền Internet hiện đang đứng thứ 3 Đông Nam Á, chỉ kém Singapore và Malaysia. Giá cƣớc dịch vụ viễn thông tại Việt Nam cũng thấp so với các nƣớc khác và có đa dạng các điểm truy cập Internet công cộng.

Dịch vụ Internet đã vƣợt qua Radio và báo giấy để trở thành phƣơng tiện truyền thông đƣợc sử dụng hàng ngày phổ biến tại VN với tỉ lệ 42% (Năm 2011).

Sự phát triển và phổ biến của các hình thức bán hàng online, thanh toán online, E-Marketing. Đồng thời với đó là sự ra đời của smartphone và tablet giá rẻ, sự bùng nổ của mạng 3G là tiền đề phát triển Mobile internet tại Việt Nam, thu hút 30% số lƣợng ngƣời dùng Internet.

Chính vì vậy, thị trƣờng Internet Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục là thị trƣờng đầy tiềm năng ở khu vực Châu Á với:

+ Tỷ lệ tăng trƣởng của các thiết bị truy cập Internet không dây, đặc biệt là điện thoại smartphone, sau đó là Máy tính bảng; đặc biệt khi các thiết bị di động thông minh và máy tính bảng liên tục hạ giá; Số lƣợng điện thoại thông minh tại Việt Nam chiếm khoảng 30% so với thiết bị điện thoại thông thƣờng.

+ Mạng 3G bùng nổ với các gói cƣớc hấp dẫn, giá rẻ sẽ từng bƣớc chinh phục ngƣời dùng với mục đích chủ yếu để lƣớt web, đọc báo, email và messenger sẽ lấn át sự phát triển của ADSL và các điểm truy cập Internet công cộng;

- Các yếu tố môi trƣờng văn hoá xã hội - nhân khẩu

Việt Nam là một nƣớc có đa số dân số ở trong độ tuổi lao động với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin một cách nhanh chóng. Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời cũng có sự gia tăng qua các năm tuy nhiên giữa có sự chênh lệch rõ rệt giữa

các vùng miền. Các thành phố lớn và các khu công nghiệp phát triển, có mức thu nhập khá cao. Theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì sau 5 năm mở rộng địa bàn, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trƣởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, TNBQĐN năm 2012 đạt 2.257 USD và cao hơn TNBQĐN cả nƣớc 1,4 lần. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh công bố GDP của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012, TNBQĐN năm 2013 ƣớc 4.000 USD. TNBQĐN của TP.Hồ Chí Minh cao hơn bình quân cả nƣớc khoảng 2,5 lần. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - là địa phƣơng gắn với vựa dầu mỏ, có tốc độ đô thị hóa đạt 51,2%, đứng thứ 3 sau TP. Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2012, TNBQĐN của thành phố Vũng Tàu đã đạt hơn 6.000 USD, cao gấp 4 lần bình quân chung cả nƣớc và cao gần gấp đôi TP.Hồ Chí Minh.

Ở các thành phố loại 2, 3, TNBQĐN thấp hơn ở các thành phố lớn khá nhiều. Năm 2011- 2012, TNBQĐN của Nam Định khoảng 19 triệu đồng/ngƣời/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn khoảng 14,5 triệu đồng/ngƣời/năm (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi đạt dƣới 9 triệu đồng/ngƣời/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang dƣới 6 triệu đồng/ ngƣời/năm (dƣới 300 đô la)… [28]

Do đó về cơ bản thị trƣờng chính cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng vẫn tập trung chủ yếu tại các đô thị và thành phố trực thuộc tỉnh và trung ƣơng.

- Các yếu tố môi trƣờng chính trị - luật pháp

Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 với một số chỉ tiêu phát triển Internet:

Đến năm 2015:

+ Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 - 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20%; tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet 40 - 45% dân số;

+ Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đƣợc kết nối Internet băng rộng;

Đến năm 2020:

+ Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15 - 20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân;

+ Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet 55 - 60%;

+ 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đƣợc kết nối Internet băng rộng;

+ Theo quy hoạch, thời gian tới, Chính phủ sẽ cơ cấu lại thị trƣờng viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động không hiệu quả, theo hƣớng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 3 - 4 tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở, nguồn lực và tài nguyên viễn thông.

- Các yếu tố môi trƣờng địa lý tự nhiên

Do đặc thù là ngành nghề dịch vụ và không liên quan tới việc khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trƣờng. Do đó yếu tố môi trƣờng địa lý, tự nhiên không có tác động quá lớn đến dịch vụ.

b) Các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện tại cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ Internet băng thông rộng là rất gay gắt với 12 đơn vị đang thực hiện cung cấp dịch vụ ra thị trƣờng bao gồm VDC/VNPT, HTC, Viettel, SPT, NETNAM, FPT, QTSC, CMC, SCTV, ADTEC, CCVN, CMC IT.

Nhìn chung, dịch vụ MegaVNN và Fiber VNN của VDC/VNPT vẫn đang dẫn đầu trên thị trƣờng với lợi thế về hạ tầng, băng thông quốc tế lớn nhất trên thị trƣờng hiện nay và các chiến lƣợc về giá cả, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và năng lực chi trả của ngƣời dùng.

Bảng 2.2 Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tính đến tháng 9/2013

STT Nhà cung cấp Thị phần (%)

1

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội

(HTC) 0.27

2

Tổng công ty Viễn thông Quân đội

(VIETTEL) 18.95

3

Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn

(SPT) 0.83

4

Công ty NETNAM - Viện CNTT

(NETNAM) 1.25

5

Công ty cổ phần phát triển đầu tƣ công nghệ

(FPT) 12.61

6

Tập đoàn Bƣu Chính Viễn Thông Việt Nam

(VNPT) 61.26

7

Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung

(QTSC) 0.05

8

Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC

(CMC) 0.06

9

Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist

(SCTV) 0.67

10

Công ty Cổ Phần Truyền Thông ADTEC

(ADTEC) 0.01

11

Công ty CP sáng tạo Truyền thông Việt Nam

(CCVN) 0.09

12

Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC

(CMC TI) 3.89

Để đánh giá đƣợc năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet băng thông rộng thì việc đánh giá mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lƣợc kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tự sẽ là cơ sở chủ yếu trong việc xác định mức độ của các yếu tố cạnh tranh.

Bảng 2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính trong việc cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng với VNPT/VDC

FPT Viettel

Mục tiêu Chiếm lĩnh thị phần

Chiếm lĩnh thị phần. Tham vọng trở thành ngƣời dẫn đầu thị trƣờng Viễn thông tại VN.

Chiến lƣợc kinh doanh - Tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng; cụ thể:  Cuối tháng 9/2012, FPT đã có thêm 130 Gbps từ tuyến cáp quang biển AAG;

 FPT cũng đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhƣ China Telecom, China Mobile và China Unicom để có thêm 100 Gbps dung lƣợng quốc tế nâng tổng dung lƣợng đi quốc tế của FPT ở mức 300 Gbps;  Đến cuối tháng 9/2012, FPT phủ sóng đƣợc 43/63 tỉnh thành. Đến 2013, FPT sẽ phủ sóng cả nƣớc. - Chiến lƣợc: Cạnh tranh bằng chất lƣợng dịch vụ và đầu tƣ tập trung; - Hạ tầng đi trƣớc; - Cạnh tranh bằng chính sách giá xâm nhập: luôn luôn cạnh tranh với mức giá rẻ nhất thị trƣờng. - Cam kết: Luôn rẻ hơn nhà

cung cấp rẻ nhất.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,

- Tăng nhân viên bán hàng; - Mở rông Đại lý tại tất cả

FPT Viettel Mục tiêu Chiếm lĩnh thị phần

Chiếm lĩnh thị phần. Tham vọng trở thành ngƣời dẫn đầu thị trƣờng Viễn thông tại VN. - Chớp thời cơ để phát triển

thuê bao, tung ra các gói dịch vụ nhỏ giá rẻ.

Điểm mạnh

- Chính sách Marketing nhất quán và thƣơng hiệu vững mạnh, công ty lớn mạnh nhất về CNTT tại VN; - Phát triển đa ngành nghề,

ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh tốt nhất; - Cơ chế và đội ngũ bán hàng

linh hoạt, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng; - Mạng lƣới rộng khắp cả nƣớc, thị phần di động lớn nhất với mạng 3G lớn nhất, phủ sóng 86% đối tƣợng Internet có thể tiếp cận 3G; - Nền tảng Quân đội vững mạnh;

- Đơn vị viễn thông mạnh nhất về đầu tƣ ra nƣớc ngoài. - Cạnh tranh về giá mạnh nhất trong tất cả các ISP hiện nay; Điểm yếu

- Hạ tầng chƣa bao phủ toàn bộ các tỉnh/ thành.

- Do mục tiêu tập trung phát triển thuê bao và chiếm lĩnh thị trƣờng tập trung nên CSKH chƣa thực sự tốt đối với dịch vụ băng rộng; - Thiết bị đầu tƣ cho hạ tầng

Internet đƣợc đánh giá là chƣa tốt, chủ yếu là các thiết bị Trung Quốc.

- Mảng nội dung cho dịch vụ băng rộng chƣa thực sự nổi bật do Viettel đang tập trung đẩy mạnh R&D dịch vụ GTGT trên mobile Internet.

- Cổng Quốc tế thấp so với 2 ISP còn lại, điều này giải thích tại sao CLDV băng rộng của Viettel không đƣợc đánh giá cao tƣơng quan với số lƣợng thuê bao tăng trƣởng của đơn vị này.

Các chiến lƣợc Marketing của các ISP trên thị trƣờng hiện nay nhìn chung không có mấy khác biệt, dự báo thị phần băng rộng của VDC/VNPT vẫn sẽ tiếp tục giữ vững. Tuy nhiên, cạnh tranh chủ yếu xuất hiện từ việc định giá xâm nhập các gói cƣớc giá rẻ của Viettel dành cho khối giáo dục, y tế và Bộ ban ngành sẽ dẫn tới nguy cơ mất thị phần MegaVNN và FiberVNN.

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện tại trên thị trƣờng viễn thông chỉ có 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng có hạ tầng, bao gồm: VNPT, Viettel, FPT, HanoiTelecom, SPT, EVN. Các NCC còn lại hoạt động kinh doanh với non-insfra, chỉ mua buôn với mức giá rất thấp sau đó cung cấp lại cho ngƣời sử dụng cuối cùng. Vì vậy, việc kinh doanh Internet không mất chi phí đầu tƣ và thu hồi nhanh đang khiến cho hàng chục DN đang chờ cấp phép kinh doanh dịch vụ Internet.

Ngoài ra, thị trƣờng còn tồn tại các NCC không hạ tầng nhƣng luôn có chính sách giá và hoa hồng tốt cho KH nhƣ CMC, VTC, HTC.

- Áp lực từ nhà cung cấp thiết bị

Đối với một dịch vụ đặc thù cần cung cấp thiết bị cho khách hàng nhƣ dịch vụ Internet băng thông rộng, việc giá thành đầu vào cao khiến khi cung cấp cho khách hàng sẽ làm tăng chi phí của dịch vụ ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh. Hiện trên thị trƣờng các nhà cung cấp thiết bị Mordem là khá nhiều do đó sức ép đến từ các nhà cung cấp thiết bị là không quá lớn.

- Áp lực từ khách hàng

Đối tƣợng khách hàng của dịch vụ Internet băng thông rộng là rất đa dạng từ tổ chức, doanh nghiệp đến các cá nhân.. Các sức ép chủ yếu nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng sẽ phải gặp phải là sức ép giảm giá, các dịch vụ Giá trị gia tăng đi kèm và hỗ trợ sau bán hàng nếu không sẽ đứng trƣớc nguy cơ khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

- Áp lực từ sản phẩm thay thế

Theo nghiên cứu của Nielsen, 62% ngƣời dùng sử dụng điện thoại thông minh để lƣớt web tại thị trƣờng Việt Nam. 42% ngƣời sử dụng điện thoại thông thƣờng muốn chuyển sang sử dụng smartphone trong năm 2013.

Hình 2.2 Dự báo số ngƣời dùng Internet 2007-2015

Nguồn:Nielsen -T8/2012 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop (nhiều ngƣời sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị).

Số lƣợng ngƣời truy cập Internet từ thiết bị di động tăng mạnh tại các thành phố lớn ( 26% năm 2010 lên 46% năm 2011 tại Đà Nẵng và 25% lên 61% tại Cần Thơ ).

Sự ra đời của Smartphone và Tablet đã thay đổi thói quen của ngƣời dùng Internet và hạn chế sự phát triển của các mạng công cộng sẽ ảnh hƣởng lớn tới thoái trào.

Số ngƣời dùng Internet di động tại Việt Nam là 19 triệu ngƣời, 35% số ngƣời dùng Internet di động truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại.

2.2.1.2. Yếu tố bên trong

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Hiện tại VDC vẫn đang áp dụng hệ thống quản lý theo chất lƣợng theo ISO 9001. Việc áp dụng hệ thống quản lý trên giúp cho VDC có thể:

 Giảm thiểu các chi phí vận hành - thông qua việc nhận diện các quá trình, phân bổ các nguồn lực tối thiểu cho các quá trình và thiết lập mối tƣơng tác hợp lý phù hợp với tổ chức, giữa các quá trình đó.

 Cải tiến các mối quan hệ nhà đầu tƣ - bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.

 Phù hợp luật pháp - bằng việc hiểu thấu các qui định, luật pháp tác động nhƣ thế nào lên tổ chức và khách hàng.

 Cải tiến việc quản lý rủi ro - thông qua việc nhận diện, truy tìm nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro và đƣa ra những hành động phù hợp với mô hình của tổ chức để loại bỏ chúng một cách có hiệu quả.

 Chứng minh khả năng uy tín của doanh nghiệp - bằng việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn đƣợc công nhận.

 Khả năng chiến thắng các doanh nghiệp khác đặc biệt khi các qui định mua hàng yêu cầu chứng nhận nhƣ điều kiện để cung cấp.

- Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Hiện tại nhân lực có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng tại VDC là 113 nhân sự với cơ cấu nhƣ sau:

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động tham gia cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng năm 2013

STT Chức năng nhiệm vụ Số lƣợng Tỷ trọng Trình độ

1 Nghiên cứu phát triển 20 17,70% Đại học

2 Bán hàng trực tiếp 15 13,27% Đại học

3 Bán hàng qua đại lý, viễn thông tỉnh 30 26,55% Đại học

4 Triển khai kỹ thuật 15 13,27% Đại học

5 Chăm sóc khách hàng 30 26,55% Đại học

6 Nhân sự quản lý trực tiếp 3 2,65% Sau đại học

Tổng cộng 113

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm internet băng thông rộng của công ty VDC (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)