2.1 Tổng quan về ngành hạt tiêu Thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu hạt tiêu của Thế giới
Hạt tiêu là một mặt hàng nông sản quan trọng trong xuất khẩu của thế giới. Theo đánh giá của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC), thƣơng mại hồ tiêu chiếm khoảng hơn 30% trong tổng lƣợng giao dịch các mặt hàng gia vị trên thế giới và nhu cầu về mặt hàng này trên thị trƣờng toàn cầu tƣơng đối ổn định.
*Về tình hình xuất khẩu tiêu thế giới:
Hiện nay có 9 nƣớc sản xuất hồ tiêu chính là Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và Madagascar. Trong đó, Ấn Độ, Brazil và Indonesia là những quốc gia sản xuất hồ tiêu chất lƣợng cao và ổn định về số lƣợng bởi các quốc gia này thực hiện tốt các khâu bảo quản, chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, trong khi đó hồ tiêu sản xuất ở Việt Nam chỉ đạt những thành tựu về số lƣợng, còn chất lƣợng mới đạt mức trung bình khá do chƣa chú trọng đến khâu chọn giống, bảo quản… Tuy nhiên chất lƣợng tiêu của Việt Nam cũng đƣợc cải thiện rất nhiều trong mấy năm gần đây. Từ năm 2001, Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới và giữ vững vị trí số một đến hiện nay.
Theo nghiên cứu, trên 70% sản lƣợng hồ tiêu trên thế giới đƣợc dùng cho hoạt động xuất khẩu, sản lƣợng tiêu thụ nội địa ở các quốc gia trồng tiêu thấp (nhƣ Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 5% tổng sản lƣợng tiêu), trừ Ấn Độ (sản lƣợng tiêu thụ tiêu nội địa của Ấn Độ chiếm khoảng 50% sản lƣợng) [36].
Về hình thức xuất khẩu: hồ tiêu trên thế giới đƣợc xuất khẩu chủ yếu theo 2
kênh là trực tiếp và trung gian. Những quốc gia yếu về khâu chế biến, bảo quản có thể xuất khẩu tiêu thô qua thị trƣờng trung gian nhƣ Trung Quốc, Singapore…để chế biến sau đó tái xuất sang thị trƣờng chính. Trƣớc đây, Việt Nam cũng nằm trong nhóm những nƣớc phải xuất khẩu tiêu thô sang thị trƣờng trung gian, nhƣng từ năm
2008, Việt Nam cũng nhƣ Ấn Độ đã trở thành nƣớc xuất khẩu tiêu xay lớn thứ 2 và thứ 3 trên thế giới do chú trọng đến công nghệ chế biến.
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu các nƣớc trên thế giới 2011 – 2012
Nguồn: Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC)
Ấn Độ là một quốc gia có truyền thống sản xuất tiêu lâu đời. Trƣớc năm 2000, Ấn Độ là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, tuy nhiên từ 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ nội địa về hạt tiêu của Ấn Độ tăng cao làm giảm sản lƣợng về xuất khẩu. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và với mục đích tái xuất để kiếm lợi nhuận, Ấn Độ đã nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ Việt Nam, Indonesia. Quan điểm phát triển của ngành hồ tiêu Ấn Độ là không tăng diện tích trồng tiêu mà tăng về sản lƣợng và giá trị gia tăng của các mặt hàng tiêu chế biến, chủ trƣơng xuất khẩu trực tiếp, không qua trung gian.
* Về tình hình nhập khẩu tiêu trên thế giới:
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên trồng tiêu chỉ phù hợp ở một số quốc gia (chủ yếu là các quốc gia đang phát triển) do đó các quốc gia nhập khẩu tiêu chủ yếu là các nƣớc phát triển. Các nƣớc nhập khẩu tiêu đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm
– thƣờng là tiêu xay -để sử dụng làm gia vị trong ngành công nghệ thực phẩm. Xu thế nhập khẩu tiêu ngày càng tăng do sự mở rộng tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn đòi hỏi tiêu là món gia vị quan trọng.
Các quốc gia nhập khẩu tiêu lớn trên thế giới là Mỹ, các nƣớc tây Âu (nhƣ Anh, Đức, Pháp, Italia,…), các quốc gia châu Á (nhƣ Nhật Bản, các quốc gia Trung Á..). Trong đó, Mỹ là thị trƣờng nhập khẩu tiêu lớn nhất thế giới với sản lƣợng nhập khoảng 60.000 – 70.000 tấn tiêu các loại. Sản lƣợng nhập khẩu tiêu của Mỹ cao gấp đôi so với quốc gia nhập khẩu nhiều thứ 2 thế giới là Đức (xem Hình 2.2). Năm 2013, các nƣớc xuất khẩu tiêu hạt nhiều nhất vào Mỹ là Indonesia, Việt Nam và Brazil là 20.380 tấn (35%) 18.544 tấn (32%) và 13.175 tấn (22%), chiếm thị phần 90% xuất khẩu tiêu hạt vào Mỹ. Về tiêu bột, Việt Nam (sản lƣợng xuất khẩu 4.838 tấn – 35% thị phần) và Ấn Độ (6.013 tấn – 43%) là những quốc gia đứng đầu về sản lƣợng xuất khẩu tại Mỹ [13].
Hình 2.2: Thị trƣờng nhập khẩu hạt tiêu thế giới giai đoạn 2010 – 2013 (tấn)
Nguồn: ITC