Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 52 - 58)

2.1 Tổng quan về ngành hạt tiêu Thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Nhận thức đƣợc vai trò của ngành sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, với những ƣu thế về tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, và nguồn nhân lực trong nông nghiệp đông đảo, ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, Chính phủ đã chủ trƣơng xây dựng và phát triển ngành hàng hồ tiêu trở thành một mặt trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

2.2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trong nước

Quy mô sản xuất và nhu cầu của thị trường Việt Nam đối với hồ tiêu: Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2005, diện tích trồng tiêu của Việt Nam đã đạt khoảng 50.000 ha, với sản lƣợng thu hoạch đạt 77.000 tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu của Việt Nam không cao, chỉ khoảng 5% tổng sản lƣợng hạt tiêu sản xuất ra, tƣơng đƣơng khoảng 5.000 tấn/năm(xem Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Diện tích và sản lƣợng trồng tiêu Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (1000 ha) 27,9 31,6 47,9 50,5 50,8 49,1 Sản lƣợng (1000 tấn) 39,2 44,4 46,8 68,5 73,4 77,0

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo các tỉnh về SX & XK của Bộ Công thƣơng 2006

Về cơ sở sản xuất và xuất khẩu: số lƣợng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và xuất khẩu chƣa đến 50 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và tham gia vào cả quá trình chế biến – đóng gói- xuất khẩu với quy mô từ 5.000 – 10.000 tấn/năm.

Tỷ lệ hồ tiêu xuất khẩu trực tiếp không qua chế biến ở nhà máy (xuất khẩu hạt tiêu thô) chiếm khoảng 55 – 60% tổng lƣợng xuất khẩu, đây là một trong những lý do khiến hồ tiêu Việt Nam bị ép giá trên thị trƣờng thế giới.

2.2.1.2 Tình hình xuất khẩu tiêu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Quy mô xuất khẩu

Trong giai đoạn 2000 – 2004, tổng lƣợng giao dịch hồ tiêu của toàn thế giới dao động trong khoảng từ 273 nghìn tấn (năm 2000) đến 314 nghìn tấn (năm 2002) – xem Bảng 2.5. Từ năm 2001, Việt Nam đã vƣơn lên trở thành nƣớc có sản lƣợng xuất khẩu tiêu cao nhất thế giới, với khoảng cách biệt về số lƣợng ngày càng tăng so với các quốc gia xuất khẩu khác. Ngoài các quốc gia sản xuất và xuất khẩu truyền thống nhƣ Việt Nam, Indonesia, Brazil… còn một số quốc gia nhập khẩu hồ tiêu thô để chế biến và tái xuất với giá trị cao hơn nhƣ Singapore, Hà Lan và Đức.

Bảng 2.5: Khối lƣợng hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới giai đoạn 2000 – 2006 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng lƣợng(tấn) 273.081 284.603 314.336 295.453 295.006 265.831 337.559 Các nƣớc sản xuất 173.022 199.234 232.616 228.107 230.625 233.806 265.475 Việt Nam 36.465 56.506 78.155 74.639 98.494 109.000 116.670 Indonesia 63.938 53.291 53.210 60.596 45.760 34.521 38.141 Brazil 20.385 36.585 37.531 37.940 40.529 38.492 42.301 Malaysia 22.730 24.929 22.661 18.672 18.206 18.017 16.610 Ấn Độ 22.388 22.618 24.225 19.423 14.049 20.435 30.731 Sri Lanka 4.855 3.161 8.225 8.240 4.853 8.235 8.192 Madagascar 588 635 880 1.030 1.237 1.230 1.996 Trung Quốc 976 606 4.770 3.760 3.529 2.491 10.145 Thái Lan 620 437 639 500 1.396 1.385 689

Nguồn: tổng hợp số liệu từ IPC và ITC

Mức tăng sản lƣợng và thị phần xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới đạt đƣợc chủ yếu nhờ việc tăng năng suất và diện tích. Năng suất tiêu trung bình hơn 2 tấn/ha và thuộc nhóm có năng suất cao trên thế giới. Hình 2.4 cho thấy năm 2006, Việt Nam chiếm 47% thị phần hạt tiêu trên thế giới với lƣợng xuất khẩu 116.000 tấn, gấp gần 3 lần thị phần của Brazil (42 ngàn tấn chiếm 17% thị phần), gấp hơn 4 lần Indonesia (33 ngàn tấn chiếm 13% thị phần) và 5 lần Ấn Độ (24,5 ngàn tấn chiếm 10% thị phần).

Hình 2.4: Thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới năm 2006

Nguồn: IPC

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

Trƣớc khi trở thành thành viên WTO, sản lƣợng xuất khẩu của hạt tiêu Việt Nam thấp, trong đó, trƣớc năm 2003, Việt Nam chỉ xuất khẩu tiêu hạt (tiêu thô) do công nghệ chế biến tiêu xay không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Từ năm 2003, nhận thức đƣợc giá trị xuất khẩu của tiêu xay, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu ra thế giới với số lƣợng tăng lên nhanh chóng từ 496 triệu đô la tiêu xay (2003) lên đến 3.986 triệu USD (năm 2006) – xem Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006

Đơn vị: triệu USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị XK tiêu hạt 91.239 109.689 104.569 149.552 151.538 186.515 Giá trị XK tiêu xay 0 0 496 2.542 229 3.986

Tổng giá trị xuất

khẩu 91,239 109,689 105.065 152.094 151.767 190.501

Do lợi thế về sản lƣợng và mức giá rẻ của hồ tiêu Việt Nam nên nhiều quốc gia đã chú trọng nhập khẩu tiêu của Việt Nam thay cho các nguồn khác, điển hình là Mỹ và Đức.

Đối với mặt hàng tiêu đen: Việt Nam đã đánh bật vị trí của Brazil, Ấn Độ và Indonesia tại thị trƣờng Đức và Mỹ. Tại Đức, lƣợng tiêu đen nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng gấp 3 lần (từ 3,2 ngàn tấn năm 2001 lên 10 ngàn tấn năm 2005), tại Mỹ, lƣợng tiêu đen từ Việt Nam tăng từ 5,3 ngàn tấn năm 2001 lên 18,2 ngàn tấn năm 2005. (Bảng 2.7).

Đối với mặt hàng tiêu trắng: từ chỗ không có thị phần tại Mỹ, đến năm 2002, lần đầu tiên tiêu trắng Việt Nam đã có mặt tại Mỹ với sản lƣợng là 3 tấn và tăng gần 120 lần vào năm 2003 (sản lƣợng 359 tấn), trở thành nƣớc có khối lƣợng nhập khẩu vào Mỹ lớn thứ 2 sau Indonesia vào năm 2006 và bỏ xa các đối thủ khác (Bảng 2.7).

Đối với mặt hàng tiêu dạng bột: sản lƣợng của Việt Nam có tăng nhƣng không có đột biến do công nghệ chế biến kém và nhu cầu xuất khẩu sớm để quay vòng vốn của doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 2.7: Thay đổi trong thị phần nhập khẩu tiêu của Mỹ giai đoạn 2001 – 2005

Đơn vị: tấn

Quốc gia xuất khẩu 2001 2002 2003 2004 2005 Tiêu đen nguyên hạt

Việt Nam 5.302 12.575 11.888 16.786 18.260 Indonesia 19.606 13.638 16.370 13.210 13.502 Brazil 11.699 11.300 13.792 15.606 13.935 Ấn Độ 7.998 7.407 4.950 2.039 3.828 Malaysia 2.957 3.213 1.416 97 144 Tổng lƣợng nhập khẩu tiêu đen của Mỹ

Tiêu trắng nguyên hạt Indonesia 5.807 6.559 4.567 4.034 4.134 Việt Nam 0 3 359 1.527 1.785 Brazil 48 18 198 472 460 Ấn Độ 123 184 155 156 177 Malaysia 120 103 224 192 192 Tổng lƣợng nhập khẩu tiêu trắng của Mỹ 6.365 7.207 6.758 7.290 4.982 Tiêu dạng bột Ấn Độ 1.012 764 1.754 2.518 3.110 Indonesia 618 691 767 416 585 Trung Quốc 467 314 264 277 330 Brazil 2 128 103 962 1.084 Việt Nam 0 0 23 145 181 Tổng lƣợng nhập

khẩu tiêu bột của Mỹ 2.615 3.431 5.938 7.776 7.494

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA

Cơ cấu các thị trường xuất khẩu

Thị trƣờng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tục đƣợc mở rộng. Năm 2002, Việt Nam chỉ xuất khẩu tiêu đến 30 nƣớc, đến năm 2005, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 51 thị trƣờng ở các châu lục trên thế giới và năm 2006 là 53 thị trƣờng. Các thị trƣờng xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam là Châu Âu và châu Á, trong đó thị phần xuất khẩu vào châu Âu (thị trƣờng yêu cầu cao về chất lƣợng) chiếm 40% (năm 2005 và 2006), khẳng định vị thế ngành hồ tiêu Việt Nam đã đƣợc nâng cao (Hình 2.5).

Hình 2.5:Thị phần xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006

Nguồn: Báo cáo Đánh giá Chất lượng và Thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam - Tôn Nữ Tuấn Nam - Tháng 2, 2008

Các quốc gia nhập khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam là Mỹ, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, các Tiểu Vƣơng quốc Ả Rập Thống nhất… trong đó sản lƣợng xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất, đạt 17.515 tấn tƣơng đƣơng hơn 29 triệu USD (chiếm 15,45% tổng lƣợng xuất khẩu và 16,12% giá trị xuất khẩu), đứng thứ 2 là Đức (chiếm 8,5% lƣợng xuất và 9,9% tổng kim ngạch); Hà Lan (7,7% lƣợng xuất và 8,1% tổng kim ngạch) [25].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)