3.2.3.1 Tăng cường kết nối với các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
Doanh nghiệp – doanh nghiệp: các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tiêu cần có sự liên kết chặt chẽ, chia sẻ thông tin để đảm bảo đạt đƣợc lợi ích chung cao nhất, cùng đƣa ra dự báo chính xác nhất về biến động thị trƣờng, bảo vệ quyền lợi chung trƣớc các doanh nghiệp nhập khẩu nƣớc ngoài…
Doanh nghiệp – Hộ nông dân trồng tiêu: các doanh nghiệp trong nƣớc phải thiết lập sự gắn bó thƣờng xuyên với ngƣời nông dân trồng tiêu để đảm bảo sự ổn định của nguồn cung đầu vào của quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp có thể tự chủ động xây dựng phƣơng án thu mua hồ tiêu trực tiếp tại các vƣờn trồng tiêu hoặc xây dựng các trạm thu mua cố định tại các vùng canh tác tiêu trọng điểm nhƣ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, …để ngƣời dân có thể chủ động mang tiêu đến bán, hoặc kết hợp với các hợp tác xã tại địa phƣơng để cử nhân viên đã đƣợc đào tạo có kinh nghiệm đến giám sát hoạt động thu mua nhằm đảm bảo chất lƣợng hồ tiêu giao dịch, giảm giá mua tiêu so với mua qua thƣơng lái, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình thu mua nhanh chóng, để chuyển tiếp sang khâu chế biến và xuất khẩu.
3.2.3.2 Chủ động tăng cường nghiên cứu và xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài
Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và VPA, các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu tiêu Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và xúc tiến các hoạt động thƣơng mại để mở rộng thị trƣờng thế giới nhƣ tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng từng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, chào hàng, tham gia các hội chợ thƣơng mại để giới thiệu sản phẩm.
Xây dựng các website của doanh nghiệp bằng tiếng Anh để các khách hàng quốc tế có thể chủ động tìm hiểu thông tin, tạo dựng hình ảnh tin cậy để đẩy mạnh việc xuất khẩu hạt tiêu.
Nghiên cứu và định hƣớng thị hiếu của từng thị trƣờng, xác định thị trƣờng mục tiêu để xây dựng các sản phẩm hạt tiêu khác nhau, đáp ứng yêu cầu VSATTP do thị trƣờng đó đề ra, phát triển các loại hạt tiêu phù hợp thị hiếu riêng biệt của từng quốc gia nhập khẩu.
3.2.3.3 Nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp
Để nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, doanh nghiệp cần phát triển và hoàn thiện nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhân lực và công nghệ.
Về nhân lực: doanh nghiệp cần tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn do Bộ, Ban, Ngành tổ chức. Doanh nghiệp cũng cần thƣờng xuyên tổ chức đoàn đi điều tra, khảo sát thị trƣờng hạt tiêu nƣớc ngoài để nghiên cứu thị trƣờng, trao đổi công nghệ, mở rộng đối tác.
Về công nghệ sản xuất: trong bối cảnh yêu cầu về chế biến, bao bì và VSATTP ngày càng cao, doanh nghiệp cần tự trang bị, cập nhật các công nghệ và dây chuyền hiện đại trong chế biến, rang xay, đóng gói để sản xuất các sản phẩm hạt tiêu đảm bảo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc đầu tƣ công nghệ sản xuất hiện đại giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng xuất khẩu trực tiếp sang các quốc gia tiêu thụ, không qua nƣớc trung gian, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thƣơng mại cao nhất.