1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc gia và bài học cho
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc phân tích kinh hai quốc gia là Trung Quốc và Brazil cho thấy sự tăng trƣởng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản xuất phát từ các lợi thế vốn có và tạo ra các lợi thế mới trên cơ sở điều chỉnh phù hợp, đổi mới chính sách, áp dụng khoa học công nghệ và tăng vốn đầu tƣ vào thị trƣờng. Qua đó rút ra một số bài học cho sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam nhƣ sau:
- Xác định vai trò của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế: đây là một việc làm quan trọng, bởi Việt Nam xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp lâu đời, muốn đi lên công nghiệp hóa, xây dựng đất nƣớc phải lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển vững chắc, tích lũy vốn, kinh nghiệm, công nghệ cho quá trình đổi mới của đất nƣớc. - Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp theo định hƣớng xuất khẩu: Không chỉ coi nông nghiệp là sản xuất cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong nƣớc mà còn phải đẩy mạnh nông nghiệp theo định hƣớng xuất khẩu. Ƣu tiên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản có giá trị và năng suất tốt, nhất là các sản phẩm nông sản đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao và đa dạng hoá các sản phẩm (nhƣ kinh nghiệm của Brazil).
- Tuy nhiên muốn xuất khẩu thành công, phải thực hiện các nhóm giải pháp hỗ trợ đồng bộ nhƣ: cải tạo các giống sản phẩm có giá trị cao, đánh giá đúng nhu cầu của thế giới, đầu tƣ các vùng sản xuất chuyên canh, tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu… Đặc biệt, trong bối cảnh là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đồng nghĩa đã tham gia vào một cuộc cạnh tranh không còn bảo hộ sản xuất nông nghiệp, vì vậy, cách để tồn tại và phát triển là tự phát huy những ngành có lợi thế so sánh. Cần có những Hiệp hội chuyên về quản lý sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu đảm bảo các quy định của WTO.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thƣơng mại: đổi mới toàn bộ các khâu từ sản xuất, chế biến, tiếp thị sản phẩm theo định hƣớng xuất khẩu bền vững. Xúc tiến các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản có chất lƣợng ra thị trƣờng thế
giới qua các cuộc thi, các kênh truyền thông hay tại các hội chợ quốc tế nhƣ chính sách Brazil đã thực hiện đối với cà phê.
- Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp nhƣ cải thiện các hệ thống quản lý và chính sách cũ đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng trong khuôn khổ WTO, điều chỉnh các quy định và hệ thống hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của thời đại mới nhƣ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh, đồng bộ các chính sách marketing, giá sản phẩm, thuế, các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu….và có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn và mục tiêu nhƣ kinh nghiệm của Trung Quốc.
- Tăng cƣờng cập nhật các kênh thông tin theo hƣớng chính xác, cập nhật thực tế và các dự báo về thị trƣờng tới các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất – xuất khẩu nông nghiệp, đặc biệt là ngƣời nông dân.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO